Các bác ôm cp lồi mồm nhé...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TCTF1, 17/05/2012.

8710 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2858 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. TCTF1

    TCTF1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1.749
    Vốn vào chứng khoán có nguy cơ bị siết chặt

    [​IMG]

    Từ chỗ cho phép CTCK vay nợ tới 6 lần vốn chủ sở hữu, nay dự thảo Thông tư mới chỉ cho phép CTCK vay nợ 3 lần vốn chủ và chỉ được vay vốn từ các TCTD hoặc trái phiếu DN.
    Thị trường đang tỏ ra e ngại trước nguy cơ nguồn vốn vào thị trường sẽ bị siết chặt khi cơ quan quản lý đang xây dựng Thông tư mới về tổ chức và hoạt động của CTCK.

    Dự thảo Thông tư thay thế Quyết định số 27/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK quy định tỷ lệ vay nợ của CTCK (không bao gồm tiền gửi NĐT) không được quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Thị trường đang tỏ ra e ngại trước nguy cơ nguồn vốn vào thị trường sẽ bị siết chặt. Điều này là có thật, nhưng nguy cơ đến từ một quy định khác chứ không phải từ tỷ lệ vốn vay.


    Tỷ lệ không đáng ngại

    Siết chặt hoạt động CTCK là quan điểm của cơ quan soạn thảo Thông tư và thị trường hiểu điều đó. Tuy nhiên, từ chỗ cho phép vay nợ tới 6 lần vốn chủ sở hữu, nay dự định chỉ còn 3 lần, không khỏi khiến NĐT và CTCK cảm thấy sốc. Định hướng của các CTCK thời gian gần đây cho thấy, từ chỗ tập trung cho hoạt động tự doanh, các CTCK đang dần chuyển sang đẩy mạnh mảng môi giới, hỗ trợ tài chính cho NĐT. Tuy nhiên, nghiệp vụ này khó có thể phát triển nếu thiếu dòng tiền.

    Trong quá khứ, TTCK đã chứng kiến CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng bị UBCK “tuýt còi” vì vi phạm quy định giới hạn tỷ lệ vay nợ (lên mức 7,54 lần thay vì mức giới hạn 6 lần). Hay trường hợp CTCK Ngân hàng Sài Gòn - Thương Tín (SBS) từng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cho khách hàng lên tới cả nghìn tỷ đồng, dù không vượt mức giới hạn 6 lần, nhưng cũng lớn hơn khá nhiều so với tỷ lệ 3 lần như dự thảo.

    Với việc giới hạn tỷ lệ vay nợ về 3 lần, nếu so sánh đơn giản, NĐT cho rằng, nguồn vốn tín dụng vào thị trường có thể sẽ bị giảm tới 50%, bởi hầu hết các khoản vay của NĐT đều được giải ngân thông qua CTCK. Nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn như vậy.

    Thống kê của ĐTCK về tình hình tài chính của 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên HOSE cho thấy, dù chưa hoàn toàn tách biệt được tình trạng tài chính thực của các CTCK (do thiếu dữ liệu), nhưng các CTCK đều có tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu rất thấp. 10 CTCK nói trên đều có tỷ lệ vay nợ rất thấp. Thậm chí, CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) và CTCK VNDirect hoàn toàn không có vay nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

    10 CTCK không thể đại diện cho tình hình tài chính của hơn 90 CTCK còn lại, nhưng xét về tổng thể, đây là nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Trong số những CTCK còn lại, vẫn có những đơn vị đang sử dụng rất nhiều cách huy động vốn khác nhau để tìm nguồn hỗ trợ cho khách hàng, thậm chí có CTCK đang sống chủ yếu bằng tiền đi vay. Nhưng bức tranh Top 10 môi giới trên HOSE cho thấy, tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu giảm về mức 3 lần chưa hẳn là vấn đề nghiêm trọng.

    [​IMG]
    Mấu chốt nằm ở đối tượng CTCK được phép vay

    Ngoài việc giới hạn tỷ lệ vay nợ trên vốn chủ sở hữu, dự thảo Thông tư cũng siết đối tượng cho CTCK vay chỉ là tổ chức tín dụng, hoặc vay trái phiếu (các trường hợp phát sinh phải có báo cáo và giải trình UBCK trong ngày). Trong khi đó, theo bảng trên, ngoại trừ những CTCK không thuyết minh chi tiết, các trường hợp còn lại cho thấy, vay từ tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn vay của CTCK.

    Điển hình như trường hợp CTCK Thăng Long (TLS), báo cáo tài chính thời điểm 31/12/2011 cho thấy, trong hơn 1.811 tỷ đồng vay nợ, công ty này vay tổ chức 991,8 tỷ đồng, vay cá nhân 219,6 tỷ đồng, không hề vay tổ chức tín dụng. Hay CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS), trong 339 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn của Công ty, 136,8 tỷ đồng là vay ngân hàng, còn lại là vay cá nhân và đối tượng khác.

    Tại hầu hết CTCK không thuộc Top 10 nêu trên, việc huy động vốn nhàn rỗi từ các NĐT cá nhân hay các DN là khá phổ biến. Tình trạng cạnh tranh vốn từ ngân hàng của nhóm CTCK đã được nói đến từ lâu, khi CTCK đưa ra mức phí huy động vốn rất cao, lên tới 17 - 18%/năm, thậm chí cao hơn.

    Dự thảo sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN đã bỏ quy định ngân hàng mẹ không được cấp tín dụng cho CTCK trực thuộc, nhưng với quy định hạn chế đối tượng được cho CTCK vay nợ theo dự thảo Thông tư UBCK đang xây dựng, khối công ty này liệu có tìm được nguồn vốn hỗ trợ NĐT? Trong quá khứ, để “né” các quy định liên quan đến chỉ tiêu an toàn vốn, không ít NHTM đã lựa chọn hình thức bơm vốn cho CTCK thông qua một bên thứ ba. Khi CTCK bị siết các đối tượng được vay vốn, tín dụng cho chứng khoán rất có thể vì lý do này mà trở nên u ám.

    Theo Bùi Sưởng
    ĐTCK


    Cơ quan thẩm tra không đồng ý đề xuất miễn thuế của Chính phủ

    Tại phiên họp toàn thể sáng nay (17/5) của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, 100% thành viên dự họp đồng ý với đề xuất giảm thuế, nhưng đều không đồng ý với đề xuất miễn thuế.
    [​IMG]

    Ngày 10/5 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết số 13/NQ - CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

    Tại đây, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định ban hành một số chính sách ưu đãi thuế với tổ chức cá nhân.

    Ngày 16/5, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

    Cụ thể, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hàng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

    Đồng thời, miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

    Tuy nhiên, theo nguồn tin của VnEconomy, tại phiên họp toàn thể sáng nay (17/5) của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, 100% thành viên dự họp đồng ý với đề xuất giảm thuế, nhưng đều không đồng ý với đề xuất miễn thuế.

    Một trong những lý do là vào tháng 8/2011, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội cũng đã ban hành nghị quyết số 08/2011/QH13 bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

    Theo đó, Quốc hội đồng ý giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ quý 3 năm 2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho công nhân, sinh viên, học sinh thuê; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ cá nhân tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá như cuối năm 2010.

    Tuy nhiên, theo một số ý kiến, đến nay kết quả thực hiện chủ trương này chưa được đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho đề xuất tiếp theo. Hơn nữa, cũng rất khó để có thể xác định được điều kiện đi kèm là “giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011”.

    Ở báo cáo sơ kết việc thực hiện nghị quyết số 08 của Quốc hội, Chính phủ cho biết tổng số thuế VAT đã giảm cho các đối tượng được nêu ở nghị quyết, theo báo cáo ban đầu là 3 tỷ đồng cho khoảng 100 doanh nghiệp, khoảng 7 tỷ đồng cho 25.000 hộ và cá nhân kinh doanh nhà trọ, suất ăn ca cho công nhân.

    Với ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cung ứng suất ăn ca cho công nhân có khoảng 150 doanh nghiệp được giảm với tổng số tiền khoảng gần 2 tỷ đồng.
    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy


    Hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa tuyên bố cắt giảm điểm tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), một phần vì lý do kỹ thuật.

    [​IMG]
    Theo thông báo đề ngày 17/5 của Moody’s, tổ chức đánh giá tín nhiệm này tuyên bố cắt giảm định hạng sức mạnh tài chính ngân hàng độc lập (BFSR) của ACB từ E+ xuốn D-. Đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) dài hạn của ACB được Moody’s xếp ở mức B1. Cùng với đó, đánh giá tín nhiệm tiền gửi nội tệ dài hạn và định hạng tín nhiệm nhà phát hành của ACB được Moody’s cắt giảm xuống mức B1 từ mức Ba3. Các điểm số tín nhiệm này được Moody’s áp triển vọng ổn định.

    Moody’s cho biết, việc cắt giảm điểm tín nhiệm của ACB dựa trên hai cơ sở. Thứ nhất là sự điều chỉnh trong phương pháp đánh giá tín nhiệm của tổ chức này, thứ hai là do tình hình vốn và chất lượng tài sản của ngân hàng này.

    “Động thái hạ điểm tín nhiệm này dựa trên (i) ảnh hưởng từ việc điều chỉnh cách đánh giá áp dụng trên phạm vi toàn cầu đối với các ngân hàng có đánh giá sức mạnh tài chính độc lập cao hơn điểm tín nhiệm nợ quốc gia, cũng như (ii) chất lượng vốn và tài sản suy giảm của ACB”, báo cáo có đoạn viết.

    Hiện đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn của ACB vẫn được Moody’s duy trì ở mức B1, đánh giá tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ dài hạn giữ ở mức B2. Triển vọng đối với cả hai định hạng này đều là "tiêu cực". Các đánh giá tín nhiệm nợ ngắn hạn không ưu tiên của ACB không bị ảnh hưởng bởi đợt điều chỉnh đánh giá này của Moody’s.

    Hôm 18/4, Moody’s đã tuyên bố xét hạ điểm tín nhiệm của một số ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có ACB. Trong thông báo ngày 17/5, Moody’s cho biết, động thái hạ điểm tín nhiệm lần này đối với ACB đã hoạt tất đợt xem xét điều chỉnh nói trên.

    Theo Moody’s, việc hạ điểm đánh giá sức mạnh tài chính ngân hàng độc lập của ACB phản ánh đánh giá của tổ chức đánh giá tín nhiệm này rằng, điểm tín nhiệm của các ngân hàng có liên hệ mật thiết với sức mạnh tín nhiệm của quốc gia mà ngân hàng đó đặt trụ sở. Moody’s đánh giá, những yếu tố dẫn tới việc ACB bị hạ điểm đánh giá sức mạnh tài chính ngân hàng độc lập bao gồm ACB có mức độ hoạt động bên ngoài thị trường Việt Nam tương đối thấp, ACB nắm giữ một tỷ lệ trái phiếu chính phủ cao so với mức vốn, và tình trạng thiếu vắng sự hỗ trợ tiếp theo từ đối tác ngoại của ngân hàng này.

    Theo số liệu mà Moody’s đưa ra, tính đến cuối năm 2011, ACB nắm giữ một lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam tương đương 124% vốn cấp 1. Bởi vậy, Moody’s cho rằng, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nợ công ở Việt Nam, ACB khó thoát khỏi ảnh hưởng. Ngoài ra, do ACB cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường kinh tế vĩ mô như Chính phủ Việt Nam, nên mức đánh giá sức mạnh tài chính ngân hàng độc lập của ACB ngang bằng với đánh giá tín nhiệm quốc gia là hợp lý.

    Moody’s cũng khẳng định, các định hạng tín nhiệm mới của ACB phản ánh những điểm mạnh và yếu của ngân hàng này. Theo Moody’s, ACB đáng đối mặt thách thức trong việc tăng vốn để có khả năng hấp thụ thua lỗ tốt hơn. Theo chuẩn Basel I, tỷ lệ vốn cấp 1 của ACB đã giảm xuống 6,1% vào cuối năm 2011 từ mức 11,3% vào cuối năm 2009.

    Ngoài ra, trong điều kiện căng thẳng, theo Moody’s, khả năng của ACB trong việc hấp thụ các khoản thua lỗ tín dụng được dự báo trong trung hạn theo kịch bản kiểm tra năng lực tài chính (stress test) của Moody’s là thấp hơn các ngân hàng có cùng mức điểm đánh giá khác, không chỉ vì ACB có mức vốn cấp 1 tương đối thấp, mà còn do ACB có tỷ lệ vốn dự phòng thất thoát vốn vay khá thấp.

    Moody’s cho rằng, các ngân hàng Việt Nam phải có tỷ lệ vốn cấp 1 trên 9% mới là đủ trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều thách thức cũng như hỗ trợ tăng trưởng vốn vay trong tương lai.

    Chưa kể, Moody’s cho rằng, chất lượng tài sản của ACB đang suy giảm, còn tỷ lệ nợ xấu của ACB theo chuẩn quốc tế là khó đoán biết. Theo chuẩn Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0,9% tổng lượng vốn vay ở thời điểm cuối năm 2011, từ mức 0,3% vào cuối năm 2010. Moody’s dư báo, rủi ro chất lượng tài sản của ACB sẽ còn gia tăng trong 2 năm tới.

    Tuy nhiên, Moody’s cũng đánh giá cao ACB ở các điểm như ACB là ngân hàng có mạng lưới rộng lớn thứ thứ 5 và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất ở Việt Nam; ACB có khả năng sinh lợi tương đối tốt, hiệu quả cao, tính thanh khoản tốt; quy trình xét cấp vốn tín dụng tuân thủ chặt chẽ quy định, công tác quản trị rủi ro tiến bộ, cũng như những lợi ích về chuyển giao kỹ năng từ đối tác chiến lược Standard Chartered Bank.
    Theo VNE
  2. TCTF1

    TCTF1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1.749
  3. jamesn

    jamesn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2009
    Đã được thích:
    48
    Tin xấu này chỉ sợ lại làm TT bùng nổ, vì tin tốt ra vừa qua là để tụi BBs nó chốt lời đạp TT xuống hơn tuần nay!
  4. southernsea-hcm

    southernsea-hcm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    42
    =))=))=))=))=))còn tin gì xấu nữa hông em zai?:)):)):)):))
  5. TCTF1

    TCTF1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1.749
    Sắp vòng mới rồi..>:)>:)>:)>:) hết tháng nhé..[r2)][r2)][r2)]
  6. TCTF1

    TCTF1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1.749
    >:)>:)>:)>:)>:) bác thông kê có bao nhiêu doanh nghiệp thì từng đó tin xấu..:)):)):))
  7. TCTF1

    TCTF1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    1.749
    Ngân hàng: Ai cứu, cứu ai?
    08:50 17/5/2012
    [​IMG]
    (InfoTV) - Nợ cũ khó thu hồi, vốn mới không giải ngân được, các ngân hàng đang tìm mọi cách tự cứu mình trước khi quá muộn. NHNN hành xử thế nào khi các NHTM "vượt rào" để thoát nạn?

    NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) là lãi suất huy động cộng tối đa 3%/năm. Bên cạnh đó, các NHTM lớn cũng đạt được thỏa thuận: đối với các lĩnh vực khác, mức cộng tối đa không quá 6%/năm (tức khoảng 18%/năm). Lãi suất cho vay đã giảm nhưng tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tiếp tục ở mức âm gần 2%, trở thành mối lo ngại không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà cả nền kinh tế. Như vậy, mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong năm nay là rất khó đạt được.

    Nợ: Ðảo hay không cũng mặc!?

    Khách hàng của ngân hàng đang chia thành hai nhóm chính: Nhóm có nhu cầu vay nhưng còn nợ cũ chưa trả nên không được vay; Nhóm không có nhu cầu vay do lãi suất vẫn quá cao, hoặc do hàng tồn kho còn nhiều. Đối với nhóm thứ nhất, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT NHTMCP BIDV cho rằng, nếu khách hàng thu xếp được tiền trả nợ cũ, ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay với lãi suất hiện tại và định kỳ hạn trả nợ phù hợp hơn. "Cũng không nên truy cứu tiền trả nợ đó từ đâu ra…", ông Hà nói. Vay chỗ này để trả chỗ kia, vậy có phải đảo nợ không? Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN cho rằng, chưa có một khái niệm chính thức về đảo nợ.

    Đảo nợ được hiểu thông thường là vay NHTM này để trả ngân hàng khác. Vốn vay không đi vào sản xuất, kinh doanh thực thụ thì mới là vấn đề. "Nếu thanh tra, kiểm tra ra chúng tôi sẽ có thái độ đối với NHTM đó. Còn nếu cho vay để sản xuất kinh doanh thì không thể gọi là đảo nợ được…", ông Châu nói. Như vậy, có thể hiểu NHNN muốn đích đến của đồng vốn là vào sản xuất kinh doanh, cho dù đường đi của nó có hơi "lắt léo"! Một vấn đề khác, để khuyến khích khách hàng vay vốn, nhiều NHTM đã chấp nhận kéo dài thời hạn cho vay hơn trước. Ví dụ, cho vay ngắn hạn trước đây là dưới 6 tháng, thì nay được kéo dài thành dưới 12 tháng. Điều này sẽ thuận lợi hơn cho người vay, nhưng khiến rủi ro của ngân hàng tăng. Lãnh đạo một NHTM lớn đã đề nghị: Thay vì quy định khi NHNN xét cấp tín dụng, cho mở chi nhánh…, nợ xấu của tổ chức tín dụng phải dưới 3%, thì nay cần nới tỷ lệ này lên 5% và cho thời hạn 3 - 5 năm để NHTM cơ cấu, xử lý nợ xấu.

    Ngọn lửa bất ổn âm ỉ cháy

    UBND TP.HCM vừa chỉ định BIDV là nhà đầu tư thực hiện dự án khu nhà thấp tầng (khu dân cư phía nam đại lộ Đông - Tây) trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm TP.HCM. Đây chính là giải pháp cấp bách nhằm gán nợ bằng dự án cho những khoản Thành phố đã vay, trong đó có vay từ nguồn BIDV, chủ yếu dùng để đền bù giải tỏa toàn bộ khu quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm. Cấp bách, vì chỉ tính riêng năm nay, số nợ gốc ước tính Thành phố phải trả hơn 4.000 tỷ đồng và lãi vay phải trả là hơn 1.000 tỷ đồng (tính ra TP.HCM phải trả khoảng 3 tỷ đồng/ngày!).

    Từ ví dụ điển hình này, nhìn rộng hơn thì thấy: hơn 60% tài sản khách hàng dùng thế chấp vay ngân hàng hiện là bất động sản. Giá bất động sản sụt giảm, thị trường đóng băng, khách hàng có muốn bán nhà, đất để trả nợ cho ngân hàng cũng không bán được. Lãi mẹ đẻ lãi con. Ngân hàng lo khách hàng phá sản thì ngân hàng chỉ là đồng chủ nợ, chờ xử lý để xếp hàng thu nợ e rằng quá lâu và rắc rối. Ví dụ, theo quy định khi khách hàng mất khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn cho vay. Nhưng giờ, bất động sản bán cho ai? Hơn nữa, để xử lý món nợ theo hướng phát mại tài sản, trước đây cũng phải mất vài ba năm. Giai đoạn này chắc chắn phải chờ lâu hơn.

    Nếu khách hàng nhượng lại cho ngân hàng chính tài sản hình thành từ vốn vay (như trường hợp của UBDN TP.HCM nói trên), sẽ tiện cả đôi đường - khách hàng trả được nợ (tất nhiên bị ép giá), ngân hàng thu được vốn. Cách này có thể áp dụng cho cả các trường hợp gán nợ bằng các "sản phẩm" đa dạng khác. Và không chỉ dùng để giải quyết những món đã cho vay, một số NHTM áp dụng giải pháp này ngay cả với món cho vay mới: cho vay với điều khoản nợ sẽ được chuyển thành vốn góp trong một số trường hợp nhất định... Như vậy, thay vì phải rút dần khỏi các lĩnh vực đầu tư phi tài chính, xu hướng đầu tư ngoài ngành của các NHTM có nguy cơ tăng trở lại. Vấn đề ở chỗ, theo quy định hiện nay, tỷ lệ đầu tư ngoài ngành của các tổ chức tín dụng không được quá 30% vốn điều lệ. Vậy NHNN sẽ xử lý thế nào những trường hợp NHTM vượt rào này?

    Trong khi đó, theo kế hoạch hành động của ngành ngân hàng (vừa được NHNN ký ban hành tháng 4/2012) nhằm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 - trong phần nhiệm vụ cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị của các tổ chức tín dụng - NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro (lộ trình 2012-2014). Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các tổ chức tín dụng xây dựng cơ chế: đối với một số công trình, bất động sản thế chấp ngân hàng ở tình trạng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán sẽ được Chính phủ xem xét mua lại để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước… Ông Trần Xuân Châu NHNN còn cho biết, ngoài các biện pháp giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, mua bán nợ…, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN xây dựng giải pháp tổng thể cho các khoản nợ của doanh nghiệp không có khả năng cơ cấu; nợ đang xử lý khi doanh nghiệp không hoạt động nữa. Văn bản này sẽ được ban hành trong nay mai.

    Không chỉ doanh nghiệp cần cứu, mà các NHTM cũng đang lâm nạn và cần được cứu. Chỗ trên "con thuyền" cứu nạn chỉ có hạn, hẳn NHNN sẽ phải cứu ngân hàng này mà không cứu ngân hàng kia. Vì thế, các NHTM đang tìm cách tự cứu mình trước khi quá muộn. Ngọn lửa bất ổn trong hệ thống ngân hàng đang âm ỉ cháy!
    InfoTV
    (Theo DĐDN)
  8. jamesn

    jamesn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2009
    Đã được thích:
    48
    Kiếm tiền CK dễ như ăn kẹo vậy bác ? [-X
  9. caothu_lotxac

    caothu_lotxac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Đây chưa chắc đã phải tin xấu đâu
  10. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512
    Các bạn còn tin nào xấu nữa cứ lôi ra hết đi, tớ đã full cổ DNY, DTL, CTI hết rồi :-bd

    [​IMG]

Chia sẻ trang này