Các bác đánh giá thế nào về động thái này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tdt212hn, 29/08/2008.

3642 người đang online, trong đó có 350 thành viên. 09:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 214 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tdt212hn

    tdt212hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác đánh giá thế nào về động thái này

    ?oHé cửa? cho vay cầm cố chứng khoán

    Một thời gian dài, do thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã hạn chế nghiệp vụ repo chứng khoán (cho nhà đầu tư vay tiền thế chấp bằng chứng khoán), tuy nhiên, trong 2 tháng nay, chứng khoán và thị trường tiền tệ dần ổn định trở lại, nên nhiều cty bắt đầu tái triển khai nghiệp vụ này nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường với chủ trương thận trọng và chặt chẽ.
    Đi đầu là CTCK SBS ?" trực thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty cho biết: Với sự hỗ trợ vốn của ngân hàng mẹ (Sacombank), SBS sẽ dành 90% vốn có được để thực hiện trở lại việc cho vay cầm cố chứng khoán, nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường. Trước mắt, SBS dành ra 200 tỉ đồng và sẽ tăng lên tùy theo nhu cầu từ thị trường, áp dụng đối với khoảng 15 loại cổ phiếu hàng đầu đã được niêm yết trên sàn chứng khoán và một số cổ phiếu chưa niêm yết như Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank), Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), Hoàng Anh - Gia Lai, Vinaconex... Dự kiến mức lãi suất sẽ là 1,75-1,8%/tháng.

    Phó giám đốc CTCK Ngân hàng Vietinbank (IBS), ông Tô Hiếu Thuận cũng cho biết, không cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng, Cty vừa tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Vì vậy, nguồn vốn để Cty triển khai repo và cầm cố CP còn dồi dào và khi thích hợp sẽ đẩy mạnh triển khai. Theo Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), ông Lý Xuân Hải: Cho vay cầm cố cũng là một loại hình tín dụng nằm trong hoạt động của ngành ngân hàng và nó phát triển cùng với TTCK. Vì vậy, khi thời điểm thích hợp, ACB sẽ tái triển khai cho vay cầm cố. Tuy nhiên, quy mô sẽ nhỏ hơn so với năm trước.

    Trước đây, Ủy ban chứng khoán đã yêu cầu các CTCK tạm dừng nghiệp vụ repo do lo sợ TTCK sẽ giảm sâu hơn nữa từ những tác động của hoạt động thế chấp, cầm cố chứng khoán. Còn hiện nay, tình hình thị trường đã khả quan hơn, và có thể xem là thời điểm phù hợp để tái xuất nghiệp vụ này, trong khi mức lãi suất cho vay cầm cố tương đương hoặc cao hơn lãi suất cho vay ở các nhà băng hiện nay. Đây là nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các CTCK. Theo các CTCK, việc thực hiện dịch vụ repo được các đơn vị làm một cách thận trọng, có kiểm soát, thay vì triển khai tràn lan như trước. "Không chỉ thu hẹp danh mục, các tiêu chí chọn lựa danh mục phù hợp tình hình thị trường hiện nay, chúng tôi cũng không khuyến khích NĐT lạm dụng nghiệp vụ này..." - ông Nguyễn Hồng Nam, phó tổng giám đốc SSI, nói. Theo ông Nguyễn Hồng Nam, với lãi suất repo khá cao, việc NĐT sử dụng nghiệp vụ repo để lấy tiền tái đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro. Do đó, SSI chỉ áp dụng nghiệp vụ đối với những NĐT thật sự cần vốn, nhưng tỉ lệ repo cũng khá thấp.

    Đánh giá về hoạt động repo của các CTCK hiện nay, theo Ủy ban Chứng khoán NN nhận định, các CTCK mở lại dịch vụ repo trong bối cảnh chứng khoán đã có nhiều tín hiệu lạc quan trở lại cũng là điều bình thường. Tùy vào sự hồi phục của thị trường và khả năng tài chính từng ngân hàng, CTCK xác định thời điểm repo trở lại. Mỗi CTCKsẽ quan điểm khác nhau khi xác định thị trường đã tốt trở lại hay chưa, thanh khoản đang ở mức như thế nào, khả năng đảm đương repo đến đâu... để tái thực hiện nghiệp vụ này. Và dĩ nhiên, trong nhiều sự tính toán đó, CTCK cũng sẽ cẩn trọng trong việc sàng lọc đối tượng áp dụng loại hình giao dịch này chứ không mang tính đại trà như hồi thị trường tăng trưởng nóng.

    Về phía NĐT, Ủy ban Chứng khoán NN cũng khuyến cáo, hoạt động repo, cầm cố được coi là một dạng đòn bẩy tài chính giúp NĐT tăng năng lực vốn của mình thông qua hình thức vay mượn. Hoạt động vay mượn này sẽ rất hiệu quả nếu thị trường tăng trưởng theo một xu hướng rõ ràng và NĐT có kinh nghiệm mua/bán hợp lý, vì lãi suất vay thấp hơn rất nhiều tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện thua lỗ, NĐT sẽ bị gia tăng thiệt hại do phải tính thêm cả chi phí lãi vay. Tới đây UBCK sẽ sớm hoàn tất dự thảo quy chế về repo, cầm cố cổ phiếu nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động này đạt hiệu quả hơn, không gây những tác động tiêu cực đến thị trường.

Chia sẻ trang này