Các bạn đánh giá thế nào về kịch bản trả lời trực tuyến hôm nay 10/8 của anh Bình xoăn FPT?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoan_dream, 10/08/2007.

1780 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 02:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 459 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. chungkhoan_dream

    chungkhoan_dream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đánh giá thế nào về kịch bản trả lời trực tuyến hôm nay 10/8 của anh Bình xoăn FPT?

    Xin mời bạn tham gia cho ý kiến về kịch bản trả lời trực tuyến của anh Bình xoăn chiều nay. Hãy khách quan và công tâm theo đánh giá của bạn.
  2. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    ý kiến khác không có àh
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    thấy cũng được, quan trọng là việc cổ đông FPT nội bộ ko bán cổ phiếu ra
  4. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Toàn bộ HĐQT chứ Bác ?
    Thậm chí họ còn quan hệ với các BigBoy để mua vào cơ
  5. goodnature

    goodnature Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    5 nguyên nhân khiến FPT giảm



    Trong thời gian qua, dư luận đang quan tâm về nhiều vấn đề chưa được làm rõ đối với CP của FPT. Mặc dù báo cáo kết quả kinh doanh tốt, nhưng giá CP của FPT liên tục giảm. Nhà đầu tư cả trong và ngoài nước liên tục bán. Để rộng đường dư luận chúng tôi xin điểm lại các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này của một trong những CP sáng giá nhất trên TTCK Việt Nam.








    1. Phân phối điện thoại di động mới là thế mạnh lớn nhất.
    Với tổng giá trị thị trường lưu động là 29 nghìn tỉ đồng (gần 1,8 tỉ USD), FPT được đánh giá là công ty có tổng giá trị thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, điều đáng nói là dựa trên báo cáo tài chính những năm gần đây nhất của FPT với hơn 60% doanh thu từ dịch vụ phân phối điện thoại di động (tuân thủ theo chuẩn phân ngành ICB hiện đang được sử dụng trên Sở giao dịch Chứng khoán New York và cũng đang được áp dụng trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM), Hội đồng Chỉ số quyết định chuyển FPT từ ngành Công nghệ sang Dịch vụ Tiêu dùng. Như vậy, nhà đầu tư càng khẳng định rằng công nghệ không phải là thế mạnh lớn nhất. Thực chất điều này lâu nay vẫn được mọi người truyền tai nhau và đến thời điểm này mới có một tổ chức uy tín đứng ra công bố chính thức.

    2. Nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi FPT.
    Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, hầu hết là các đối tác chiến lược đang rút khỏi FPT. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc mở rộng hoạt động của FPT sang các lĩnh vực mới hoàn toàn không phải là thế mạnh của mình như: chứng khoán, ngân hàng, quản lý quý. Không dừng ở đó, lãnh đạo FPT còn hứa hẹn trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng với các ngành nghề khác như bất động sản?
    Về mặt nguyên tắc, khi một công ty chuyển hướng trong lĩnh vực hoạt động thì các NĐT sẽ bán CP của công ty đó vì công ty chưa khẳng định được vị trí của họ trong lĩnh vực mới, Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ cho biết.
    Cùng chung ý kiến với ông này, Giám đốc một CTCK tại Hà Nội - người đã có nhiều năm nghiên cứu về chứng khoán tại Mỹ nhận xét: Theo kinh nghiệm tại các tập đoàn lớn trên thế giới, các tập đoàn này chỉ thành công khi họ tập trung vào một lĩnh vực nhất định. Nói đến Toyota là xe hơi, Microsoft là phần mềm, Intel là bộ vi xử lý... Giờ đây, khi nói đến FPT người ta có thể bị lẫn bởi thương hiệu FPT không còn tập trung vào viễn thông và CNTT nữa mà là đủ thứ: đào tạo, chứng khoán, bất động sản... Đây có thể là lý do khiến cho các NĐTNN lo lắng".(ĐTCK)

    3. Thiếu tôn trọng cổ đông.
    Đó là những phản hồi của nhiều nhà đầu tư trong thời gian gần đây, dẫn chứng bằng hàng loạt các động thái ?oxảy chân? của lãnh đạo FPT thì điều này không phải không có lý.
    Đáng chú ý nhất là à việc ông Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT FPT thông báo bán đến 225.000 cổ phiếu FPT từ ngày 23/7. Không chỉ bán với số lượng lớn mà việc bán ra hàng trăm ngàn cổ phiếu FPT trong thời điểm nhạy cảm ?o FPT bị xả hàng? đã làm nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi phải chăng FPT đang có vấn đề?
    Đáng chú ý hơn là mới đây, ông Châu đã thay mặt FPT trấn an các nhà đầu tư rằng mọi việc ở FPT vẫn bình thường, FPT đang đi đúng hướng. Nhưng liệu mấy người tin khi chính ông Châu bán số lượng cổ phiếu với giá trị lên đến hơn 60 tỷ đồng.
    Bức xúc trước tình cảnh này 1 nhà đầu tư tại VCBS thốt lên: Mấy vị trong HĐQT FPT cứ bán ra mà bảo chúng tôi không sao đâu ai thì tin sao nổi?. ?oCả mấy ông Tây cũng bán ra cả triệu cổ phiếu này nên nhà đầu tư chúng tôi cũng phải bán theo thôi?. (Tiền Phong)

    Theo chuyên gia chứng khoán Đặng Quang Gia (Giảng viên TTCK, Đại học Ngân hàng) thì: ?oLãnh đạo các công ty cổ phần phải làm sao cho cổ đông tin tưởng vào đạo đức của người lãnh đạo. Trung Quốc có câu : ?o Tiên chi ưu, nhi ưu. Hậu chi lạc, nhi lạc?. Nghĩa là, do trước cái lo của mọi người, chứ không phải chỉ nghĩ đến thân mình, lo bán cổ phiếu với mục đích ?o tiêu dùng cá nhân?. Nhà đầu tư cá nhân đã có đủ kinh nghiệm trong quá khứ, cho nên lãnh đạo của công ty phải chứng tỏ là những người đáng tin tưởng để cho cổ đông bên ngoài muốn giữ cổ phiếu và luôn luôn phải đủ tin tức để họ biết là công ty đang làm gì và làm tới đâu? (ĐTCK)

    Chưa hết nguôi, gần đây nhất phần lớn cổ đông của FPT lại bị dội một gáo nước lạnh. Đó là thông tin về việc lãnh đạo FPT đã ?obuông lỏng? quản lý khi tham gia góp vốn vào các công ty thuộc lĩnh vực mới của FPT như: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu dư luận không được biết về việc thực chất công ty mẹ chỉ góp vốn rất thiểu số, ngạc nhiên hơn hầu hết các cổ đông của FPT lại không hề được biết trong các doanh nghiệp mới mang tên FPT nói trên sự thực công ty mẹ được góp bao nhiêu vốn, còn lại tư nhân góp bao nhiêu? Độc giả có thể tham khảo thêm chi tiết về thông tin này tại địa chỉ: http://dautuchungkhoan.com/Chung-Khoan/2007/08/24139.OTC

    Ngẫm mới thấy không phải không có lý khi lãnh đạo cấp cao của FPT lại bán khối lượng lớn CP của chính công ty mình để góp vốn vào công ty khác, tiếc rằng không phải ai cũng được biết, cũng có thể làm được điều này! Có cổ đông còn bức xúc với chính câu khẩu hiệu của FPT ?oCùng đi tới thành công?!
    Hệ thống PR của các công ty cổ phần đều quá tệ hại, đưa tới một trong các hậu quả hiện nay là làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Lãnh đạo trong công ty cần nhớ rằng, lãi chưa đủ để thuyết phục nhà đầu tư mà còn phải chứng tỏ mình là người lãnh đạo có đáng tin cậy hay không. (Đặng Quang Gia)

Chia sẻ trang này