BOT Thái Hà 60k giá còn 7K ..Chính phủ Quốc hội tháo gỡ Hoàn Vốn Hơn 1671TỶ Sánh vai Cùng CII-HUT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nontop, 30/06/2022.

3786 người đang online, trong đó có 376 thành viên. 12:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 39191 lượt đọc và 157 bài trả lời
  1. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    [​IMG]
    ĐẦU TƯ
    Dự án BOT cầu Thái Hà: Rà soát phương án tài chính, tháo gỡ cho nhà đầu tư
    • Tác giả : Khánh Ngọc
    • 18/02/2022 10:00

    (BĐT) - Sau khi nhà đầu tư Dự án BOT cầu Thái Hà có đơn kêu cứu khẩn cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xem xét lại phương án tài chính của Dự án, nghiên cứu thực hiện các quy định tại hợp đồng BOT đã ký kết để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư; trường hợp không thể tiếp tục thực hiện thì xem xét chấm dứt hợp đồng BOT trước thời hạn.

    [​IMG]
    Càng kéo dài thời gian thu phí, Công ty CP BOT cầu Thái Hà càng lỗ. Ảnh: Phú An

    Dự án BOT cầu Thái Hà nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khởi công xây dựng vào tháng 10/2014 với tổng mức đầu tư 1.671 tỷ đồng. Dự án được thông xe kỹ thuật vào tháng 11/2016, hoàn thành công trình vào tháng 4/2017, đưa vào khai thác ngày 3/4/2018 và được phép thu phí hoàn vốn từ ngày 10/1/2019.

    Theo ông Ngô Tiến Cương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT cầu Thái Hà, do thời điểm bắt đầu thu phí chậm và doanh thu thu phí thấp so với kế hoạch dẫn đến Dự án không có thời điểm hoàn vốn. Nhà đầu tư kiến nghị hỗ trợ 1 lần cho 100% phần vốn vay, vốn chủ sở hữu tham gia Dự án (1.793,5 tỷ đồng) từ nguồn vốn Chương trình phục hồi kinh tế bền vững và nguồn vốn dư trung hạn. Công ty CP BOT cầu Thái Hà đã báo cáo nhiều lần với Chính phủ và Bộ GTVT về việc Dự án liên tục phát sinh lỗ trong thời gian 3 năm đưa vào khai thác, vận hành. Ngày 22/10/2021, Bộ GTVT đã ký Văn bản số 11205/BGTVT-KHĐT đề xuất danh mục, cơ chế đầu tư phục vụ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có nội dung bố trí 9.427 tỷ đồng để xóa bỏ trạm thu phí và hoàn trả kinh phí đã đầu tư cho doanh nghiệp BOT đối với 7 dự án BOT không thu phí hoàn vốn được. Trong đó, Dự án BOT cầu Thái Hà được Bộ GTVT đề xuất mua lại với giá 1.466 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, tại Văn bản số 12751/BGTVT-KHĐT ngày 30/11/2021 về việc hoàn thiện phương án bố trí vốn các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ GTVT không đưa Dự án BOT cầu Thái Hà vào danh mục các dự án được đề xuất sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

    Theo Bộ KH&ĐT, Dự án BOT cầu Thái Hà do Bộ GTVT quyết định đầu tư, lựa chọn và ký kết hợp đồng BOT với nhà đầu tư Công ty CP BOT cầu Thái Hà vào tháng 3/2015. Do đó, Bộ GTVT cần nghiên cứu, thực hiện các quy định tại hợp đồng BOT đã ký. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng BOT hay chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Nhà đầu tư cần phải căn cứ vào các điều khoản quy định tại hợp đồng Dự án.

    Tại Khoản 2 Điều 46 và Khoản 1 Điều 69 hợp đồng BOT cầu Thái Hà, trường hợp doanh thu thu phí không đảm bảo hoàn vốn cho Nhà đầu tư theo như tính toán tại phương án tài chính trong Hợp đồng, Bộ GTVT sẽ xem xét phối hợp cùng Nhà đầu tư tính toán lại theo hướng kéo dài thời gian thu phí, hoặc trình cơ quan chức năng có liên quan và Chính phủ hỗ trợ về cơ chế, chính sách đảm bảo việc thu hồi vốn và lợi nhuận cho Nhà đầu tư.


    Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ GTVT và Nhà đầu tư căn cứ hợp đồng BOT để xem xét lại phương án tài chính của Dự án; xác định chính xác doanh thu, lưu lượng; thương thảo, điều chỉnh hợp đồng BOT cầu Thái Hà (nếu cần thiết). Trường hợp Dự án cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo khả thi về mặt tài chính, đề nghị Bộ GTVT căn cứ vào Khoản 1 Điều 69 hợp đồng BOT nghiên cứu, trình Chính phủ cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, đảm bảo quyền lợi chính đáng của Nhà đầu tư. Trường hợp không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng BOT, đề nghị Bộ GTVT căn cứ các quy định tại Khoản 4 Điều 69, Điều 73, Điều 74 hợp đồng BOT xem xét việc chấm dứt Hợp đồng BOT trước thời hạn với Nhà đầu tư.

    Theo tính toán của đại diện Nhà đầu tư Dự án BOT cầu Thái Hà, với tình hình lưu lượng, doanh thu thực tế từ thời điểm bắt đầu thu phí đến nay, đến thời điểm kết thúc thu phí hoàn vốn đầu tư Dự án như dự kiến trong phương án tài chính hợp đồng BOT (tháng 7/2036), dư nợ vốn vay của Dự án sẽ lên đến 6.084 tỷ đồng (vốn vay ban đầu của Dự án là 1.038 tỷ đồng). Như vậy, càng kéo dài thời gian thu phí, doanh nghiệp càng lỗ, không có nguồn tài chính để bù đắp.

    Ngày 17/2/2022, trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, một cán bộ thuộc Vụ Đối tác công - tư (Bộ GTVT) cho biết, các đơn vị liên quan của Bộ GTVT đang rà soát và xem xét lại phương án tài chính, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến phương án tài chính của Dự án. Trên cơ sở các quy định trong hợp đồng BOT sẽ làm rõ khó khăn, vướng mắc của Dự án, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan đến phương án tài chính của Dự án, từ đó đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành giải pháp tháo gỡ, xử lý triệt để.

    TIN BÀI LIÊN QUAN

    • Vì sao nhà đầu tư sa lầy tại Dự án BOT cầu Thái Hà?

    Từ Khoá
    TIN CÙNG CHUYÊN MỤC[/paste:font]
    BẢN DESKTOP
  2. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    335
    Sánh vai với giá HUT ở thời điểm nào thì không thấy nói :)):)):))
  3. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]


    Trang chủ
    ->
    Tài chính


    BOT Cầu Thái Hà tiếp tục lỗ 17 tỷ đồng
    04/05/2022, 07:52
    TCDN - BOT Cầu Thái Hà đã thua lỗ 11 quý liên tiếp trước khi báo lãi trong quý 4/2021.
    Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà (mã chứng khoán: BOT) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022. Theo đó, dù doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước song công ty cũng chỉ giảm lỗ chứ chưa đưa được lợi nhuận về con số dương.

    Báo cáo tài chính cho biết BOT Cầu Thái Hà đạt doanh thu thuần gần 18 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản doanh thu 8 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Giá vốn bán hàng theo đó cũng tăng lên 9,7 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận gộp đat hơn 8,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ tiêu này chỉ đạt 5 tỷ đồng.

    [​IMG]
    BOT Cầu Thái Hà đã thua lỗ 11 quý liên tiếp trước khi báo lãi trong quý 4/2021.
    Chi phí tài chính giảm khoảng 900 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên hơn 400 triệu đồng trong khi cùng kỳ chỉ hết 180 triệu đồng. Khấu trừ các chi phí liên quan, công ty này lỗ 17,3 tỷ đồng quý I/2022, giảm so với số lỗ hơn 21 tỷ đồng ghi nhận trong quý I/2021.

    Trong quý chi phí tài chính vẫn lên tới 25 tỷ đồng – phần lớn là chi phí lãi vay. Dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến 31/3/2022 còn gần 68 tỷ đồng (giảm được khoảng 8 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn vẫn duy trì trên 958 tỷ đồng.

    Kết quả, công ty lỗ 17,3 tỷ đồng quý 1, giảm đáng kể so với số lỗ hơn 21 tỷ đồng ghi nhận trong quý 1/2021 và nâng tổng lỗ lũy kế đến 31/3/2022 lên trên 291 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, quý liền trước đó – quý 4/2021 – BOT Cầu Thái Hà đã bất ngờ báo lãi sau thuế 18,8 tỷ đồng – phá vỡ chuỗi 11 quý liên tiếp thua lỗ từ khi hoạt động. Như vậy, chen giữa 11 quý liên tiếp kinh doanh thua lỗ, quý 4/2021 công ty có lãi nhưng quý 1/2022 lại tiếp tục thua lỗ.

    Theo báo cáo tài chính, tổng tài sản của công ty tính đến hết cuối quý I/2022 đạt 1.470 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với hồi đầu năm. BOT Cầu Thái Hà ghi nhận tổng nợ phải trả là 1.170 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 1.204 tỷ đồng hồi đầu năm, tuy nhiên, tổng nợ hiện bằng 80% tổng tài sản.

    Cổ phiếu của doanh nghiệp này từng đạt tới hơn 60.000 đồng/cổ phiếu. Thị giá BOT cũng đi ngang ở mức 50.000-60.000 đồng/cổ phiếu suốt từ tháng 3/2019 tới tháng 11/2021. Tuy nhiên, hiện mã này đang có đợt sụt giảm mạnh xuống chỉ còn 11.900 đồng/cổ phiếu (kết phiên ngày 29/4). Tương ứng thị giá giảm khoảng 5 lần.


    Như Quỳnh
    Bạn đang đọc bài viết BOT Cầu Thái Hà tiếp tục lỗ 17 tỷ đồng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:
    email: tapchitaichinhdoanhnghiep@gmail.com, hotline: 086 508 6899

    BÌNH LUẬN
    [​IMG]Tag:
    CTCP BOT Cầu Thái HàBOT Cầu Thái Hà liên tục thua lỗchứng khoán BOT Cầu Thái Hàlợi nhuận BOT Cầu Thái Hà
    TIN LIÊN QUAN
    Thất thu lớn, chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà xin lập thêm trạm thu phíBOT Cầu Thái Hà lỗ tiếp 170 tỷ năm 2019, dư nợ nghìn tỷ tại VietinBank
    NÓNG TRONG NGÀY
    Thanh Hóa "siết" việc in hóa đơn kiểm soát tải trọng xeHủy Quyết định tặng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Công ty Việt ÁHà Nội đề xuất di dời 10 doanh nghiệp có “đất vàng” ra khỏi nội đôThanh Hóa: Tổng thu du lịch ước đạt gần 11,6 nghìn tỷ trong 6 tháng
    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
    Cổ phiếu Vinamilk lọt đáy 2 năm, lợi nhuận sụt giảmBSC chỉ những yếu tố có thể khiến cổ phiếu EVE tăngNgày 3/5: Số ca mắc COVID-19 giảm xuống còn 2.709 caNgày 12/5 diễn ra Hội thảo Khai thác nguồn lực tài chính từ đất, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022, Bài cũ: 30/06/2022 ---
    Các Doanh nghiêp Bot bị kẹt về chính sách về điều hành se được chính phủ gỡ hoặc mua lại BOT bác.. CII và HUT cũng đã chạy rồi..
  4. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    335
    "Cổ phiếu của doanh nghiệp này từng đạt tới hơn 60.000 đồng/cổ phiếu. Thị giá BOT cũng đi ngang ở mức 50.000-60.000 đồng/cổ phiếu suốt từ tháng 3/2019 tới tháng 11/2021. Tuy nhiên, hiện mã này đang có đợt sụt giảm mạnh xuống chỉ còn 11.900 đồng/cổ phiếu (kết phiên ngày 29/4). Tương ứng thị giá giảm khoảng 5 lần".

    Như này người ta phải viết là giảm 80% chứ không ai viết giảm khoảng 5 lần, vãi cả lều báo.
    --- Gộp bài viết, 30/06/2022, Bài cũ: 30/06/2022 ---
    Đúng là với các dự án BOT trong trường hợp không đủ thu hồi vốn thì nhà nước mua lại hoặc kéo dài thời gian thu phí. Nhưng chắc rất lâu mới tháo gỡ được
  5. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh
    youtubefacebookphone

    search
    ĐÔ THỊ
    Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Quốc hội về việc mua lại nhiều trạm BOT
    07/06/2022 | 15:15
    VIẾT LONG
    (PLO)- Bộ GTVT cho biết hiện nay có bảy dự án BOT có bất cập, phương án tài chính bị phá vỡ và không thể thu phí.
    Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Trong đó có đề cập đến một số vướng mắc đối với các dự án BOT.

    Theo đó, Bộ GTVT cho biết thời gian qua đã rà soát toàn bộ 70 dự án BOT, trong đó có 21 trạm thu phí có bất cập như nằm ngoài phạm vi dự án, đặt trên đường hiện hữu để hoàn vốn cho cả dự án xây mới và dự án nâng cấp….

    Trên cơ sở kết quả đánh giá bất cập, Bộ GTVT phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư áp dụng nhiều giải pháp để xử lý vướng mắc.

    Chẳng hạn như di dời trạm thu phí về vị trí phù hợp, bổ sung trạm thu phí trên tuyến tránh để tách riêng phần hoàn vốn cho đường hiện hữu và cho tuyến tránh, gộp trạm có khoảng cách quá gần nhau…

    [​IMG]
    Nhiều trạm BOT hiện nay có mức thu phí thấp hơn dự kiến. Ảnh: V.LONG

    Hiện còn lại bốn trạm BOT do tính chất đặc thù và một số nội dung chưa được pháp luật quy định cụ thể nên vượt thẩm quyền xử lý của Bộ GTVT gồm: Bỉm Sơn trên quốc lộ 1, tỉnh Thanh Hóa; Bờ Đậu trên quốc lộ 3, tỉnh Thái Nguyên; La Sơn - Túy Loan trên cao tốc Bắc - Nam đoạn La Sơn - Túy Loan, tỉnh Thừa Thiên - Huế; T2 trên Quốc lộ 91, TP Cần Thơ.

    Bộ GTVT cũng cho biết trong tổng số 70 dự án BOT đến nay có 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn, các dự án còn lại chưa được thu phí hoặc đang dừng thu phí để quyết toán và thanh lý hợp đồng.

    Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%.

    Cá biệt Bộ GTVT cho biết có ba dự án doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây phá vỡ phương án tài chính gồm: BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam; BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610 tỉnh Đắk Lắk; dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi.

    Nguyên nhân dẫn đến doanh thu các trạm BOT sụt giảm là do một số dự án nhà nước chưa cho phép các dự án tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng. Lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc hình thành các tuyến đường song hành, đường ngang gần khu vực trạm thu phí ….

    Với bốn trạm BOT bất cập chưa được thu phí như nêu ở trên, Bộ GTVT cho biết đã báo cáo Chính phủ xem xét trình cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với 3 trạm thu phí là Bỉm Sơn trên Quốc lộ 1, Bờ Đậu trên Quốc lộ 3 và trạm T2 trên Quốc lộ 91. Đối với trạm La Sơn – Túy Loan; đề xuất bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn khai thác nhằm thay thế quyền thu phí tại trạm này.

    Trên cơ sở rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp của Bộ GTVT, đến nay các bộ, ngành và địa phương đã cơ bản thống nhất về sự cần thiết và các giải pháp xử lý. Tuy nhiên, một số nội dung pháp luật hiện nay chưa quy định và chưa xác định nguồn vốn để xử lý.

    “Do đó, Bộ GTVT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng về cơ sở pháp lý của từng dự án, đồng thời đề xuất nguồn vốn phù hợp để hoàn thiện Báo cáo trình Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Quốc hội xem xét quyết định…”- Bộ GTVT cho hay.

    Đối với ba dự án BOT phương án tài chính bị phá vỡ và không thể thu phí, bộ kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, tương tự như giải pháp đề xuất đối với 3/4 trạm bất cập nêu trên.

    Theo chương trình kỳ họp thứ 3, từ ngày 7-6 đến ngày 9-6, Quốc hội có phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng và ba bộ trưởng

    Trong đó, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ sẽ trả lời chất vấn nội dung về tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc.

    Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước.

    Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.

    VIẾT LONG
    TIN LIÊN QUAN
    BOT Xa lộ Hà Nội: Mỗi ngày hơn 38.000 lượt xe đi qua trạm, 8.000 lượt 'né' trạm
    Xem xét mua lại trạm BOT trên Quốc lộ 14
    TỪ KHÓA

    Mua Lại Trạm BotBộ GTVTQuóc HộiNgân Sách Nhà NướcDoanh Thu Trạm BOTNhà Đầu Tư BOTNgân HàngPhương Án Tài Chính Trạm 5

  6. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Trình quốc hội rồi..vưa mới họp xong đó bác.
  7. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    335
    Số tiền lớn, nhanh chắc cũng mất hàng cả năm
    nontop thích bài này.
  8. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    Tháng 10 này quyêt định .trình qh vừa rồi rồi...
  9. nontop

    nontop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2020
    Đã được thích:
    352
    [​IMG]


    [​IMG]

    KINH TẾ - ĐẦU TƯ

    KINH TẾ
    'Lời hứa BOT' của Bộ GTVT đến nay đã đi về đến đâu?

    09/06/2022 07:36:16




    Các dự án BOT giao thông nở rộ trong giai đoạn 2011-2015, sau đó chững lại vì phát sinh bất cập.

    Trên cơ sở kết quả đánh giá bất cập, Bộ GTVT đã phối hợp với địa phương, nhà đầu tư áp dụng nhiều giải pháp như di dời trạm thu phí về vị trí phù hợp; bổ sung trạm thu phí trên tuyến tránh để tách riêng phần hoàn vốn cho đường hiện hữu và cho tuyến tránh; gộp trạm có khoảng cách quá gần nhau; miễn giảm phí cho người dân sống gần trạm…

    Đến nay, Bộ GTVT đã đàm phán với nhà đầu tư xử lý được 16/21 trạm, tạo được sự đồng thuận của người dân. Riêng trạm Cai Lậy (Tiền Giang) đã thống nhất giải pháp xử lý phù hợp nhưng có thể còn tiềm ẩn rủi ro khi thu phí trở lại.

    Còn lại 4 trạm có tính chất đặc thù, giải pháp xử lý bất cập vượt thẩm quyền của Bộ GTVT gồm trạm Bỉm Sơn, trạm Bờ Đậu, trạm La Sơn - Túy Loan và trạm T2 trên Quốc lộ 91.

    Theo đánh giá, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất cập nêu trên là hầu hết dự án BOT được triển khai từ giai đoạn pháp luật khuyến khích cải tạo tuyến đường hiện hữu theo hình thức hợp đồng BOT. Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 437, cách làm trên không còn được áp dụng.

    Đề xuất phương án Nhà nước mua lại dự án BOT

    Bộ GTVT cho biết trong tổng số 70 dự án BOT, 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn. Trong đó, 41/54 dự án có số thu thấp hơn dự tính; 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây vỡ phương án tài chính (BOT cầu Thái Hà, BOT mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738+148 - Km1763+610, BOT cầu Bình Lợi).

    Việc dự án sụt giảm doanh thu có một phần nguyên nhân từ cơ quan Nhà nước. Cụ thể, Nhà nước đã chỉ đạo giảm giá vé cho một số nhóm phương tiện, đồng thời không cho tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT.

    Ngoài ra, doanh thu BOT sụt giảm còn do lưu lượng xe qua trạm thấp hơn dự báo, bị phân lưu sang một số tuyến đường song hành.

    Đối với 4 trạm thu phí BOT chưa được thu phí, Bộ GTVT đã phối hợp với bộ, ngành và địa phương nghiên cứu giải pháp nhưng không thể xử lý được triệt để bất cập.

    Bộ GTVT đã đưa ra phương án sử dụng vốn Nhà nước thanh toán chi phí đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhằm giải quyết 3/4 trạm thu phí (trạm Bỉm Sơn, trạm Bờ Đậu và trạm T2); Bổ sung vốn Nhà nước nhằm thay thế quyền thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan.

    Đến nay, phương án trên chưa triển khai được do chưa có căn cứ pháp luật và chưa xác định được nguồn vốn để xử lý. Bộ GTVT đang rà soát cơ sở pháp lý và nguồn vốn để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 tổ chức vào tháng 10.



    undefined
    " style="list-style: none; outline: 0px; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: baseline; background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; text-size-adjust: 100%; -webkit-font-smoothing: antialiased; line-height: 30px !important;">
    [​IMG]


    Hiện nay các dự án BOT cầu Thái Hà, BOT mở rộng đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk và BOT cầu Bình Lợi đang bị vỡ phương án tài chính.

    Đối với dự án gặp vướng mắc về doanh thu, Bộ GTVT để ngỏ khả năng đề xuất lộ trình tăng phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp BOT nhưng không gây tác động nhiều đến chi phí vận chuyển hàng hóa và chính sách điều tiết nền kinh tế.

    Còn 3 dự án BOT bị vỡ phương án tài chính (gồm BOT cầu Thái Hà, BOT mở rộng đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk và BOT cầu Bình Lợi), Bộ GTVT kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn Nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

    Ngoài ra, hiện này còn 03 dự án BOT khác tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phá vỡ phương án tài chính, cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước bao gồm dự án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, dự án BOT cải tạo Quốc lộ 26, dự án BOT cầu Văn Lang kết nối Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đối với các dự án này, Bộ GTVT đang tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng để đề xuất giải pháp phù hợp.

    Tác giả: Lê
  10. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    335
    Vậy BOT dưới 7 múc vô tư ah (cụ khuyến nghị 7, giờ giá 6.5-6.7 là khuyến mại 5-7% rồi)
    nontop thích bài này.

Chia sẻ trang này