Bói mò VNI nửa cuối tháng 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 9403, 11/05/2007.

7465 người đang online, trong đó có 1125 thành viên. 15:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 939 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. 9403

    9403 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Bói mò VNI nửa cuối tháng 5

    [​IMG]

    Nhìn vào biểu đồ, số tôi cũng ti toe đoán mò VNI đã thực sự ổn định và tăng trưởng ít nhất là đến cuối tháng 5. Trong quá trình tăng trưởng đó sẽ có các phiên điều chỉnh nhưng chỉ giảm chừng 30 điểm - 50 điểm là cùng. Thời điểm này rất an tâm, múc vào cực đẹp

    SRI cho thấy bên đầu tư đang chưa thực ổn định tâm lý nhưng múc vào một cách tăng dần
    SMA cho thấy đầu tư ngắn hạn tốt, và có vẻ như lịch sử tăng trưởng đang lặp lại
    MCAD cho thấy múc vào là tốt

    Số tôi ti toe đoán vậy - các bác thấy sao và dự đoán gì cho 2 tuần nữa
  2. 9403

    9403 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài hướng dẫn phân tích hay mà tớ siu tầm
    Nguồn: use mrbeam bên Taichinhvn.com.vn


    Các chỉ số trung bình động

    Các chỉ số trung bình động là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật ra đời sớm nhất và phổ biến nhất.

    Một chỉ số trung bình động là giá trung bình của một chứng khoán tại một thời điểm nhất định. Khi tính toán một chỉ số trung bình, cần phải xác định rõ thời gian để tính giá trung bình (ví dụ 25 ngày)

    Một chỉ số trung bình động ?ogiản đơn? được tính bằng cách cộng tất cả các giá của chứng khoán trong ?on? khoảng thời gian gần nhất rồi sau đó chia cho ?on?. Ví dụ, cộng giá đóng cửa của một chứng khoán trong 25 ngày gần nhất rồi sau đó chia cho 25. Kết quả thu được là giá trung bình của chứng khoán đó trong 25 ngày gần nhất. Công việc tính toán này phải được thực hiện cho từng thời kỳ trên biểu đồ.

    Cần lưu ý rằng sẽ không thể tính được một chỉ số trung bình động nếu không có được dữ liệu của ?on? khoảng thời gian. Ví dụ, không thể có được chỉ số trung bình động của 25 ngày nếu chưa đến ngày thứ 25.

    Khi chỉ số trung bình động là giá trung bình của một chứng khoán trong vòng 25 ngày gần nhất, nó thể hiện sự đồng nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư trong 25 ngày đó. Nếu giá chứng khoán cao hơn mức trung bình động của nó, điều này có nghĩa rằng kỳ vọng hiện tại của các nhà đầu tư (chính là giá cả hiện tại của chứng khoán) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt 25 ngày đó, và các nhà đầu tư đang ngày càng có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với chứng khoán đó. Ngược lại, nếu giá ngày hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại đó sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong 25 ngày.

    Cách giải thích kinh điển cho một chỉ số trung bình động là dùng nó để quan sát những thay đổi của giá chứng khoán. Các nhà đầu tư thường sẽ mua vào một chứng khoán khi giá tăng cao hơn mức giá trung bình động của nó và sẽ bán ra khi giá xuống thấp hơn mức đó.

    Các khoảng thời gian trong chỉ số trung bình động

    Khi dùng một chỉ số trung bình động trong 200 ngày gần nhất, các xu hướng về dài hạn thường được thể hiện khá rõ. Có thể dùng các phần mềm máy tính để tự động xác định số khoảng thời gian tốt nhất.

    Giá trị

    Giá trị của loại hệ thống chỉ số bình quân động này (tức là việc mua và bán khi giá biến động xung quanh giá trị trung bình động của nó) là ở chỗ chúng ta có thể luôn luôn ở phía ?ođúng? trên thị trường ?" giá cả không thể tăng quá cao so với mức trung bình của nó. Nhược điểm của nó là chúng ta sẽ luôn phải mua hay bán trễ. Nếu xu hướng không tồn tại trong một khoảng thời gian hợp lý, thường là dài gấp hai lần khoảng thời gian tính chỉ số trung bình động, chúng ta sẽ lỗ.

    Khối lượng.

    Khối lượng cổ phiếu giao dịch đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư.

    Các biểu đồ cổ phiếu cho thấy khối lượng thông qua đồ thị hình cột dưới các ô giá. Thông thường trong các biểu đồ này, các đường màu xanh chỉ các ngày giá lên và những đường màu đỏ là những ngày giá xuống. Các nhà đầu tư và kinh doanh có thể đánh giá được lãi mua và bán bằng việc theo dõi số lần giá lên xuống trong một đường và mức độ biến động của chúng so với những ngày giá biến động theo chiều hướng ngược lại thì như thế nào.

    Cổ phiếu mua vào với lãi cao hơn khi bán ra được gọi là đang trong trạng thái ?otích luỹ?, và ngược lại, trường hợp lãi khi bán ra cao hơn khi mua vào được gọi là đang trong quá trình ?ophân phối?. ?oTích luỹ? và ?ophân phối? thường dẫn tới sự biến động của giá cả. Hay nói cách khác, các cổ phiếu đang trong trạng thái tích luỹ thường sẽ tăng giá chỉ một thời gian ngắn sau khi hành vi mua bắt đầu. Và ngược lại, những cổ phiếu đang được lưu thông thường rớt giá một thời gian sau khi bán ra.

    Một cổ phiếu có thể hồi phục được hay không đòi hỏi sự tham gia ?onhiệt tình? của các nhà đầu tư. Khi sự hồi phục của một cổ phiếu không hấp dẫn được các nhà đầu tư mới thì nó sẽ rất dễ rớt giá. Các nhà đầu tư và kinh doanh sử dụng các tiêu chí như trạng thái cân bằng khối lượng để đánh giá số lượng người tham gia đang chậm lại hay tiến triển nhanh hơn các động thái của giá cả.

    Các cổ phiếu giao dịch thường ngày với một khối lượng trung bình. Khối lượng này có thể xác định được tính lỏng của các cổ phiếu đó. Nhà kinh doanh có thể rất dễ dàng mua và bán các cổ phiếu có tính lỏng cao. Những cổ phiếu không có tính lỏng cao đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn và thường không thể nhanh chóng loại bỏ ra khỏi một danh mục đầu tư. Những phép phân tích biểu đồ cổ phiếu không thể áp dụng cho cổ phiếu không có tính lỏng cao.

    Việc giá cổ phiếu gia tăng đột biến kéo theo một khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là có lợi cho sự tiếp tục biến động của giá cổ phiếu theo chiều hướng đó. Nhưng sau một thời gian dài tăng giảm, các cổ phiếu thường có một ngày có khối lượng giao dịch rất lớn, đạt mức đỉnh điểm. Trong những ngày này, người mua, hoặc người bán cuối cùng sẽ là những người được lợi nhất. Sau đó, giá trị của cổ phiếu đó sẽ thay dổi theo chiều hướng ngược lại vì sẽ không còn có đủ lượng người tham gia giao dịch để làm cho giá biến chuyển theo chiều hướng đó
    Mô hình và chỉ số

    Làm thế nào bạn có thể biến những đường vô tận biểu thị các dữ liệu trên biểu đồ thành một dạng logic mà không cần sự can thiệp của các thao tác kỹ thuật ? Các biểu đồ cho phép các nhà đầu tư và kinh doanh nhận biết hành vi giá cả thị trường cả trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở hợp lý cho việc dự báo cũng như đưa ra các quyết định khôn ngoan. Nó gần giống như công cụ trực giác, trái ngược với quan điểm của các nhà phân tích giá trị.

    Biểu đồ cổ phiếu có khả năng tác động tới các chức năng của cả hai bán cầu não về tư duy logic và tính sáng tạo. Quan điểm này đã gây tranh cãi trong giới phân tích đầu tư trong suốt thế kỷ qua.

    Dạng "nguyên thuỷ" của việc đọc các biểu đồ là phân tích mô hình. Phương thức này khá phổ biến qua các lý thuyết của Charles Dow và cuốn Technical Analysis of Stock Trends (viết ngay sau Chiến tranh thế giới II). Dạng hiện đại hơn là phân tích chỉ số, một phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả.

    Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá.

    Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD.

    Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả.

    Các chỉ số

    MACD (Moving Average Convergence/Devergence)

    Chỉ số MACD được tính toán bằng cách lấy một chỉ số trung bình trượt của giá chứng khoán trong 12 ngày gần nhất trừ đi chỉ số bình quân trượt của chứng khoán đó trong 26 ngày gần nhất. Kết quả thu được là một chỉ số giao động trên dưới 0.

    Khi MACD lớn hơn 0 có nghĩa là chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày là cao hơn chỉ số của 26 ngày. Đây là hiện tượng đầu cơ giá lên vì nó cho thấy rằng những kỳ vọng hiện tại về giá chứng khoán của các nhà đầu tư (ví dụ như chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày) có khuynh hướng đầu cơ giá lên nhiều hơn so với các kỳ vọng giá trước đó (chỉ số trung bình trượt trong 26 ngày). Điều này được hiểu là một sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung hoặc đường cầu. Khi MACD nhỏ hơn 0 có nghĩa là chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày gần nhất nhỏ hơn chỉ số trong 26 ngày và chỉ ra một sự dịch chuyển đi xuống của đường cung hay đường cầu.

    Một chỉ số trung bình trượt trong 9 ngày của MACD (không phải là của giá chứng khoán) thường được đánh dấu trên điểm cao nhất của đường MACD. Đường này được gọi là đường ?odấu hiệu?. Đường dấu hiệu dự đoán sự giao nhau của hai chỉ số trung bình trượt (tức là sự giao động của đường MACD theo hướng đường 0).

    Hãy xét đến nguyên lý của phương pháp này. Chỉ số MACD là chênh lệch giữa hai mức giá bình quân trượt. Khi một mức giá trượt trong ngắn hạn tăng cao hơn trong dài hạn (tức là MACD cao hơn 0), có nghĩa là các kỳ vọng của nhà đầu tư đang có khuynh hướng đầu cơ giá lên nhiều hơn (tức là có một sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung hay đường cầu). Có thể thấy rõ sự thay đổi kỳ vọng xảy ra bằng cách vẽ biểu đồ một mức bình quân trượt trong 9 ngày của MACD (sự dịch chuyển của đường cung hay cầu)
  3. sincere78ck

    sincere78ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác nói vậy, suy ra trong 10 ngày nữa mốc 1170 sẽ bị phá vỡ nhỉ?
  4. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    UP thôi các bác ơi. Đại gia Bảo Việt sẽ nâng đỡ để IPO Bảo Việt thành công. Chắc chắn nửa cuối tháng 5 sẽ UP còn tháng 6 thì kệ xác, đại gia nào típ tục IPO thì đi mà kéo thị trường lên. Hê Hê
  5. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    E chỉ đoán dc 10 phiên tiếp theo sẽ up...
    Còn sau đó thì phụ thuộc vào cuộc đấu của Bảo Việt và các đại gia khác!!! TT sẽ đi theo kẻ chiến thắng. Rất có thể cuối tháng 5 lại về 970
  6. 9403

    9403 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Đoán HO ngày mai (14/05/07) tăng nhẹ 7-10 điểm, HA tăng mạnh
  7. 9403

    9403 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Đã được thích:
    0
    ặc ăc, hai phiên giảm rồi lại tăng. Tâm lý đã vững vàng thẳng tiến đên 1150 cho đến cuối tháng này

Chia sẻ trang này