Các bác nghĩ sao có cần ban giám sát thị trường ko ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanglong010, 11/08/2007.

3907 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 08:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 804 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Các bác nghĩ sao có cần ban giám sát thị trường ko ?

    Cần có ban giám sát thị trường

    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=960&lang=


    Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một phát triển cùng với sự gia tăng về số lượng công ty niêm yết chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, nhà đầu tư...
    Điều này đặt ra rất nhiều thách thức cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính còn hết sức mới mẻ này.

    Phải có Ban giám sát thị trường chứng khoán

    Có nhiều lý do khiến phải nhanh chóng thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán. Trong một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành liên quan đến việc quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có đề cập đến việc thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán. Trên tinh thần đó, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã xây dựng Đề án thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán, trình Bộ Tài chính xem xét, sau đó hoàn chỉnh và trình Chính phủ phê duyệt. Ban giám sát có chức năng giám sát hoạt động giao dịch, thao túng giá, lũng đoạn thị trường, công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, cổ đông lớn...

    Hơn nữa, Ban giám sát còn giám sát cả hoạt động liên quan đến giao dịch của bản thân các công ty chứng khoán, giám sát quá trình đặt lệnh trong hoạt động giao dịch. Ngoài ra, cơ quan này sẽ gánh vác nhiều trọng trách liên quan đến việc quản lý Nhà nước về chứng khoán. Khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật, Ban giám sát thu thập thông tin, trình lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán để xử lý kịp thời những sai phạm đó. Trước mắt chúng ta xây dựng phần mềm đảm bảo giám sát trực tuyến. Bước 2, khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bộ máy giám sát được đầu tư lớn sẽ tiến hành giám sát toàn bộ thị trường chứng khoán.

    TS. Nguyễn Sơn, Phó trưởng ban phát triển thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết: "Trong tương lai không xa, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển không ngừng, tất nhiên sẽ không tránh khỏi những biểu hiện tiêu cực, lừa đảo phát sinh, đòi hỏi phải có cơ quan giám sát thị trường. Xu thế của thị trường chứng khoán thế giới là xây dựng bộ phận (cơ quan) giám sát. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó".

    Kiểm soát chặt dòng vốn ngoại

    Thống kê mới nhất của các cơ quan chức năng cho thấy, tính đến tháng 6.2007 đã có 206 tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Kéo theo đó là một lượng lớn vốn ngoại tệ đổ vào Việt Nam thông qua các nhà đầu tư ngoại quốc. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý Nhà nước. Vì rằng, vốn ngoại vào nhiều sẽ đẩy nhu cầu mua ngoại tệ. Nếu không xử lý tốt vấn đề này thì rất dễ dẫn tới tình trạng lạm phát.
    Tuy nhiên, trong Đề án thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán đã có một số điều khoản tăng cường quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường. Tuy vậy, cách quản lý vừa phải đảm bảo tính an toàn đồng thời mang tính khuyến khích, không can thiệp "thô bạo" bằng biện pháp hành chính.

    Một quan chức trong Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nêu quan điểm: "Quản lý ngoại hối là do Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Cơ quan này sẽ giám sát các nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp vào và ra khỏi Việt Nam. Theo Luật Chứng khoán và các văn bản pháp quy chuẩn bị ra đời thì Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng sẽ tiến hành giám sát nguồn vốn này". Cũng theo vị quan chức này cho biết, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải đăng ký với Uỷ ban về việc hình thành, xuất xứ của Quỹ và kế hoạch đầu tư ở Việt Nam.

    Ở góc độ khác, một số chuyên gia tài chính nhận xét, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cùng với số lượng ngoại tệ lớn sẽ làm các nhà đầu tư trong nước lép vế trong các phiên giao dịch. Đấy là chưa nói đến những hành vi thao túng, buộc các nhà đầu tư Việt Nam phải chơi theo cách mà các nhà đầu tư nước ngoài đã định sẵn. Tất nhiêu phần thua thiệt sẽ nghiêng về phía chúng ta.
    Vì dẫu sao các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài cũng có kinh nghiệm về chứng khoán trước chúng ta hàng chục năm. Ông Jone - nhà đầu tư người Anh cho hay: "Tôi không ngạc nhiên khi nghe nói tới đây Việt Nam sẽ thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán. Ở nước tôi và nhiều nước trên thế giới đều có cơ quan giám sát và nó thường nằm trong Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia. Không chỉ mang lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ hoạt động của cơ quan giám sát này.






    .
  2. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này