1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bớt mặc để ăn và thực trạng nền Kinh tế Việt Nam hiện nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rose4love, 01/04/2008.

3427 người đang online, trong đó có 126 thành viên. 01:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 495 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Bớt mặc để ăn và thực trạng nền Kinh tế Việt Nam hiện nay

    Bớt mặc để ăn

    Rời siêu thị ra chợ mua sắm. Hoãn xây nhà. Bớt shopping. Cắt máy lạnh. Hạn chế điện thoại. Người dân đang làm mọi thứ có thể để gắng giảm mức "thất thoát" cho túi tiền trong thời buổi lạm phát, mà vẫn phải tranh thủ làm thêm kiếm chút đỉnh bù đắp chi tiêu.


    Tại chợ Nghĩa Phát, phường 7, quận Tân Bình TP HCM, chị Kiều Thị Minh Yến đứng tần ngần một lúc mới quyết định vào mua hàng. Chị Yến hạ quyết tâm sẽ chuyển hướng từ mua sắm trong siêu thị sang chợ bởi theo tính toán của chị, mua trong siêu thị phải tốn tiền gửi xe, giá bán thường cao hơn bên ngoài 3-10%.

    Mất khoảng 15 phút, trên tay của chị Yến đã nặng trĩu những bịch nilon đựng nào rau, thịt, cá. So với giá siêu thị, mỗi lần đi chợ bớt được khoảng 10.000-12.000 đồng.


    ?oTrước giờ, gia đình mình rất ít khi mua đồ ăn ngoài chợ, nhất là các chợ nhỏ vì sợ thực phẩm không vệ sinh, an toàn. Tuy nhiên, giá cả hiện nay đắt đỏ quá, đành phải cố gắng tập một thói quen mới. Miễn sao giảm bớt chi tiêu xuống được phần nào?, chị nói.

    Thời gian vừa qua, nhà chị đã thực hiện rốt ráo ?oba giảm? - giảm điện, nước, điện thoại. Từ lúc giá cả chợ búa tăng lên, ba mẹ chồng chị nhất định cự tuyệt không bật máy lạnh để tiết kiệm chi tiêu. Nhưng tiết kiệm khoản chi cho ăn uống mới là vấn đề lớn. Bão giá đánh trúng vào nhóm hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm, thử thách tài thích ứng của các bà nội trợ. Hàng loạt các chi tiêu cho bản thân và gia đình bị cắt giảm.

    Chị Thiên Kim, cán bộ giáo vụ của một trường cao đẳng tại TP HCM cho hay, ngoài những khoản chi tiêu liên quan đến ăn uống, sinh hoạt gia đình, những nhu cầu thiết yếu, chị không dám đụng đến bất cứ thứ gì. ?oTrước đây, mỗi khi có đám tiệc hay bạn bè cưới hỏi, mình thường ghé shop mua thêm chiếc đầm, đôi giày mới. Bây giờ mà làm thế chắc chắn là mang nợ thôi?, chị Kim than thở.

    Giá cả tăng cao khiến kế hoạch xây nhà của hai vợ chồng chị Kim phải tạm hoãn. Anh Hà chồng chị nói: "Nhu cầu nhà ở rất bức thiết song chúng tôi không dám đặt vấn đề vay tiền vì lãi suất ngân hàng tăng cao. Nói dại cứ nhắm mắt làm có khi vừa cất nhà xong đã phải rao bán để trả nợ?. Để đảm bảo đủ chi, từ sau Tết đến nay, anh Hà phải nhận sổ sách kế toán về làm đêm. Nhưng anh vẫn lo cứ đà tăng giá này, không biết bà con có tiếp tục chống chọi được.

    Bà Phạm Thị Hiền (tạp vụ một công ty trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7, TP HCM) nhẩm tính chi tiêu mỗi tháng cho 6 người trước đây vào khoảng 2-3 triệu đồng, giờ tăng lên 5 triệu vẫn thấy thiếu thiếu. Thành thử tuổi đã cao, bà Hiện vẫn phải nhận việc làm thêm để phụ giúp con cái. Công việc quét dọn cơ quan giúp bà Hiền kiếm thêm khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng.

    Giá các loại thực phẩm tăng quá nhanh đang làm vơi mâm cơm của không ít gia đình ở Hà Nội. Ở tuổi 65, đồng lương hưu của hai vợ chồng bà Bình cứ phải gồng mình chống chọi với giá cả.

    Lương không tăng, nên chị Trinh ở Từ Liêm không thấy thoải mái với việc giá mỗi kg cà chua lên tới 12.000 đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái. Đậu côve giá 12.000 đồng một kg, tăng 5.000 đồng. Các loại thịt gà, vịt ngan, bò cũng thi nhau niêm yết giá bán mới. Hiện 1kg thịt bò thăn đã lên tới 120.000 đồng, tăng 10.000 so với thời điểm Tết.

    Chiều qua, chị mua 1 lạng cua với giá 4.500 đồng, đến sáng nay, giá đã tăng lên 5.000 đồng. Chị thắc mắc thì được chủ hàng trả lời rằng, do nơi cung cấp nguồn hàng tăng giá khiến họ cũng buộc phải nâng giá bán. Nhà có hai con chuẩn bị thi chuyển cấp nên chị không dám cắt bớt khẩu phần ăn, sợ con không đủ chất.

    Trong bối cảnh lạm phát đã vào đến từng bữa ăn, lời kêu gọi tiết giảm chi tiêu của Thủ tướng *************** hôm 30/3 đã gây sự chú ý.

    Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội - cho rằng hiện nay thực phẩm, tiêu dùng đang chiếm tới 70% cơ cấu chỉ số giá CPI. Việc Chính phủ kêu gọi tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua sắm trong dân chúng là có lý. "Tuy nhiên, tiết kiệm chi tiêu chỉ là cái cuối cùng, bởi dân ta còn nghèo nên nhu cầu tiêu dùng ăn ở, mặc là nhu cầu tất yếu", ông Phong nhấn mạnh.

    Cụ Minh - cán bộ hưu trí tại phường Nam Đồng, Hà Nội cũng nhận thấy lời kêu gọi của Chính phủ về việc tiết kiệm tiêu dùng, nhiên liệu... đối với các cơ quan công sở, gia đình là cần thiết. Song với người dân, những gì tiết kiệm được họ đã tiết kiệm rồi.
  2. minhdungotc

    minhdungotc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Mai em cởi chuồng mặc quần đùi đi lên sàn ... ủng hộ chính sách tiết kiệm của CP.
  3. tranngoctu2k

    tranngoctu2k Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc bài này buổi trưa xong
  4. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Bác phải mặc đủ ấm, trời lạnh ốm thì lại tốn xiền thuốc men
  5. Mrxmen

    Mrxmen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Kêu gọi phải đi với hành động
    Kê khai phai đi đôi với công khai.

    Bất cứ vị trí nào ko hoàn thành nhiệm vụ phải yêu cầu từ chức nhường lại vị trí cho người có năng lực.
  6. dongtisot

    dongtisot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Chợ ''coi mắt'' cho trai Hàn

    Vén chiếc áo sơmi lên qua bụng nhưng Thủy vẫn tiếp tục nhận lệnh phải kéo cao hơn nữa. Người đàn ông Hàn Quốc ghé sát cặp mắt, sờ nắn khắp người, soi từng cái sẹo trên cơ thể khiến cô gái sợ sệt, co rúm người lại.
    > Gá thân mong đổi đời nơi xứ Hàn (kỳ 1) / Hàng chục cô gái thoát y để được lấy chồng ngoại

    5 ngày trước buổi "ra mắt" trên, Thủy (20 tuổi, quê ở Cà Mau) được một bà tên Tuyết vào tận nhà ngỏ ý giúp đỡ gia đình cô thoát cảnh nợ nần, "đổi đời" bằng cách lấy chồng xứ Hàn. Người phụ nữ hơn 50 tuổi này đưa Thủy đến một căn nhà lụp xụp ở khu vực Cầu số 2, quận Tân Phú, TP HCM, giao cho anh Khương và nhỏ nhẹ: "Con ở lại cho đến khi nào lấy được chồng, cô sẽ giao tiền cho mẹ con". Xong, bà Tuyết nhận xấp bạc 100.000 đồng và đi.

    Sau vài lượt đảo mắt vào cô gái quê, người đàn ông tên Khương đưa ra một hợp đồng miệng: "Anh sẽ lo mọi thứ, từ quần áo, ăn ở, học ngoại ngữ. Đổi lại, khi đã được khách chọn làm vợ, cô phải gật đầu, bằng không thì trả lại anh 20 triệu đồng".

    Ngày hôm sau, cô gái được đưa đi cắt lại mái tóc, mua sắm 2 bộ quần áo mới và đến một phòng khám để kiểm tra sự trong trắng. Hằng ngày, cô và gần 20 cô gái khác chỉ quanh quẩn trong căn hộ nhỏ, không được ra khỏi nhà, cơm nước đã có người lo. Câu chuyện của những chị em "cùng cảnh" khiến Thủy bắt đầu lo lắng cho hành trình "xuất ngoại" của mình vì có chị đã ở đây cả năm trời, tham gia hàng chục cuộc tuyển chọn nhưng chưa khi nào được "chấm".

    Một buổi sáng, anh Khương tập hợp các cô gái lại, yêu cầu trang điểm, thay quần áo đẹp và chia thành từng tốp để đi coi mắt tại căn nhà 209B Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10. Tại đây, có hàng chục cô gái đến từ nhiều điểm khác nhau được các chủ môi giới liên tiếp đẩy vào. Căn phòng khoảng 20 m2 nóng hầm hập và ngột ngạt với 70 thiếu nữ chen chúc nhau, mồ hôi nhễ nhại, phấn son lem luốc. Vài cô lẩm bẩm cầu nguyện cho "hôm nay được may mắn".

    Khoảng 11h trưa, một người phụ nữ phốp pháp bước tới gọi 6 cô vào "thi tuyển". Trước mặt hai người đàn ông Hàn Quốc, Thủy được yêu cầu bước lên một bước để "kiểm tra sức khỏe". "Họ bắt tụi em kéo hết áo quần rồi sờ nắn, săm soi từng vết trên cơ thể như tìm mua một món hàng", Thủy khai khi ******* ập vào bắt quả tang.

    Còn ông "trùm" Thi Vĩnh Khương (42 tuổi) thừa nhận đã cầm đầu đường dây môi giới hôn nhân trái phép này. 3 ngày trước đó, Khương đã thuê căn nhà với giá 500.000 đồng một ngày để tổ chức cho nhiều lượt khách "xem hàng".

    Không chỉ có những người Việt Nam hoạt động môi giới mà ngay cả người nước ngoài cũng tham gia "thị trường" này.

    Đường dây tổ chức hôn nhân trái phép chuyên nghiệp do Kim Chang Hak (51 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) điều hành. Theo lời khai của Hak, ông ta làm cho một công ty môi giới kết hôn ở Hàn Quốc. Sang Việt Nam, Hak thuê nhà ở quận Tân Bình, TP HCM để đảm nhận việc đón tiếp những "chú rể", tổ chức xem mắt, làm lễ kết hôn, dạy tiếng Hàn và lễ nghi cho các cô gái... chờ ngày làm thủ tục xuất cảnh.

    Mỗi người lấy được vợ thì Kim Chang Hak được công ty trả 2.500 USD. Trung bình mỗi tháng, Hak môi giới được 5-7 cặp.


    Một vụ coi mắt cô dâu trái phép bị ******* khám phá ngày 16/10/2007. Ảnh: Đ. Quang.

    Theo tài liệu điều tra, việc môi giới hôn nhân này còn bị biến tướng cho hoạt động kinh doanh mại dâm.

    Sau thời gian hành nghề se duyên, vợ chồng Mỹ Phượng - Tsai I Hsien, nghĩ ra cách làm ăn mới là tổ chức đường dây tuyển chọn gái Việt, gả bán qua Malaysia dưới hình thức môi giới hôn nhân. Lợi dụng nhiều cô gái ở các vùng quê nhẹ dạ, cả tin và mong muốn cưới được chồng nước ngoài, có cuộc sống giàu sang nên đường dây của Phượng đã đưa được 126 cô xuất ngoại.

    Cũng được các "ông tơ, bà nguyệt" nuôi ăn ở, dạy cấp tốc những bài học cơ bản về ăn uống đi lại để chờ ngày "thi tuyển" nhưng sau đó, các cô gái được đưa qua Malaysia, bán với giá 1.500-2.000 USD một cô tùy nhan sắc và độ tuổi. Một số khác bị rao bán công khai tại các quán bar với giá từ 17.000 đến 25.000 ringit (tương đương 68 đến 100 triệu đồng). Phần lớn các cô được những người đàn ông bệnh tật, lớn tuổi hoặc có hoàn cảnh không bình thường đặt cọc tiền, đem về sống thử một tuần, nếu "thấy" không được thì trả lại.

    Cô nào không đồng ý lấy chồng thì sẽ bị nhốt lại, đánh đập, ép cưới, nếu không thì gia đình phải nộp hàng chục triệu đồng mới được cho về nước. Có trường hợp bị ép ******* trong nhà chứa hoặc không chịu đựng được cảnh người chồng thường xuyên đánh đập, cưỡng bức ******** đã tìm cách bỏ trốn bằng đường bộ qua Thái Lan và bị bắt giữ về tội nhập cảnh trái phép.

    Một kiểu "làm ăn" khác của bọn môi giới là dụ dỗ những cô gái đang nuôi trong nhà đi bán trinh, ******* trong thời gian chờ "thi tuyển". Với những lời gợi mở như "đằng nào chẳng thế, tận dụng lúc chưa xuất ngoại thì kiếm thêm ít tiền lo cho cha mẹ. Nếu khách có yêu cầu về trinh tiết, sẽ làm giấy tờ giúp", nhiều cô gái đã gật đầu đi "kiếm thêm" rồi về chia tiền "hoa hồng" cho chủ. Đặc biệt là những cô nhan sắc kém, luôn "rớt" trong các cuộc chọn vợ, thì bị những tay môi giới chì chiết, buộc đi ******* để kiếm tiền về "bù lỗ" vì "phải nuôi lâu quá".

    Một cán bộ đội Phòng chống tệ nạn xã hội, PC 14, ******* TP HCM cho biết, có cả trăm đường dây môi giới hôn nhân trái phép như của Thi Vĩnh Khương và Kim Chang Hak đã bị khám phá. Họ đều hoạt động với "công nghệ" như: Lập các "chân rết" ở các vùng quê để dụ dỗ các cô gái có nhu cầu lấy chồng ngoại rồi tập hợp lại, nuôi ăn ở. Khi "có khách", đại diện của các công ty môi giới của Hàn Quốc sẽ liên lạc để thi tuyển.

    Cũng theo vị cán bộ này, việc tổ chức tuyển vợ đã sử dụng cách chọn lựa người như "hàng hóa", mua bán bằng tiền, nên đã có yếu tố của một vụ mua bán người. Tuy nhiên, vì Bộ luật Hình sự chưa quy định tội danh "mua bán người" mà chỉ có tội "mua bán phụ nữ, trẻ em", nên việc xử lý hình sự những kẻ môi giới hôn nhân đó gặp nhiều khó khăn. Để kết tội "mua bán phụ nữ, trẻ em" phải hội đủ các yếu tố đưa nạn nhân sang nước ngoài, có sự mua bán bằng tiền tệ, có hành vi đưa nạn nhân vào dịch vụ tệ nạn kinh doanh xác thịt...

    Hành trình của việc đi "mua" vợ thường diễn ra như sau: Thông qua một công ty môi giới hôn nhân ở Hàn Quốc, các chú rể sẽ sang VN và được đưa đến một nhà hàng, nhà ở... xem mắt cả trăm cô gái trẻ để chọn lấy một cô. Sau đó, cô gái "may mắn", sẽ được đưa đi khám để xác định trinh tiết, sinh nở lần nào chưa. Người môi giới sẽ đưa cô dâu, chú rể đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới xét nghiệm máu và khám bệnh tâm thần. Và cuối cùng là tổ chức lễ cưới cho cô dâu chú rể.

    Thông thường, bên môi giới tổ chức 2-3 đám cùng một lúc. Nhà gái được mời vài chục người bà con, bố mẹ cô dâu được chàng rể cho 1.000-2.000 USD. Sau tiệc cưới, chú rể sẽ sống chung "tạm thời" với cô dâu vài ngày rồi bay trở về nước, chờ vợ làm thủ tục xuất cảnh
  7. MrSieuRua

    MrSieuRua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Đã được thích:
    420
    Thông tin trong ngày 1/4, tin làm gì. Hị hị

  8. ngaynha

    ngaynha Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Đã cởi chuồng lại con mặc quần đùi

Chia sẻ trang này