'bơm' gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế ngành nào hưởng lợi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanhphong2012, 26/11/2024 lúc 10:28.

6628 người đang online, trong đó có 836 thành viên. 12:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 58 người đang xem box này (Thành viên: 13, Khách: 45):
  2. Firstroad,
  3. SuSu2608,
  4. johnvu1012,
  5. suti2017,
  6. Camontinhyeu,
  7. Tsuy,
  8. Nguyen_Tien_Sy_85
Chủ đề này đã có 542 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    915
    Sắp 'bơm' gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế
    NGỌC MAI
    16:09 25/11/2024
    Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng.
    "Thúc" tăng trưởng tín dụng cuối năm

    Ông Nguyễn Khắc Duy - Phó giám đốc Công ty Chơn Chính, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo - cho biết, lượng đơn hàng năm nay của doanh nghiệp tăng 200% nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu. Đơn hàng tăng nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng theo. May mắn là 2 ngân hàng mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đang giảm lãi suất cho vay từ 7%/năm xuống còn 5 - 5,5%/năm. Dự kiến doanh nghiệp tiếp tục vay thêm vốn để đầu tư máy móc, nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất.

    [​IMG]
    Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo có nhu cầu vay vốn hàng trăm tỷ vào cuối năm để mở rộng quy mô (ảnh: Ngọc Mai).
    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 2,5%/năm trong năm 2023; 10 tháng năm nay, lãi suất cho vay bình quân giảm tiếp 0,76%/năm so với cuối năm 2023. Hiện, các ngân hàng đang triển khai loạt gói tín dụng ưu đãi, cho vay lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm, với mức lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 4,5-6,5%/năm; lãi suất trung, dài hạn dưới 9%/năm.

    Để tăng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi quy mô lớn phục vụ mùa kinh doanh cuối năm với mức lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 4,5-6,5%/năm; lãi suất trung, dài hạn dưới 9%/năm.

    Cụ thể, Sacombank có gói tín dụng cho vay ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm với khách hàng doanh nghiệp, còn với khách hàng cá nhân lãi suất chỉ từ 5,5%/năm khi vay sản xuất, kinh doanh.

    ACB hiện dành khoảng 5.000 tỷ đồng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu.

    Agribank có gói tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp lĩnh vực nông thuỷ sản, chế biến và nhập khẩu nguyên phụ liệu đang có lãi suất chỉ từ 2,6%/năm cho kỳ hạn dưới 3 tháng…

    Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Agribank - cho rằng, từ cuối quý II, đầu quý III tín dụng cải thiện. Tại Agribank, so với 6 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng cao hơn nhiều cho thấy nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ tích cực hơn. Ngân hàng cố gắng đạt mục tiêu tối thiểu mà Ngân hàng Nhà nước giao.

    Tăng trưởng tín dụng sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP
    Theo đánh giá của các chuyên gia từ VPBanks, Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng cho các ngân hàng đạt từ 80% chỉ tiêu được cấp, dựa trên cơ sở điểm xếp hạng. Chính sách này sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc giành room tín dụng và thị phần, dẫn đến xu hướng lãi suất ưu đãi hơn, có lợi cho người đi vay.

    Về nguồn cung tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức tín dụng cung tín dụng. Nhà điều hành đã thực hiện nhiều giải pháp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các thủ tục cho vay vốn để có thể rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt hơn cho người dân, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bộ, các ngành liên quan để thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện tín dụng, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15% mà ngành ngân hàng đưa ra cho cả năm nay, hệ thống ngân hàng sẽ phải bơm ra nền kinh tế hơn 2 triệu tỷ đồng.

    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10, tín dụng đã tăng khoảng 10,08%. Con số này cao hơn so với mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy sẽ có gần 670.000 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế 2 tháng cuối năm nay.

    PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TPHCM - cho rằng, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cần phải hợp lý và không nên bằng mọi giá, đặc biệt là phải kiểm soát được lạm phát. Chuyên gia này cho hay, nếu 670.000 tỷ đồng chảy vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, có thể tạo ra tăng trưởng GDP vượt 6%.

    (Theo Báo Tiền phong)
    --- Gộp bài viết, 26/11/2024 lúc 10:34, Bài cũ: 26/11/2024 lúc 10:28 ---
    @Xuandoa múc em nào kiếm cành Đào đón tết =))
    XuandoaWanBes thích bài này.
  2. nguyenbinh82

    nguyenbinh82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2024
    Đã được thích:
    5
    TDH trần, múc nhanh kìa
    Xuandoathanhphong2012 thích bài này.
  3. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    915
    Bangkok Post: Việt Nam, Thái Lan sẽ là hai thị trường hưởng lợi lớn dưới thời ông Trump
    Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp của Thái Lan nhận định Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nước hưởng lợi lớn trong cách tiếp cận tăng thuế nhập khẩu của ông Trump, với chứng khoán dự kiến sẽ tăng điểm.

    [​IMG]
    Một công nhân tại nhà máy Honda ở tỉnh Prachinburi, Thái Lan - Ảnh: REUTERS

    Trả lời báo Bangkok Post, ông Win Phromphaet, chủ tịch điều hành tại Kasikorn Asset Management Company (Thái Lan), nhận định Thái Lan và Việt Nam sẽ nằm trong số "những nước hưởng lợi lớn nhất" khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

    Theo ông Win, thị trường chứng khoán Việt Nam và Thái Lan sẽ tăng khi ông Trump trở lại nắm quyền, trong khả năng ông sẽ áp thuế cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc.

    Thuế quan cao dự kiến sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư chuyển dịch khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và hướng tới hai quốc gia Đông Nam Á, ông Win nói thêm.

    Ông Win cho rằng chỉ số SET của Thái Lan có khả năng sẽ tăng 10% so với mức hiện tại, đạt khoảng 1.600 điểm vào một thời điểm nào đó trong năm sau.
    Dù không đưa ra dự báo chỉ số cho thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng ông Win khẳng định đây cũng là một trong những lựa chọn đầu tư hàng đầu của ông.

    Ông Win đưa ra dự đoán tích cực dành cho Thái Lan và Việt Nam dựa trên tiền lệ rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cổ phiếu ở Việt Nam và Thái Lan đã tăng vượt trội so với các cổ phiếu cùng loại ở các quốc gia Đông Nam Á khác.


    Theo đó, Thái Lan và Việt Nam là hai nước thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài và đã phát triển thành trung tâm sản xuất cho các ngành công nghiệp như ô tô và điện tử.

    Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu, ông Win nhận định thuế quan cũng sẽ có ảnh hưởng lên Việt Nam và Thái Lan, nhưng tin tưởng bối cảnh này sẽ mang lại nhiều mặt tích cực hơn tiêu cực.

    "Thái Lan và Việt Nam sẽ là những quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong khu vực nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất", ông Win nói.

    Nhận định về các thị trường đáng đầu tư để giảm thiểu tác động của chính sách thuế dự kiến dưới thời Trump 2.0, ông Jessada Sookdhis, giám đốc điều hành và nhà sáng lập nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số Finnomena (Thái Lan), gợi ý Mỹ, Ấn Độ và Việt Nam là ba thị trường phù hợp.

    Chia sẻ chung ý kiến, giám đốc Wasin Parithan của Công ty tư vấn Definit Investment Advisory Securities (một công ty con của Finnomena) cho rằng Ấn Độ và Việt Nam sẽ là những quốc gia hưởng lợi chính từ làn sóng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

    Cẩn thận hàng hóa Trung Quốc thâm nhập thị trường
    Trong khi đó, cũng có ý kiến lo ngại về việc hàng Trung Quốc đang tràn lan ở thị trường Thái Lan.

    Theo giám đốc Arm Tungnirun của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc (Đại học Chulalongkorn), Thái Lan hưởng lợi từ các vấn đề địa chính trị toàn cầu, cũng như việc di dời sản xuất từ Trung Quốc một phần sang Thái Lan nhằm tránh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

    "Tuy nhiên, chúng ta phải đối phó với các sản phẩm của Trung Quốc đang ngày càng thâm nhập vào thị trường trong nước", ông Arm nêu.

    Xuandoa thích bài này.
  4. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    915
    Chính phủ hối thúc giải ngân thêm 230 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trong hai tháng cuối năm
    Ánh Tuyết
    Chỉ còn 2 tháng nữa là hết hạn giải ngân vốn đầu tư công năm nay nhưng tình hình vẫn trì trệ. Theo báo cáo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 11/2024 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn đáng kể cùng kỳ...
    [​IMG]
    Để giải ngân vốn đầu tư công bằng được trên 95% kế hoạch Thủ tướng giao, trong hai tháng cần giải ngân thêm tối thiểu 230 nghìn tỷ đồng (tương ứng 35%).
    Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân ước 11 tháng thấp hơn cùng kỳ năm trước khi mà cùng kỳ năm 2023 đạt 59,4% kế hoạch và đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, ước giải ngân 11 tháng vốn ngân sách trung ương đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ năm 2023; tuy nhiên vốn ngân sách địa phương giải ngân còn thấp.

    Cũng theo Bộ Tài chính, hiện có 18 bộ, cơ quan trung ương và 40 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước, đó là: Đài truyền hình Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (100%), Ngân hàng Nhà nước (84,83%), Văn phòng Trung ương Đảng (93,65%), Đài tiếng nói Việt Nam (81,43%), Bộ Giao thông vận tải (72%); Long An (80,03%), Thái Bình (79,06%), Tiền Giang (77,6%), Ninh Thuận (77,46%), Hòa Bình (77,32%)...

    Tuy nhiên, vẫn còn 28 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, đến nay nhiều đơn vị giải ngân 0% là: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng *************.

    "Một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (2,1%), Ủy ban dân tộc (6,87%), Đại học quốc gia Hồ Chí Minh (11,85%), Đại học quốc gia Hà Nội (14,49%)… Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40% như: TP. Hồ Chí Minh (22,52%), Phú Yên (30,78%), Bắc Ninh (34,13%), Kiên Giang (34,31%)..."

    Báo cáo của Bộ Tài chính.

    Đến nay, một số khó khăn vướng mắc liên quan đến thể chế đã được các bộ, ngành tổng hợp trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét sửa đổi các luật tại kỳ họp Quốc hội khóa XV.

    Theo Bộ Tài chính, vẫn còn khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chưa được giải quyết dứt điểm như các vướng mắc về cơ chế chính sách; giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA... cần được các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư tích cực chủ động giải quyết để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

    Ngoài ra, một số địa phương như: Quảng Nam, Bình Phước, Hưng Yên, Tây Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn gặp khó khăn khi nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt được so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; một số địa phương còn đạt tỷ lệ thấp do đấu giá quyền sử dụng đất các dự án khối tỉnh chưa kịp thời huy động vào ngân sách nhà nước; ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã đã giao chi tiết kế hoạch vốn nhưng chưa có nguồn thu thực tế do vậy chưa có nguồn để bố trí và giải ngân cho các dự án đầu tư.

    Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, trong Công điện 115/CĐ-TTg 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tiếp tục đề cao trách nhiệm hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để giải ngân vốn đầu tư công phải đạt bằng được tỷ lệ trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

    Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục quán triệt đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội, xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. Vốn đầu tư công là nguồn vốn mồi dẫn dắt và thu hút, huy động các nguồn vốn khác trong xã hội cho đầu tư phát triển.

    Tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích có đủ điều kiện; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, kiểm kê và đẩy nhanh thi công các khu tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng để thi công.

    Trong Công điện 115/CĐ-TTg 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tiếp tục đề cao trách nhiệm hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để giải ngân vốn đầu tư công phải đạt bằng được tỷ lệ trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

    Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất; thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu phục vụ các dự án đầu tư công đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

    Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm tổ trưởng. Phân công lãnh đạo theo dõi, tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện công việc trong từng tuần, bám sát tiến độ thực hiện dự án, xử lý ngay các tồn tại, bất cập, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

    Chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định.

    Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, đơn vị đạt kết quả tốt trong giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.
    Xuandoa thích bài này.
  5. Giangdola

    Giangdola Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2020
    Đã được thích:
    6.220
  6. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    915
    GiangdolaXuandoa thích bài này.
  7. ntbcantho

    ntbcantho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2024
    Đã được thích:
    198
    Ngân hàng. Ck và bds sẽctawng mạnh
    Xuandoa thích bài này.
  8. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    915
    bank hết vị rồi, giờ bds , đ tư công thôi NBB, CII,DXG,HHV
    --- Gộp bài viết, 26/11/2024 lúc 11:01, Bài cũ: 26/11/2024 lúc 10:55 ---
    múc CII của Bình Bọ chờ mùa quýt hái quả =))
    GiangdolaXuandoa thích bài này.
  9. Xuandoa

    Xuandoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2014
    Đã được thích:
    163.179
    Mấy ngành nghề nói ở pic bắt đáy rồi đó, nhìn đại cục phải nhìn xa
    Cụ thấy nó ứng nghiệm với ngành nghề tôi nói chưa
    Giangdolathanhphong2012 thích bài này.
  10. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    915
    hôm bữa định bắt GEX giá 17.x mà tuột mất x đoá đang nắm GAS mà lái đánh phũ quá định táng múc CII đc ko x đoá =))
    --- Gộp bài viết, 26/11/2024 lúc 11:11, Bài cũ: 26/11/2024 lúc 11:10 ---
    thì mới hỏi Xdoa, kiếm cành đào :))
    Xuandoa thích bài này.

Chia sẻ trang này