buồn !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi totti24794, 14/05/2008.

6334 người đang online, trong đó có 686 thành viên. 17:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 410 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    buồn !!!

    Ngày cuối cùng của nhà báo Việt Chiến trước khi bị bắt

    "Cuối tháng 3, anh Chiến đưa bài thơ và nói vui: "Hãy đăng cho tôi, tôi sắp bị bắt". Chiều 12/5, khi anh lên cơ quan điều tra làm việc, tôi nhận được điện thoại của anh, giọng lo lắng "tình hình có vẻ xấu". Tôi vội lao đến...", Phó tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Quốc Phong kể lại.
    > Hai nhà báo viết về vụ PMU18 bị bắt
    > Tướng Phạm Xuân Quắc bị khởi tố
    > Báo giới Việt Nam lên tiếng về sự kiện bắt 2 nhà báo
    Ngày 13/5, đại diện báo Thanh Niên và chị Phùng Thị Bích Ngọc đã viết đơn gửi Cơ quan An ninh điều tra, VKSND Tối cao xin bảo lãnh bị can cho nhà báo Việt Chiến vì anh "đau ốm, cần được điều trị, chăm sóc các bệnh do co thắt tim, suy nhược thần kinh nặng, trĩ ra nhiều máu, viêm đại tràng và dạ dày mạn tính".

    Chiều chủ nhật, 11/5 (một ngày trước khi bị bắt), anh Chiến tới gặp tôi bảo: "Tôi thấy tình hình vụ việc có vẻ xấu. Sáng mai lên làm việc với an ninh chắc không có tin tốt". Tôi bảo tôi sẽ đi để cùng trình bày với điều tra viên. Cả đêm hôm đó, tôi không thể chợp mắt, lo lắng không biết "kịch bản" nào sẽ xảy ra với phóng viên của mình.

    Sáng hôm đó, tôi là vị khách không mời đi cùng anh Chiến tới cơ quan điều tra ở đường Âu Cơ. Trong khi anh Chiến lên phòng làm việc, tôi ở dưới đề nghị xin gặp Thủ tưởng cơ quan điều tra nhưng trực ban nói vị này đi vắng.

    Chưa bao giờ tôi thấy sốt ruột đến vậy, tôi tiếp tục xin gặp điều tra viên thụ lý vụ việc. Anh này nghe tôi trình bày, rồi bảo hãy viết ra giấy rồi gửi để cho khách quan. Tôi viết đề nghị mọi việc phải được xử lý khéo léo, nếu quyết định việc gì đó hệ trọng thì nên cân nhắc kỹ vì thời điểm này có nhiều việc nhạy cảm...
    Cơ quan điều tra khám chỗ làm việc của nhà báo Việt Chiến tại tòa soạn Thanh Niên. Ảnh: Ngọc Thắng.
    Cơ quan điều tra khám chỗ làm việc của nhà báo Việt Chiến tại tòa soạn Thanh Niên. Ảnh: Ngọc Thắng.

    Tuy nhiên, lá đơn 3 trang do tôi thảo ra đã không được nộp tại đây. Họ hướng dẫn tôi mang sang trực ban tại số 7 Nguyễn Đình Chiểu.

    Sau buổi sáng làm việc, Chiến về cơ quan không có biểu hiện gì lạ. Theo hẹn, 13h30 anh lại lên cơ quan điều tra làm việc. Một lúc sau, tôi nhận được điện thoại của anh, giọng lo lắng nói "tình hình có vẻ xấu". Tôi vội lao ra đường đến ngay nơi anh Chiến được mời làm việc trên đường Âu Cơ. Nhưng những người ở gần đó cho biết chiếc xe chở anh cùng một số điều tra viên vừa đi ra khỏi cổng. Tôi giật mình, vội gọi lại cho anh nhưng điện thoại đã tắt. Tôi gọi ngay sang báo Tuổi Trẻ vì biết có một phóng viên của báo này cũng bị gọi hỏi với anh Chiến. Báo bạn thông báo tình hình bên đó cũng như vậy. Hai phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên cùng mất liên lạc.

    Tôi đoán "tin xấu" đã xảy ra. Quả đúng như vậy, anh bị đưa về nhà, tại đây ******* đã đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam. Chiếc xe chở anh sau đó có mặt tại Văn phòng báo Thanh Niên ở Hà Nội thực hiện tiếp việc khám xét. Tôi yêu cầu được biết quyết định bắt tạm giam anh Chiến, nhưng cán bộ thi hành công vụ từ chối. Tôi vô cùng bức xúc, liền nói tôi là thủ trưởng cơ quan của anh Chiến muốn biết nhân viên của mình bị tạm giam bao lâu và ở đâu? Điều tra viên trả lời, quyết định chỉ đọc một lần. Tôi nói thẳng, vì sao các anh không công bố các quyết định tại cơ quan làm việc, hà cớ gì mà lại đọc trước mặt gia đình anh Chiến, đứa trẻ mới lên 4-5 tuổi ngây thơ sao bắt cháu phải chứng kiến cảnh khám xét, người cha bị ******* áp giải.
    Nhà báo Việt Chiến chia tay đồng nghiệp trước khi về trại giam. Ảnh: Ngọc Thắng.
    Nhà báo Việt Chiến chia tay đồng nghiệp trước khi về trại giam. Ảnh: Ngọc Thắng.

    Trong biên bản lập tại tòa soạn lúc đó, tôi ghi rõ phản đối những gì đang diễn ra. Anh Chiến bùi ngùi chia tay mọi người. Giấu mọi lo lắng, anh vẫn cười như thể động viên đồng nghiệp. Chị em ở tòa soạn khóc sụt sùi, cánh đàn ông giấu vội những dòng nước mắt. Không khí cả tòa soạn ủ ê, buồn bã. Người ngồi thần trên ghế, người quay mặt vào góc giấu đi đôi mắt đỏ hoe. Đến khoảng 20h30 cuộc khám xét hoàn tất, anh Chiến theo xe của cơ quan ******* về trại tạm giam B16 Kim Giang, Hà Nội ...

    Với vợ anh Chiến (chị Phùng Thị Bích Ngọc) là giáo viên, tôi nghĩ đây là cú sốc với cô giáo 34 tuổi và hai đứa con thơ. Chúng tôi an ủi Ngọc: "Nhiều người khi bị bắt phải cúi mặt, nhưng có những người luôn ngẩng cao đầu" và anh Chiến nằm trong số đó.

    Sức khỏe anh Chiến không được tốt, thường xuyên phải mang thuốc theo bên mình. Chúng tôi thường nói vui anh có lẽ là người duy nhất ở Hà Nội chấp hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm từ 10 năm trước. Bắt đầu năm 1997 khi đang thực hiện loạt bài điều tra về đường dây xã hội đen Năm Cam, anh Chiến bị tai nạn giao thông. Kể từ đó đi đâu anh cũng mang bên mình chiếc mũ to đùng, kính kéo kín mít với lý do... để tránh bị nhận diện và trả thù.

    Tôi làm việc với anh Chiến từ năm 1993 nên hiểu trong anh là khối mâu thuẫn, lúc yếu đuối, tình cảm của nhà thơ khi lại tỉnh táo, xông xáo với tư duy của một nhà báo nhiều kinh nghiệm.

    Với anh thơ là cách để xả stress trước những áp lực của cuộc sống. Thời gian gần đây anh làm nhiều thơ hơn bao giờ hết, đi trên máy bay cũng sáng tác. Cuối tháng 3 anh đưa bài thơ và nói vui: "Hãy đăng cho tôi, tôi sắp bị bắt".

    ...Tôi chỉ dám cất giấu trong câu thơ chật hẹp của mình

    Một ít gió còm cõi từ mùa hạ cũ

    Một ít nắng đăm chiêm từ mùa đông cũ...

    (Trích trong bài Để nhớ về em)

    Giờ đây, chiếc bàn làm việc của anh Chiến tại cơ quan vẫn để trống chờ anh quay trở về.

    Hoàng Khuê ghi theo lời ông Nguyễn Quốc Phong
  2. quynhbin

    quynhbin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    1
    Khi anh đi trăm người đưa tiễn
    Khi anh về không có một ai khiêng
    Rừng hết gỗ sao khắc chữ thiêng liêng
    Gạo đắt đỏ đâu có cơm mà cắt
    Chỉ còn nước mắt
    Cuộc đời héo hắt
  3. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2008/05/3B9C4B34/
    Dự cảm bất an của 2 nhà báo trước ngày bị bắt

    Chị Phùng Thị Bích Ngọc, vợ nhà báo Việt Chiến ngỡ ngàng khi thấy chồng bước xuống từ xe ôtô, có ******* đi kèm. Chị chỉ kịp chạy đi mua 15 gói thuốc chữa bệnh trĩ, 10 hộp đại não hoàn, đó là thứ thuốc chồng chị phải dùng hàng ngày.
    >> Khởi tố tướng Phạm Xuân Quắc

    Chị Ngọc kể lại: "Hơn một năm nay, rất nhiều lần anh Chiến dặn dò tôi về tình huống nếu anh bị bắt thì xử trí ra sao, chiều tối 12/5 thì tôi không thể lường trước sự việc xảy ra nhanh như vậy. Anh còn dặn nếu bị bắt thì nhất định phải đưa hai đứa con đi nơi khác, không để chúng nó chứng kiến. Tối hôm sau ngày anh Chiến bị bắt, đứa con lớn 11 tuổi hỏi bố đi đâu. Tôi bảo với con là bố đi công tác, nhưng đến sáng hôm sau cháu thấy tờ báo Thanh Niên ở nhà, mà không có bố, đoán có việc gì khó hiểu nên cháu vớ lấy định đọc thì bị tôi giằng lấy. Cháu chạy một mạch lên phòng rồi vào mạng đọc. Sau đó cháu khóa kín cửa khóc một mình trong phòng. Cháu bảo với tôi: Sau 4 tháng nữa bố mới được về, sao lâu thế hả mẹ?".

    Chị cho biết thêm, sức khỏe nhà báo Việt Chiến dạo này sa sút nghiêm trọng, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ ngày càng tệ hơn. Đặc biệt, chứng suy nhược thần kinh của anh Chiến ngày càng nặng, mà hôm bị bắt, cuống quá nên chị quên mua thuốc an thần cho anh.

    Nhà báo Việt Chiến đi chơi cùng gia đình trước ngày bị bắt một tuần.

    Còn tại văn phòng báo Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Phong, Phó tổng biên tập cũng đã chia sẻ về ngày làm việc cuối cùng của nhà báo Nguyễn Việt Chiến. Ông Phong kể, thứ sáu tuần trước, anh Chiến nhận được giấy mời của cơ quan an ninh điều tra, nhưng vì sức khỏe không tốt nên hẹn sang thứ hai tuần tới. Nhưng từ tối chủ nhật, ông Phong đã không ngủ được, cứ lo lắng mơ hồ về một việc xấu sắp xảy ra. Sáng thứ hai, ông và nhà báo Việt Chiến tới cơ quan điều tra để trình bày mọi chuyện, nhưng tại đây, một điều tra viên đã khuyên ông nên về viết tường trình và gửi qua đường văn thư cho khách quan.

    Nghe lời vị điều tra viên này, nhà báo Quốc Phong đã về viết liền 3 trang giấy đề nghị cơ quan điều tra cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Viết xong, ông đến gửi tại trụ sở cơ quan điều tra trên đường Âu Cơ. Nhưng tại đây, họ không nhận và hướng dẫn ông về trụ sở trực ban hình sự ở số 7 Nguyễn Đình Chiểu. Trưa hôm đó, nhà báo Việt Chiến về tòa soạn ăn cơm như thường lệ và có bảo chiều sẽ lên. Ông Phong nhớ lại: "Nhưng khoảng hơn 2h chiều, anh Chiến gọi điện về báo tin là tình hình xấu rồi. Khi tôi gọi lại thì máy anh Chiến đã không còn liên lạc được nữa. Cử phóng viên đến trụ sở Nguyễn Đình Chiểu thì anh ấy cùng các điều tra viên vừa rời khỏi".

    Ông Phong còn cho biết thêm, dạo này sức khỏe anh Chiến kém đi nhiều, đi đâu cũng kèm theo mấy lọ thuốc và chiếc mũ bảo hiểm, anh ấy bị căn bệnh trĩ khá nặng và anh dự định đi phẫu thuật trong tuần này vì bác sĩ cảnh báo phải đi mổ càng sớm càng tốt.

    Ông cũng nhớ một kỷ niệm về nhà báo Việt Chiến, năm 1995 trong một lần đi điều tra về vụ án Năm Cam, anh bị xô xe trên đường Phan Đình Phùng, nghi ngờ có kẻ xấu theo mình, nên để chắc ăn, từ đó đến nay, lúc nào anh Chiến cũng đội mũ bảo hiểm nghiêm chỉnh khi ra đường.

    Nhà báo Nguyễn Việt Chiến chia tay trước khi đến trại tạm giam.
    Nhà báo Nguyễn Việt Chiến chia tay trước khi đến trại tạm giam.

    Cũng khoảng hơn 1 năm gần đây, khi liên tục lên cơ quan điều tra theo triệu tập, nên sức khỏe của nhà báo Việt Chiến lại càng sa sút hơn, nhưng đây cũng là thời điểm anh làm rất nhiều thơ. Anh giải thích rằng, khi bị căng thẳng quá, cách giải khuây duy nhất là làm thơ. Ông Phong kể thêm, không hiểu sao, dạo này, anh Chiến toàn đòi đăng thơ trên báo Thanh Niên và bài thơ anh đăng cuối cùng trước khi bị bắt trên báo Thanh Niên trong tuần vừa rồi là Để nhớ về em. "Hình như anh ấy linh cảm có điều xấu sắp đến với mình, nên cứ đòi tôi cho đăng thơ nhiều và phần lớn các bài thơ anh Chiến làm gần đây đều rất tâm trạng", ông Phong nói.

    Hơn 20h tối 12/5, khi công việc khám xét hoàn tất tại tòa soạn Báo Thanh Niên, chuẩn bị lên xe, nhà báo Việt Chiến chào các đồng nghiệp, dặn mọi người giữ gìn sức khỏe và không quên dặn mọi người nhớ quan tâm đến gia đình mình. Các đồng nghiệp nữ đã không thể giấu được nước mắt, còn các nam phóng viên cũng đã quay đi để giấu đôi mắt đỏ hoe.

    Hôm qua, tòa soạn báo Thanh Niên đã có đơn gửi cơ quan an ninh điều tra Bộ *******, xin bảo lãnh cho nhà báo Việt Chiến được tại ngoại vì lý do: bị suy nhược thần kinh nặng, bị bệnh co thắt tim, bệnh trĩ chảy máu niều và bệnh áp huyết thấp... Cũng ngày hôm nay, luật sư Hà Đăng cùng nhiều luật sư khác ở Hà Nội đã nhận lời làm luật sư bào chữa miễn phí đối với nhà báo Nguyễn Việt Chiến.

    Với nhà báo Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, hôm anh bị bắt, gia đình cùng người vợ trẻ cũng đã có những dự cảm trước. Lúc 4h chiều hôm anh bị bắt, bà Hiên mẹ anh xách giỏ đi chợ, đi được gần chục bước bà thấy chiếc ô tô đỗ xịch trước cồng nhà. Quay lại định hỏi xem họ đi vào nhà ai thì thấy con trai bà bước xuống cùng với một số người mặc quân phục *******.

    "Rồi họ đọc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt và khám xét. Tất cả diễn ra trong vòng 30 phút từ đọc lệnh đến khám nhà, vậy nhưng 30 phút ấy sao mà lâu đến vậy. Tài liệu thì hình như người ta chẳng thu gì nhiều, chiếc máy tính xách tay và 2 chiếc điện thoại của vợ chồng nó bị người ta thu giữ", bà Hiên nhớ lại.

    Ông bà Hiên vẫn luôn mong cho con mình mạnh khỏe.
    Ông Mạc, bà Hiên vẫn luôn mong cho con mình mạnh khỏe.

    Hải, con trai bà vốn là người trầm tính nên chẳng nói gì nhiều. Chỉ đến giờ chuẩn bị lên xe về chỗ tạm giam, anh ôm lấy cả bố và mẹ rồi dặn: "Bố mẹ cố giữ gìn sức khỏe".

    Từ khi Hải bị bắt, bà không đêm nào ngủ được, việc lo ăn uống trong gia đình lại càng chểnh mảng hơn. Hải là con trai cả, lo toan mọi việc trong nhà, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ anh tâm sự chuyện cơ quan với gia đình. Kể cả với bố mình, Hải cũng ít khi tâm sự, bố anh là cũng là người rất trầm tính và kiệm lời.

    Thời gian gần đây, thấy con trai có vẻ mệt mỏi, nhưng bà Hiên không dám hỏi vì sợ làm phiền con. Nhưng trong thâm tâm, bà biết Hải cố giấu điều gì đó nghiêm trọng, nếu nói ra, Hải sợ bệnh mẹ sẽ nặng hơn. Nhiều hôm đi làm về muộn, ăn ít cơm, bà Hiên có hỏi thì Hải trả lời cho qua quýt rồi lại đùa với cô em bị bệnh đao 25 tuổi ngồi cạnh mẹ. Bà biết, những lúc đó, Hải đang cố pha trò để cho cả nhà vui, cũng là xua bớt nỗi lo trong mình.
    Tại blog một đồng nghiệp của nhà báo Nguyễn Văn Hải đã trích những dòng thư của nhà báo này gửi người chú của mình vào khoảng tháng 10/2007: "Cháu không ngại tù đầy, nhưng điều mà cháu buồn, lo và có cả nỗi thất vọng cay đắng là gia đình và công việc sau này. Sau bản án đó, đối với cháu, sẽ không còn cơ hội là một nhà báo, một đảng viên để thực hiện những ước mơ, kỳ vọng về xây dựng một xã hội tốt đẹp và tươi sáng, và cũng sẽ là uổng phí hơn 10 năm giữ gìn phẩm cách người cách mạng, tranh đấu không mệt mỏi trước cái xấu, cái tiêu cực. Cháu rất hiểu anh chị em đồng nghiệp ở báo Tuổi Trẻ và trong làng báo sẽ không bỏ rơi cháu, nhưng điều cháu lo sợ nhất, đó là cháu không vượt qua được khó khăn này và sẽ tự bỏ rơi mình". (Trích Blog Chàng Đa)

    "Rồi thứ năm tuần trước, vợ thằng Hải có vẻ buồn buồn thông báo ******* lại gọi anh Hải lên. Tôi là người quê, chẳng đi dâu xa bao giờ, nên cũng không hiểu chuyện gì sắp xảy ra với con mình, nhưng tôi tin, Hải không làm điều gì khuất tất. Đã bao lần, tôi biết nó bị ******* gọi lên, nhưng mà sao lần này tôi có cảm giác rất khác. Trước đó vài hôm, nó chở tôi đi khám bệnh, ngồi sau lưng nó cả quãng đường dài, tôi phân vân có nên hỏi nó có chuyện gì không vì thấy nó dạo này gầy hẳn đi, ăn uống thất thường, hay có biểu hiện mệt mỏi. Vậy nhưng rồi tôi lại không dám hỏi vì biết nó khó trả lời, và sợ tôi lo lắng nên nó sẽ không nói gì. Đến sáng thứ hai, vợ nó lại thông báo anh Hải lên ******* và có vẻ như không tốt lắm, và đến 4h chiều thì các anh ******* đã đưa nó về nhà", bà Hiên kể.

    Còn chị Minh, vợ anh Hải là giáo viên một trường THCS ở Hà Nội cũng nghỉ dạy mấy ngày nay. Bà Hiên bảo: "Nhìn con Minh mà tôi thắt cả ruột, nó buồn lắm, mấy ngày nay chẳng thiết ăn uống gì nên sinh ốm. Thời gian này, hai vợ chồng nó đang cấp tập chữa bệnh để chuẩn bị sinh con. Nhưng không ngờ mọi việc xảy ra như vậy, tôi cũng không biết rồi sẽ ra sao nữa. Mọi tối vợ chồng nó ríu rít đèo nhau đi làm về, rồi quấn quýt bên nhau. Nhưng bây giờ cứ đến tối, cái Minh lại thui thủi về phòng một mình".

    Ông Mạc, bố anh Hải, một cán bộ quân đội nghỉ hưu cho biết thêm, từ ngày anh bị bắt, hàng xóm vẫn thường xuyên sang hỏi han và động viên vợ chồng ông bà, họ bảo thằng Hải là người tốt, sớm muộn cũng sẽ trở về sớm thôi.

    Khánh Ngọc

Chia sẻ trang này