Bỏ trần lãi suất là ứng xử hợp đạo lý thị trường!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khanh39, 20/05/2008.

8556 người đang online, trong đó có 1140 thành viên. 15:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 176 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. khanh39

    khanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Đã được thích:
    77
    Bỏ trần lãi suất là ứng xử hợp đạo lý thị trường!

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa quyết định chấm dứt việc áp đặt trần lãi suất của các ngân hàng thương mại. Điều này có ý nghĩa gì, trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ và tín dụng, mà chính phủ đã thực hiện mấy tháng vừa qua với mục đích chống lạm phát?
    Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này qua phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội. Trước hết TS Nguyễn Quang A nhận định:

    TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ chính sách về tiền tệ để kiềm chế lạm phát là đúng hướng, nhưng biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước đây là hơi quá mạnh và còn thêm rất nhiều biện pháp bằng công cụ hành chính, bắt các ngân hàng thương mại mua tín phiếu rồi áp đặt trần lãi suất, tuy rằng chúng tôi luôn nói đặt trần lãi suất là không hay, rất tiếc là nó đã kéo dài một vài tháng. Nhưng đến ngày hôm qua 17/5 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức đã dẹp cái trần lãi suất và để cho lãi suất đi theo cơ chế thị trường.

    Tôi nghĩ đấy là nhà chức trách họ nhìn theo một hướng trúng giữa chừng họ có thể làm sai, rồi họ biết là sai nên họ sửa. Đấy là một thông điệp rất tốt cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. Tức là NHNN đã nhìn đúng hướng phải giải quyết vấn đề tiền tệ và tài chính, họ đã làm một vài việc hơi hấp tấp, và họ đã nhìn ra cái hấp tấp của mình và bây giờ chỉnh sửa. Cái đó phải ghi nhận là người ta cũng cầu thị.?
    Nam Nguyên: Thưa TS, từ nay các ngân hàng thương mại được tự quyền ấn định lãi suất tiền gởi cũng như lãi suất cho vay hay vẫn phải thông qua Hiệp hội Ngân hàng?
    TS Nguyễn Quang A: Từ ngày hôm nay, từ thứ Hai 19/5 trở đi họ ( ngân hàng thương mại) có thể tự do quyết định theo tính tóan của họ, chứ không còn bị áp đặt bởi Hiệp Hội hay bất kỳ ai khác.
    Nam Nguyên: Ông dự báo điều gì sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ ngân hàng sau ngày thứ Hai 19/5 ?
    TS Nguyễn Quang A: Điều chắc chắn là lãi suất tiền gởi sẽ tăng lên, lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên nhưng mà tăng lên không thể vựợt quá 150% của lãi suất cơ bản, NHNN đã thay đổi lãi suất cơ bản từ 7,5% lên 8,5%, và cách đây hai ngày NHNN đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 12%. Như vậy lãi suất cho vay cực đại có thể là 18% một năm, còn lãi suất tiết kiệm của người dân thì sẽ ít hơn mức đó một chút. Như thế nếu làm khéo thì sẽ huy động được tiền gởi của người dân và ngân hàng sẽ bớt khó về vấn đề thanh khoản; và tôi nghĩ là cách ứng xử như thế là hợp với đạo lý thị trường.
    Nhưng cũng phải cảnh báo rằng chuyện lạm phát, chuyện tiền gởi, chuyện lãi suất bị ảnh hưởng bởi tâm lý rất nhiều, chừng nào người dân còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng thì những biện pháp như thế là có hữu hiệu, chừng nào người ta ?~bỏ chạy?T đồng tiền thì biện pháp ấy không hữu hiệu. Tôi khuyên người dân nên tin vào chính sách ấy và đừng "bỏ chạy" đồng Việt Nam để đi mua vàng, mua đô la hay các đồng ngoại tệ khác. Bởi vì lãi suất tiền gởi khoảng 13%-15%, lãi suất cho vay khỏang 18% thì điều này phản ánh sơ bộ là đỡ hơn trước một chút.

    Nam Nguyên: Có nhiều người e ngại là kê toa không đúng liều lượng cao quá có khi lợi bất cập hại, nhất là cơ chế thị trường ở Viêt Nam chưa được hoàn chỉnh, ông nghĩ gì về điều này?

    TS Nguyễn Quang A: Cái đó thì hoàn toàn đúng chữa bệnh cũng thế thôi, uống thuốc quá liều người bệnh bị công thuốc mà chết là chuyện bình thường. Còn bây giờ bỏ trần lãi suất là để cho cuộc sống vận hành theo qui luật của cuộc sống thì đấy là đúng. Còn lúc mà bắt người ta phải mua tín phiếu hạn chế lãi suất bằng qui định trần lãi suất thì các biện pháp ấy mới là quá liều, chứ còn bây giờ nới ra để cho thị trường nó uyển chuyển tự điều chỉnh thì đây không phải là quá liều. Mà đấy là trả lại cho cuộc sống cái vốn có của cuộc sống thôi.
    Nam Nguyên: Như thế nền kinh tế Việt Nam đang dần dần đi theo hướng thị trường một cách tích cực hơn trước?

    TS Nguyễn Quang A: Tôi cũng không dám nói là như thế nhưng ít ra nền kinh tế thị trường của Việt Nam dần dần càng ngày càng phải đi theo cái qui luật của thị trường và điều này không ai có thể cưỡng lại được. Nếu làm theo cách làm như thế thì nền kinh tế Việt Nam có cơ phát triển, nói như thế không có nghĩa là Nhà nước không được phép can thiệp.
    Nước nào cũng thế Nhà nước nào cũng thế từ Tây Âu cho tới Mỹ nhà nước nào cũng can thiệp vào thị trường một cách mạnh mẽ , vấn đề là can thiệp như thế nào. Chính phủ Mỹ chính phủ Tây Âu cũng như chính phủ Việt Nam cũng là người mà đã là người thì có thể có sai lầm. Cái quan trọng là mình phát hiện ra có sai lầm và mình hiệu chỉnh thì đấy mới là cái quan trọng.

    Nam Nguyên: Ngoài chuyện biện pháp tiền tệ thấy cái sai vừa điều chỉnh, những giải pháp khác cũng cần phải nhìn ra những cái sai như thế?

    TS Nguyễn Quang A: Đúng như vậy từ chi tiêu của Nhà nước cho tới đầu tư của doanh nghiệp quốc doanh của các tập đòan quốc doanh cho đến chi tiêu hàng ngày của người dân thường, của các doanh nghiệp tư nhân cũng phải soi lại mình nhìn lại mình, mình chi vào việc gì, đề án nào, công việc kinh doanh nào, chỗ nào lợi thì chi chỗ nào không lợi thì đừng chi, và Nhà nước không thể làm thay cho một chục triệu hộ gia đình và một trăm ngàn doanh nghiệp. Hãy để cho một trăm ngàn doanh nghiệp và một chục triệu hộ gia đình họ tự tính toán nguồn thu chi; khả năng của họ làm được cái này không làm được cái kia họ tự quyết định.
    Trong quyết định này trong lúc khó khăn như thế này cũng phải chấp nhận rằng có thể một loạt doanh nghiệp sẽ phải phá sản. Theo tôi chuyện phá sản làm ăn thua lỗ là chuyện bình thường trong cuộc sống, làm gì có chuyện mọi doanh nghiệp làm ăn cứ lãi dài dài.

Chia sẻ trang này