Bỏ trần lãi suất huy động - giải pháp hợp lý đầu tiên của CP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duckwater, 17/05/2008.

3385 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 06:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1380 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Bỏ trần lãi suất huy động - giải pháp hợp lý đầu tiên của CP

    Bỏ trần lãi suất huy động

    Tại cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia chiều 15-5, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bỏ trần lãi suất huy động để trả lãi suất về thị trường.

    Báo NLĐ đã trao đổi với TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên hội đồng, về vấn đề này

    - Phóng viên: Thưa ông, quyết định bỏ trần lãi suất huy động lúc này nhằm mục đích gì?

    - TS Cao Sỹ Kiêm: Chính phủ đã quyết định bỏ trần lãi suất để trở lại lãi suất cơ bản. Lý do là vừa rồi lãi suất đang xa rời nguyên tắc thị trường, thậm chí có những yếu tố vi phạm luật. Cách điều hành lãi suất đó khiến tiền vào ngân hàng ít, tiền cho vay cũng hạn chế, đe dọa tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM). Lãi suất thấp không hấp dẫn người gửi nên không rút được lượng tiền cần thiết trong lưu thông để chống lạm phát, đồng thời còn tạo nghịch lý: Lãi suất lên kịch trần nhưng lãi suất tiền gửi ngắn hạn đẩy lên cao, lãi suất gửi dài hạn lại thấp hơn. Cả ngân hàng, doanh nghiệp (DN) đều không biết lãi suất sẽ đi đến đâu để có đối sách phù hợp. Việc bỏ trần nhằm đem lại ba lợi ích: Thứ nhất, NHTM căn cứ khả năng trên thị trường để quy định lãi suất huy động; DN căn cứ vào giá (lãi suất cho vay) để tính toán việc vay vốn đầu tư. Điều này sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế. Thứ hai, Nhà nước không phải điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, không đẩy các NHTM vào tình thế vi phạm luật vì cho vay nặng lãi. Thứ ba, sẽ tạo cơ sở để có lãi suất thực dương.

    - Theo ông, lãi suất ngân hàng có thể thực dương ngay được không?

    - Vấn đề này do thị trường điều chỉnh, không thể bỏ trần là có lãi suất thực dương ngay nhưng chắc chắn sẽ dần dần thoát khỏi tình trạng thực âm như hiện nay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ quyết định lãi suất cơ bản dựa theo 3 căn cứ: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng; lãi suất các nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất trung bình của một số ngân hàng. Nhưng NHNN cũng phải phán đoán cung cầu vốn để tính toán đưa lãi suất cơ bản theo hướng nâng lên hoặc hạ xuống cho phù hợp.

    - Liệu có xảy ra cuộc đua lãi suất như nhiều ý kiến đã lo ngại?

    - Không thể đua được vì NHNN đã quy định lãi suất cơ bản rồi. Anh đẩy lãi suất huy động lên cao quá thì phải cho vay cao lên, như thế vừa phạm lỗi vượt lãi suất cơ bản vừa không thu hút được DN vay vốn. Ngân hàng yếu kém thường phải huy động cao để cạnh tranh nhưng về lâu dài phải nâng trình độ lên mới trụ được.

    - Cơ quan chức năng có đặt ra các tình huống có thể xảy ra khi bỏ trần lãi suất để đề ra biện pháp ứng phó, thưa ông?

    - Chính phủ cũng đã lường trước một số tình huống. Đó là khả năng lãi suất cho vay bị đẩy lên cao, DN không chịu được. Đây là điều mà cả người cho vay và người đi vay phải tính toán rất chặt chẽ. Một vấn đề nữa là sẽ có một số ngân hàng không trụ được, nhất là đối với các ngân hàng nông nghiệp vừa chuyển lên đô thị chưa có khách hàng, chưa có nhân sự mà đòi hỏi về vốn lại quá lớn. Như thế sẽ dẫn đến khả năng một số ngân hàng nhỏ phải sáp nhập để tồn tại.

    - Theo ông, mức cho vay hơn 20% là tất yếu khi bỏ trần lãi suất?

    - Tính toán sơ bộ cho thấy lãi suất huy động sẽ ở mức khoảng 13%-14%/năm và như thế là bảo đảm thực dương. Lãi suất cho vay cao nhất sẽ từ 19%-21%/năm. Giảm lãi suất tức là bao cấp, không thể giảm xuống được. Thực tế này buộc phải chấp nhận.

    Ba phương án cho lãi suất cơ bản

    Hôm nay (17-5), NHNN tổ chức họp báo về triển khai công tác ngân hàng trong thời gian tới.

    NHNN đang xem xét 3 phương án điều hành lãi suất cơ bản trong tháng 6-2008. Phương án 1: 14,93%/năm; mức lãi suất cho vay cao nhất của tổ chức tín dụng là 22,4%/năm. Phương án 2: Lãi suất cơ bản trong điều kiện thắt chặt tiền tệ là 12,41%/năm; lãi suất cho vay cao nhất của các tổ chức tín dụng là 18,62%/năm. Phương án 3: Lãi suất cơ bản là lãi suất bình quân huy động đầu vào của các NHTM, sau khi đã tính chi phí dự trữ bắt buộc và dự trữ vốn để thanh toán, cộng với chi phí quản lý. Theo đó, mức lãi suất cho vay cao nhất 20,9%/năm. Bên cạnh đó, NHNN đề nghị chỉ xác định và công bố lãi suất cơ bản bằng VNĐ.

    NLD
  2. duongcondai

    duongcondai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Đã được thích:
    14
    Hiện nay thị phần của khối NH CP sắp gần đuổi kịp khối NHQD. Mà NHCP sinh ra và lớn lên trong Thị trường, nên rất dị ứng với các biện pháp hành chính. Các B.pháp HC chỉ giết chết các NHCP. Mong NHNN hãy dùng những b. pháp nhẹ nhàng và hết sức từ từ, điều chỉnh từng tí một. Để nuôi khối NH này.
  3. cdoivanthe

    cdoivanthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    4.933
    Chính sách đúng đấy cho bọn nó tự điều tiết giỏi lắm bọn nó chỉ dám huy động lên hơn chút so với bây giờ. Huy động cao quá ko cho vay đầu tư đc chết sặc gạch.
  4. laocong

    laocong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có đi vay chơi CK, vàng và BĐS mới dám vay theo lãi suất trên trời 20%. Nếu không, cũng chỉ những người vay nhập khẩu hàng hoá với mánh khóe riêng mới tìm đưọc lợi nhuận từ tiền vay có lãi suất cao như thế.

    Ai mà vay đầu tư sản xuất với lãi suất đó mà làm có lãi, em phục sát đất. Nếu sản xuất xuất khẩu, thì còn có hy vọng có ăn, vì tỷ giá đang tăng, còn sx trong nước chỉ có mà chết.

    Cuối cùng, việc tăn lãi suất cũng chỉ để cứu NH nâng cao tính thanh khoản thôi. Sản xuất chắc sẽ chết dưới quả đấm này.

    Các bác sẽ hy vọng gì từ BCKQKD quý 2. quý 3 của các cty niêm yết?
  5. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Thế bác nghĩ là DN bây giờ đang vạy được với lãi suất dưới 20% à.
    Tác dụng quan trọng nhất của việc bỏ trần lãi suất là khơi thông kênh dẫn vốn của nền kinh tế, mấy tháng nay đang bị bóp nghẹt. Điều này sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt.
  6. xiclohoavien

    xiclohoavien Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Đã được thích:
    6.300
    Vote cho chính phủ 1 sao (^_^)...một bước sữa sai kịp thời.....
  7. phanvu2008

    phanvu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Đã được thích:
    0
  8. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Nếu CP mạnh dạn thực hiện tiếp các giải pháp hợp lý tiếp theo như mở cửa thị trường tiền tệ (tăng room ngân hàng, nới lỏng điều kiện bán cổ phiếu ngân hàng cho các đối tác nước ngoài...), nới biên độ giao dịch trên thị trường chứng khoán... thì các bác có thể yên tâm lôi tiền, vàng đang cất dưới chiếu ra để tìm cơ hội đầu tư được rồi đấy.
  9. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Bỏ trần lãi suất, điều tiết bằng luật?



    n Minh Đức


    Nhiều khả năng lãi suất huy động VND sẽ bỏ cơ chế trần, chuyển sang điều tiết bằng luật định hiện hành.

    Những ngày cuối tuần, liên tiếp những cuộc họp quan trọng giữa Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Ngân hàng Nhà nước và cả lãnh đạo Chính phủ liên quan đến trần lãi suất huy động hiện nay.

    Tính đến thời điểm này, trần lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại vẫn tuân thủ theo mức 12%/năm đặt ra tại Công điện số 02 ngày 26/2/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là mức trần thỏa thuận giữa các thành viên trong VNBA, thực hiện từ ngày 29/4 vừa qua.

    Tuy nhiên, với thực tế biến động lãi suất thời gian qua, từ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bỏ trần lãi suất huy động, những cuộc họp trên đã đề cập đến khả năng trả lãi suất về với thị trường, được điều tiết bằng các công cụ sẵn có của Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Thông tin cụ thể về những cuộc họp trên chưa được công bố. Dự kiến có thể được thông báo cụ thể tại cuộc họp báo 10h sáng ngày 17/5 của Ngân hàng Nhà nước.

    Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết nhiều khả năng trần lãi suất huy động VND sẽ được gỡ bỏ; thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng các công cụ điều tiết là các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu?

    Đi cùng với khả năng bỏ trần, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại sẽ được điều hành chủ động hơn, nhưng được gián tiếp điều tiết ở mức khống chế lãi suất cho vay đầu ra.

    Cụ thể, theo Điều 476, Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố theo từng thời điểm. Sau khi bỏ trần, quy định này sẽ được tôn trọng và là chuẩn mực để điều tiết lãi suất huy động trên thị trường.

    Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ lãi suất cơ bản, điều chỉnh tương ứng với quy định trên để gián tiếp tạo mặt bằng lãi suất hợp lý trên thị trường. Theo hướng này, nhiều khả năng lãi suất cơ bản sẽ được tăng lên trong thời gian tới, bởi thực tế đã có lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản; hoặc ngược lại, lãi suất cơ bản sẽ giảm, gián tiếp kéo lãi suất cho vay trên thị trường xuống (điều này khó xẩy ra).

    Đón đầu khả năng trên, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng những ngày gần đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Lãi suất theo tuần tại thị trường này đã giảm từ 24%/năm xuống còn 19%/năm; lãi suất qua đêm còn khoảng 20%/năm.

    Nguyên nhân được xét đến ở sự chờ đợi khả năng bỏ trần, các ngân hàng có thể huy động thuận lợi hơn từ các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp với lãi suất cao hơn trần 12%/năm như hiện nay nhưng thấp hơn nhiều so với các mức vừa qua trên thị trường liên ngân hàng; giảm bớt chi phí huy động vốn.

    Và nếu trần lãi suất được gỡ bỏ, dự báo lãi suất huy động của nhiều ngân hàng sẽ được điều chỉnh tăng (tất nhiên không thể "quá đà" bởi phải cân đối lợi nhuận với lãi suất cho vay đầu ra đã được điều tiết). Đây cũng là diễn biến hợp với định hướng thực hiện lãi suất thực dương.

    Vấn đề còn lại là khả năng căn theo diễn biến thực tế từng thời điểm của Ngân hàng Nhà nước để sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết nói trên.
  10. voppov

    voppov Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Đừng hỏi tại sao Mỹ khi gặp suy thoái lại giảm lãi suất xuống còn 2% nhé.

    Trong khi các bố nhà mình thì đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua lãi suất mới.

    Thế mới biết nước Mỹ tại sao nó lại mạnh như vậy.

    Em đùa đấy.



    Doanh nghiệp đi buôn hàng trắng may ra mới kiếm đủ tiền trả vạy ngân hàng.

Chia sẻ trang này