BWE - update

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi doanngocthao1701, 24/07/2020.

4725 người đang online, trong đó có 471 thành viên. 18:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 1646 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.099
    Nhu cầu cấp thoát nước và xử lý rác thải tại Bình Dương tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng được chú trọng với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp FDI và các khu công nghiệp tại đây.

    KQKD 6T2020 của BWE chứng kiến tăng trưởng khá so với cùng kỳ với doanh thu tăng 26% và LNST tăng 20%. Chúng tôi ước tính LNST cả năm sẽ đạt khoảng 492 tỷ đồng, tăng khoảng 19% n/n trên cơ sở giả định: (i) sản lượng nước tiêu thụ tăng 20% trong khi giá bán bình quân tăng 5% n/n lên ~11.000 đồng/m3, (ii) Các hoạt động xử lý rác thải, nước thải và hoạt động khác tăng khoảng 5,5%, và (iii) Chi phí BH & QLDN chiếm tỷ
    trọng 15,5% trên doanh thu nhờ đẩy mạnh tiết giảm chi phí.
    LNST Q2 2020 tăng 13% n/n. Q2 2020, BWE ghi nhận doanh thu tăng trưởng 7,9%, đạt tương ứng 692 tỷ đồng nhờ (i) tác động từ tốc độ đô thị hóa giúp số lượng khách hàng đấu nối sử dụng nước và khối lượng
    nước sạch sử dụng tăng, (ii) sản lượng nước tiêu thụ trong kỳ đạt 40,73 triệu m3, tăng 1,34 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2019, và (iii) hoạt động chuyển nhượng vật tư chứng kiến tăng cao.

    Mặc dù chi phí tài chính tăng mạnh 163% n/n do DN thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn trước biến động của thị trường chứng khoán, nhưng LNST cuối kỳ vẫn tăng từ 104 tỷ đồng trong Q2 2019 lên 118 tỷ đồng trong Q2 2020, tương ứng mức tăng 13% nhờ (i) biên LN gộp cải thiện khá với 43%, cao hơn mức 38% cùng kỳ năm ngoái, và (ii) không ghi nhận xử lý tổn thất các khoản sau cổ phần hóa DN.
    Lũy kế 6T2020, sản lượng nước tiêu thụ của BWE đạt 79,7 triệu m3, tăng 8% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng 26% lên 1.425 tỷ đồng trong khi LNST tăng ~20%, đat tương ứng 249 tỷ đồng, chủ yếu do không ghi nhận hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư như trong 6T2019 (~52 tỷ đồng).
    Nhu cầu cấp thoát nước cho các KCN tại Bình Dương tăng mạnh. Với lợi thế về hạ tầng khu công nghiệp hiện đại, cơ bản hoàn chỉnh, Bình Dương đã và đang trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ… Năm 2019, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về thu hút vốn FDI với tổng vốn đạt hơn 3,073 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ, và vượt 119,57% so với chỉ tiêu năm 2019. Năm 2020, Bình Dương chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư vào ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc thu hút vốn FDI kéo theo việc mở rộng quy mô và số lượng các khu công nghiệp tại đây, khiến nhu cầu cấp thoát nước cho các KCN tại tỉnh tăng mạnh.
    Với vị thế là đơn vị dẫn đầu và độc quyền trong cung cấp nước cho tỉnh, BWE hoàn toàn có thể mở rộng têp khách hàng nhằm bắt kịp xu hướng tăng vốn FDI ở Bình Dương. Ngoài ra, Tỉnh ủy Bình Dương cũng dự kiến tiếp tục nâng giá nước bình quân 5%/năm trong giai đoạn 2018 – 2022, qua đó giúp cải thiện biên lợi nhuận cho BWE.
    ruachoichung thích bài này.
  2. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.099
    Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE – sàn HOSE): Sản lượng nước thương phẩm tiếp tục tăng và khối lượng rác thải phục hồi nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp ở tỉnh Bình Dương khởi sắc; Tăng thêm khách hàng mới nhờ 1) đầu tư tăng đường ống nước và nâng công suất nhà máy xử lý rác thải và 2) dân số và tỷ lệ đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương được dự báo tiếp tục gia tăng; Triển vọng dài hạn sẽ đến từ các công ty liên kết.

    BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần năm 2023 của BWE lần lượt đạt 3.444 tỷ đồng (giảm 1% so với năm trước) và 711 tỷ đồng (giảm 4%)chủ yếu đến từ: Doanh thu xử lý rác thải và nước thải giảm lần lượt 8% và 36% do hoạt động sản xuất ở Bình Dương bị đình trệ, được bù đắp bởi doanh thu cung cấp nước sạch tăng 9% nhờ hợp nhất doanh thu công ty con; và chi phí lãi vay tăng 70% do dư nợ tăng và môi trường lãi suất cao.

    Doanh thu và lợi nhuận thuần năm 2024 của BWE dự báo sẽ đạt 3.725 tỷ đồng (tăng trưởng 8% so với năm trước) và 758 tỷ đồng (tăng trưởng 7%). Doanh thu nước sạch, xử lý rác thải, nước thải tăng lần lượt 5%, 16%, 19% được hỗ trợ bởi sự phục hồi của hoạt động sản xuất ở tỉnh Bình Dương và nhà máy nước, xử lý rác được nâng công suất.

    Dựa vào phương pháp định giá SoTP chúng tôi đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BWE với giá mục tiêu năm 2024 là 43.800 đồng/CP(upside 10.7% so với giá ngày 02/01/2024, bao gồm tỷ suất cổ tức 3%).
  3. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.099
    Trong năm 2024, doanh thu Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE – sàn HOSE) dự kiến tăng 7,1% so với năm trước, đạt 3.776 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng ước phục hồi trở lại mức 757 tỷ đồng, tăng trưởng 12,3%. Nhìn chung, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2024-2028 dự phóng duy trì ổn định ở mức 6,6% và 15,6% mỗi năm.

    Dự phóng được chúng tôi đưa ra dựa trên các yếu tố sau đây: Hoạt động cấp nước vẫn tiếp tục dẫn dắt với mức doanh thu 2.445 tỷ đồng (tăng trưởng 5,4%), trong đó sản lượng nước tiêu thụ ước đạt 213 triệu m3 (tăng trưởng 3,9%) trong năm 2024, chủ yếu đến từ việc hợp nhất BWE LA.

    Theo ban lãnh đạo Công ty, dự kiến cuối năm 2024, tỉnh Bình Dương sẽ phê duyệt việc tăng giá nước 5%/năm cho giai đoạn 2024 - 2028, và tương tự tại Long An, giá nước của BWE LA dự kiến tăng 9%/năm trong 2024-2025.

    Bên cạnh đó, chi phí lãi vay dự kiến giảm mạnh 12% trong 2024 nhờ khả năng cơ cấu giảm lãi suất.

    Dự báo của chúng tôi đưa ra đã loại trừ đi các tác động của rủi ro tỷ giá. Hiện tại, tỷ giá USD/VND đã tăng 2,4% so với đầu năm (tăng 4,7% so với mức trung bình của năm 2023) – và sự mất giá của VND vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong ngắn hạn; trong khi đó phải lưu ý rằng phần lớn dư nợ của BWE được tài trợ từ các nguồn nước ngoài – chiếm khoảng 45% tổng dư nợ tính đến cuối năm 2023.

    Ngoài ra, trong đó có hơn 1.100 tỷ đồng đã được giải ngân trong năm 2023. Do đó, kết quả kinh doanh thực tế trong năm 2024 có thể không đạt dự báo của chúng tôi do vấn đề lỗ tỷ giá. Trong năm ngoái, BWE đã ghi nhận lỗ ròng tỷ giá 26,3 tỷ đồng.

    Do đó, chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu BWE với giá mục tiêu 50.600 đồng/CP.
  4. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.099
    Chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị từ nắm giữ sang mua đối với cổ phiếu BWE của Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương, giá mục tiêu cuối năm 2024 là 49.550 đồng/CP (upside 16% so với giá ngày 04/06/2024). Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá kết hợp từng phần và hệ số nhân.

    Đối với phương pháp từng phần của báo cáo trước, chúng tôi điều chỉnh định giá từ 39.600 đồng/CP lên mức 50.800 đồng/CP do tăng 2 điểm % sản lượng nước tiêu thụ với kết quả tích cực trong 4/2024, và giá bán trung bình bắt đầu tăng từ năm 2025 (sớm hơn 2 năm so với dự báo trước).

    Doanh thu năm 2024/2025 đạt 3.978 tỷ đồng (tăng trưởng 13%)/ 4.303 tỷ đồng (tăng trưởng 8%), (cao hơn 4,3%/5,8% so với dự báo cũ), nhờ:

    Mảng nước sạch doanh thu tăng 8,2%/8,4%: Sản lượng nước sạch tăng trưởng +6%/+5% nhờ hoạt động sản xuất của tỉnh Bình Dương phục hồi trở lại, có thể thêm khách hàng hộ dân cư mới nhờ mở rộng mạng lưới đường ống; Giá bán trung bình tăng 0%/2,5% với giả định UBND phê duyệt tăng giá bán vào quý III/2025. Đóng góp doanh thu của Biwase – Long An từ nửa cuối năm 2023.

    Mảng xử lý rác thải và nước thải tăng lần lượt 23%/11% và tăng 151%/giảm 11%. Doanh thu tăng mạnh trong năm 2024 và chậm lại trong năm 2025 do một phần doanh thu 2023 được ghi nhận sang năm 2024.

    Dẫn đến, lợi nhuận thuần đạt 716 tỷ đồng (tăng trưởng 4%)/ 853 tỷ đồng (tăng trưởng 19%), tương ứng cao hơn 0%/9% so với dự báo cũ.

    Điều chỉnh trọng yếu của dự báo mới so với dự báo trước: Mảng nước sạch: sản lượng tiêu thụ nước sạch 2024 tăng thêm 2 điểm %, giá bán trung bình bắt đầu tăng từ năm 2025 (sớm hơn 2 năm so với dự báo trước); và chi phí tài chính năm 2024 tăng 36% chủ yếu do lỗ tỷ giá: điều chỉnh giả định mất giá trung bình của tỷ giá từ 1% lên 3% trong năm 2024.
  5. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.099
    VCBS vẫn duy trì khuyến nghị trung lập đối với Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương - BWE (BWE – sàn HOSE), với giá mục tiêu không đổi 49.500 đồng/CP (tiềm năng tăng giá 12%) như báo cáo chúng tôi đã công bố “Báo cáo cập nhật BWE ngày 25/09/2024”.

    BWE công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng năm 2024 với doanh thu đạt 2.901 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ, hoàn thành 70% kế hoạch năm), lợi nhuận sau thuế đạt 468 tỷ đồng (giảm 5% so với cùng kỳ, hoàn thành 67% kế hoạch năm).

    Nhìn chung, doanh thu từ mảng cấp nước và doanh thu từ mảng xử lý nước đều tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt 11% và 10,6%. Sản lượng nước tiêu thụ tại khu vực tỉnh Bình Dương đạt 149 triệu m3 – 822 nghìn m3/ngày đêm (tăng trưởng 9%, hoàn thành 77% kế hoạch năm). Lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ do chi phí tài chính tăng cao – lỗ chênh lệch tỷ giá do khoảng 57% tổng dư nợ của BWE được tài trợ từ các nguồn nước ngoài chủ yếu là USD (3.057 tỷ đồng trên tổng dư nợ vay ngắn/dài hạn là 5.326 tỷ đồng).

    Triển vọng doanh nghiệp: Triển vọng tích cực từ nhu cầu tiêu thụ nước; Lộ trình tăng giá nước tại Bình Dương được kỳ vọng sớm ban hành; Tiếp tục đẩy mạnh M&A.

    Trong đó, vào ngày 23/10 vừa qua, CTCP Nước Sài Gòn - Cần Thơ đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua bầu ban lãnh đạo - BWE và ông Nguyễn Hiền Triết tham gia đầu tư với tỷ lệ tương ứng 65% và 35% vốn điều lệ, đồng thời thông qua kế hoạch tăng vốn - chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động 50 tỷ đồng nhằm tiếp tục đầu tư hoàn thiện nhà máy nước Sài Gòn – Mê Kông với công suất 25.000 m3/ngày đêm, tăng công suất lên 50.000 m3/ngày đêm

Chia sẻ trang này