Các bác đầu tư cổ phiếu Ngân hàng nên đọc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tungngoc99, 05/07/2006.

5308 người đang online, trong đó có 605 thành viên. 22:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 707 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tungngoc99

    tungngoc99 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Các bác đầu tư cổ phiếu Ngân hàng nên đọc

    Cơ quan quản lý cho rằng mật độ gần 40 nhà băng hiện nay đã tạm đủ và nếu muốn "đẻ" thêm, phải là ngân hàng có quy mô vốn lớn, có thể trên 5.000 tỷ đồng.

    Dự thảo Nghị định về tổ chức, quản trị ngân hàng thương mại đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến các bên liên quan và dự kiến trình Chính phủ ban hành ngay cuối năm nay, với tham vọng chuẩn hoá năng lực quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại.

    Trong đó, quy định về thành lập ngân hàng chỉ là một phần nhỏ, được thiết kế ở chương II, với vỏn vẹn 1 điều (điều 5). Song điều này đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư lâu nay ấp ủ kế hoạch nhảy vào thị trường. Ngoài các quy định hiện hành trong Luật Các tổ chức tín dụng, một ngân hàng thương mại thành lập mới phải có vốn pháp định tối thiểu 5.000 tỷ đồng. Trước khi khai trương hoạt động, ngân hàng phải công bố rõ nguồn gốc, xuất xứ nguồn vốn góp của từng tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập ngân hàng.

    Trao đổi với VnExpress, đại diện ban soạn thảo, Vụ trưởng Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) Kiều Hữu Dũng cho biết yêu cầu về vốn chỉ là ý tưởng do ban soạn thảo đưa ra để thăm dò phản ứng dư luận, chưa phải quan điểm chính thống của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, ông Dũng thừa nhận con số 5.000 tỷ đồng, tương đương hơn 300 triệu USD, có liên quan đến việc hạn chế thành lập mới, đặc biệt là những ngân hàng quy mô tài chính không lớn. Mục tiêu vốn điều lệ đối với các ngân hàng đang hoạt động vẫn sẽ là 1.000 tỷ đồng, nhưng trong dài hạn, có thể từng bước nâng lên ngang với yêu cầu thành lập mới.

    "Với quy mô kinh tế của Việt Nam, số lượng gần 40 ngân hàng thương mại như hiện nay là đủ và chưa cần thiết phải mở rộng hơn trong thời gian tới. Thậm chí có quan điểm cho rằng nên khuyến khích sáp nhập các ngân hàng yếu kém, thu hẹp quy mô thị trường xuống còn trên dưới 15 đơn vị. Tất nhiên, ngay một lúc chưa thể làm được điều đó", ông Dũng nói.

    Vụ phó Vụ Chiến lược (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Đại Lai thì cho rằng ngành ngân hàng mới đáp ứng 30-40% nhu cầu của nền kinh tế, tuy nhiên không phải vì thiếu tổ chức tín dụng mà do năng lực cung ứng dịch vụ của các đơn vị chưa được phát huy hết. "Nếu xét theo mật độ phân bổ, số lượng ngân hàng như hiện nay đã tạm đủ. Tuy nhiên, vì các ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của chính mình nên chưa thể thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế", ông nói thêm.

    Ủng hộ quan điểm không nên mở rộng số lượng ngân hàng, ông Lai cho rằng ngoài vấn đề vốn, nên đưa ra các quy định khắt khe hơn nếu muốn thành lập ngân hàng, chẳng hạn như yêu cầu về bộ máy hoạt động, năng lực quản trị, khả năng phát triển và cung ứng dịch vụ...

    Các nhà đầu tư ngoại khó chen chân

    Theo cam kết đàm phán song phương Việt - Mỹ về gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 1/4/2007 là mốc đánh dấu việc mở cửa hoàn toàn thị trường ngân hàng Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, loại hình ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được phép tồn tại và được đối xử bình đẳng như các nhà băng nội địa. Điều đó có nghĩa, yêu cầu vốn pháp định tối thiểu 5.000 tỷ đồng, nếu được thông qua, cũng sẽ áp dụng chung cho cả nhà đầu tư ngoại lẫn nội.

    Hơn 300 triệu USD là rào cản không thể vượt qua với các nhà đầu tư nội và dự báo cũng sẽ là gáo nước lạnh làm giảm nhiệt huyết tham gia thị trường của các tổ chức tài chính quốc tế. Nếu phải khởi đầu ở một thị trường mới với yêu cầu vốn pháp định lớn như vậy, nhiều ngân hàng nước ngoài tỏ ý chọn cách đầu tư gián tiếp hơn là tự thành lập mới theo mô hình 100% vốn FDI.

    Tuy nhiên, ngay cả cách tham gia thị trường thông qua mua cổ phần ngân hàng cũng không phải dễ dàng. Trong dự thảo nghị định tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần trong ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa thể hiện quan điểm thận trọng mở cửa thị trường khi kiên quyết giữ tổng mức sở hữu cổ phần (room) dành cho các nhà đầu tư nước ngoài là 30%, thay vì 49% như nhiều người kỳ vọng. Room dành cho mỗi đối tác vẫn là 10%. Riêng nhà đầu tư chiến lược được phép mua tới 20%, tuy nhiên họ cũng chỉ được phép trở thành nhà đầu tư chiến lược của duy nhất một ngân hàng. Hơn nữa, muốn được mua cổ phần, ngân hàng nước ngoài phải có tổng tài sản ít nhất là 20 tỷ USD.
    S.L

    " Trích -Theo Vnexpress"
    - Các bác có ý kiến gì cùng trao đổi nhận địn về thị trường cổ phiếu Ngân hàng.

Chia sẻ trang này