Các bất ổn vĩ mô hiện là nghiêm trọng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi teendaigia68, 10/04/2011.

2502 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 18:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 447 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. teendaigia68

    teendaigia68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2008
    Đã được thích:
    0
    (Stox.vn)-Các bất ổn vĩ mô hiện là nghiêm trọng nhưng chính phủ sẽ thể hiện quyết tâm và sẽ làm tất cả để khôi phục lại lòng tin của nhà đầu tư, tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng viện kinh tế trung ương (CIEM), chia sẻ.

    Tại cuộc hội thảo của công ty chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam (VICS) hôm 7/4, tiến sỹ Võ Trí Thành cho biết những bất ổn vĩ mô là rất nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề nghiêm trọng ở đây không phải là lạm phát cao, dự trữ ngoại tệ thấp, nợ xấu…mà chính là câu chuyện lòng tin của nhà đầu tư khi nghi ngờ liệu nhà nước có thực hiện đúng các cam kết không.

    “Với nghị quyết 11, chính phủ đã thể hiện quyết tâm và cố gắng làm thật,” ông Thành nói.

    Theo ông Thành, trong nghị quyết 11 của chính phủ đã không nhắc tới một từ tăng trưởng nào, còn việc thắt chặt tín dụng, chính phủ đã đưa ra những con số cụ thể về tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán.

    Và điều quan trọng là chưa bao giờ lại có nhiều biện pháp quyết liệt như hiện nay như thắt chặt tiền tệ, thắt chặt chi tiêu công, giảm áp lực tỷ giá, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, an sinh xã hội…

    “Chưa bao giờ chính phủ có một thông điệp vĩ mô mạnh mẽ như thế,” ông Thành nói. Ông Thành cũng cho biết thêm hiện thủ tướng chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo tình thực hiện nghị quyết 15 ngày/lần. “Áp lực là rất cao và chính tình huống cấp bách đã bắt buộc phải làm, không thể chần chừ,” ông Thành nói.

    Ông Thành nhận định tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam là cực kỳ nghiêm trọng. Lạm phát sẽ vẫn tiếp tục trong những tháng tới. Những bất định và rủi ro trên thế giới luôn tồn tại và rất lớn. Mặc dù, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi tươi sáng hơn nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn ở mức thấp, báo hiệu tăng trưởng kinh tế 2011 giảm so với năm 2010.

    Tuy nhiên, nếu thực hiện quyết liệt đúng như Nghị quyết 11 vừa được ban hành, không kể đến những cú sốc bên ngoài thì tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ ổn định vào trên dưới 2 quý tới (cuối quý III, đầu quý IV). Dự đoán, đến 2012, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ trên 7% và lạm phát dưới 7%.

    Vấn đề lạm phát ở Việt Nam, theo ông Thành là do tổng cầu tăng quá mạnh. Đầu tư công và đầu tư xã hội đều trên 40% GDP trong liên tục 10 năm qua, và tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng vào hạng cao nhất thế giới.

    Đối với vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế hiện nay của Việt Nam, nếu có phát hành thành công thì lãi suất cũng sẽ rất cao, khoảng 10%, lãi suất CDS quốc tế đối với Việt Nam cao, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận tính rủi ro cao.

    Nghị quyết 11 sẽ tác động xấu đến TTCK trong ngắn hạn, nhưng về trung và dài hạn thì TTCK có khả năng tăng trưởng tốt hơn và bền vững hơn. Trước nghị quyết 11, các nhà bình luận và định chế nước ngoài bị lẫn lộn về mục tiêu kinh tế của Việt Nam (ổn định/tăng trưởng). Môi trường kinh tế bị đánh giá xấu (hạ mức tín dụng, lo ngại khủng hoảng cán cân thanh toán và nợ công…).

    Tuy nhiên sau hơn 1 tháng thực hiện nghị quyết 11, các tổ chức nước ngoài đánh giá cao sự ra đời của nghị quyết này. Họ xem đây như một thông điệp rõ ràng hơn của Chính phủ. Trước đây, CDS (chỉ số đánh giá rủi ro trái phiếu chính phủ) trên 300, cao hơn Philipines và Indonesia thì hiện nay đã giảm.

    Đối với TTCK Việt Nam trong ngắn hạn, rủi ro là cao. Tuy nhiên về dài hạn, khi bất ổn vĩ mô được loại trừ và nếu làm tốt, theo ông Thành, TTCK Việt Nam có thể sẽ là thị trường hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo sẽ quanh 7% và lạm phát sẽ chỉ quanh 7%.

    Hơn thế những vấn đề chưa được thực hiện như T+2, giao dịch ký quỹ…cũng có thể sẽ được áp dụng trong năm 2012. “Điều quan trọng là nhà đầu tư hãy xem xét và tự quyết định, đừng bao giờ nghe lời phân tích của các công ty chứng khoán,” ông Thành kết luận.
  2. Tiger99

    Tiger99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1.954
    Có gì mà nghiêm trọng, có chăng bác này bơm thổi vấn đề thôi
  3. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
    ông thàng sợ vợ phán tầm bậy tầm bạ
  4. lacquanabc

    lacquanabc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/04/2011
    Đã được thích:
    0
    những người groaithuơ2ng nói bằng trái tim chứ ko bằng cái đầu nữa bạn ah... nghiên cứu của mình đoạt giải eureka từ đầu óc của tiến sĩ này bạn a... hyã nghe người ta nói rồi học kể cả những người ko có học... chính sách kinh tế dành cho cái chung chứ đâu phải làm cho chứng bác lên ah[r2)]
  5. Appel68

    Appel68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2011
    Đã được thích:
    17
    trich
    (Stox.vn)-Các bất ổn vĩ mô hiện là nghiêm trọng nhưng chính phủ sẽ thể hiện quyết tâm và sẽ làm tất cả để khôi phục lại lòng tin của nhà đầu tư, tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng viện kinh tế trung ương (CIEM), chia sẻ.

    Tại cuộc hội thảo của công ty chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam (VICS) hôm 7/4, tiến sỹ Võ Trí Thành cho biết những bất ổn vĩ mô là rất nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề nghiêm trọng ở đây không phải là lạm phát cao, dự trữ ngoại tệ thấp, nợ xấu…mà chính là câu chuyện lòng tin của nhà đầu tư khi nghi ngờ liệu nhà nước có thực hiện đúng các cam kết không.

    “Với nghị quyết 11, chính phủ đã thể hiện quyết tâm và cố gắng làm thật,” ông Thành nói.

    Theo ông Thành, trong nghị quyết 11 của chính phủ đã không nhắc tới một từ tăng trưởng nào, còn việc thắt chặt tín dụng, chính phủ đã đưa ra những con số cụ thể về tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán.

    Và điều quan trọng là chưa bao giờ lại có nhiều biện pháp quyết liệt như hiện nay như thắt chặt tiền tệ, thắt chặt chi tiêu công, giảm áp lực tỷ giá, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, an sinh xã hội…

    “Chưa bao giờ chính phủ có một thông điệp vĩ mô mạnh mẽ như thế,” ông Thành nói. Ông Thành cũng cho biết thêm hiện thủ tướng chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo tình thực hiện nghị quyết 15 ngày/lần. “Áp lực là rất cao và chính tình huống cấp bách đã bắt buộc phải làm, không thể chần chừ,” ông Thành nói.

    Ông Thành nhận định tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam là cực kỳ nghiêm trọng. Lạm phát sẽ vẫn tiếp tục trong những tháng tới. Những bất định và rủi ro trên thế giới luôn tồn tại và rất lớn. Mặc dù, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi tươi sáng hơn nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn ở mức thấp, báo hiệu tăng trưởng kinh tế 2011 giảm so với năm 2010.

    Tuy nhiên, nếu thực hiện quyết liệt đúng như Nghị quyết 11 vừa được ban hành, không kể đến những cú sốc bên ngoài thì tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ ổn định vào trên dưới 2 quý tới (cuối quý III, đầu quý IV). Dự đoán, đến 2012, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ trên 7% và lạm phát dưới 7%.

    Vấn đề lạm phát ở Việt Nam, theo ông Thành là do tổng cầu tăng quá mạnh. Đầu tư công và đầu tư xã hội đều trên 40% GDP trong liên tục 10 năm qua, và tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng vào hạng cao nhất thế giới.

    Đối với vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế hiện nay của Việt Nam, nếu có phát hành thành công thì lãi suất cũng sẽ rất cao, khoảng 10%, lãi suất CDS quốc tế đối với Việt Nam cao, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận tính rủi ro cao.

    Nghị quyết 11 sẽ tác động xấu đến TTCK trong ngắn hạn, nhưng về trung và dài hạn thì TTCK có khả năng tăng trưởng tốt hơn và bền vững hơn. Trước nghị quyết 11, các nhà bình luận và định chế nước ngoài bị lẫn lộn về mục tiêu kinh tế của Việt Nam (ổn định/tăng trưởng). Môi trường kinh tế bị đánh giá xấu (hạ mức tín dụng, lo ngại khủng hoảng cán cân thanh toán và nợ công…).

    Tuy nhiên sau hơn 1 tháng thực hiện nghị quyết 11, các tổ chức nước ngoài đánh giá cao sự ra đời của nghị quyết này. Họ xem đây như một thông điệp rõ ràng hơn của Chính phủ. Trước đây, CDS (chỉ số đánh giá rủi ro trái phiếu chính phủ) trên 300, cao hơn Philipines và Indonesia thì hiện nay đã giảm.

    Đối với TTCK Việt Nam trong ngắn hạn, rủi ro là cao. Tuy nhiên về dài hạn, khi bất ổn vĩ mô được loại trừ và nếu làm tốt, theo ông Thành, TTCK Việt Nam có thể sẽ là thị trường hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo sẽ quanh 7% và lạm phát sẽ chỉ quanh 7%.

    Hơn thế những vấn đề chưa được thực hiện như T+2, giao dịch ký quỹ…cũng có thể sẽ được áp dụng trong năm 2012. “Điều quan trọng là nhà đầu tư hãy xem xét và tự quyết định, đừng bao giờ nghe lời phân tích của các công ty chứng khoán,” ông Thành kết luận.
    Có 1 người đã loan tin này: teendaigia68 (Hôm nay)

    Trên thị trường chứ khoán có bao nhiêu% người tin tưởng vào phát biểu của ông võ trí thành [:p][:p][:p][:p]~X~X~X

Chia sẻ trang này