Các mã cp niềm tin suy giảm (lòng tham đã và đang cạn)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bmwbmw, 13/08/2007.

5505 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 22:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 379 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. bmwbmw

    bmwbmw Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Các mã cp niềm tin suy giảm (lòng tham đã và đang cạn)

    TTCK sống bằng niềm tin, khi niềm tin bất kỳ cp nào bị suy giảm (hoặc qua thời kỳ lòng tham) thì nên tránh nó trong ngắn hạn. Khi nào vấn đề mấu chốt được giải quyết, niềm tin đã quay trở lại thì lại vào.
    Một vài mã đề xuất: FPT; STB; BMC; TCT; ..................
    Mời anh em đề xuất thêm nào?
  2. bmwbmw

    bmwbmw Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Cho phép nước ngoài mua đứt doanh nghiệp nhà nước
    Nhiều người hy vọng việc mở cửa cho nước ngoài mua DN trong nước sẽ là cú huých cho sự phát triển của một số ngành nghề
    Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua toàn bộ hoặc một bộ phận doanh nghiệp (DN) do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nếu như các DN đó thuộc danh mục ngành nghề, lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% vốn.

    Việc mua bán này được tiến hành theo hình thức đấu giá hoặc thoả thuận trực tiếp, theo dự thảo Nghị định về giao, bán DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ đang được Bộ Kế hoạch Đầu tư xem xét.



    Đây là lần đầu tiên, một văn bản pháp quy xem xét cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả cá nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội như các DN, nhà đầu tư cá nhân trong nước đối với các DN nhà nước.



    Một quan chức Bộ này cho biết, việc dự thảo xem xét cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua đứt doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn là nhằm luật hoá các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới.



    Dự thảo Nghị định này cũng mở rộng diện đối tượng được mua DN, đối tượng DN thuộc diện bán, ví dụ như công ty và bộ phận của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.



    Thêm vào đó, dự thảo này cũng đề cập đến hình thức tách DN quy mô lớn thành các bộ phận để bán, khi không thực hiện được phương thức bán toàn bộ DN hoặc bán toàn bộ DN không có lợi bằng việc tách ra. Điều này tạo thêm nhiều cơ hội cho các DN vốn thuộc diện khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không thể tiến hành cổ phần hoá được.



    Ngoài ra, lần đầu tiên Ban soạn thảo dự thảo Nghị định đã đưa ra nhóm đối tượng không được tham gia mua DN. Đó là các tổ chức tài chính trung gian thực hiện tư vấn, định giá, đấu giá bán DN, bộ phận DN; thành viên Ban đổi mới và phát triển DN; các cá nhân thuộc tổ chức tài chính trung gian thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán DN, bộ phận DN không được tham gia mua DN.



    Ban soạn thảo cho rằng, quy định như vậy sẽ đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong quá trình mua, bán DN.



    Hiện nay, Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê công ty nhà nước vẫn có quy chế riêng về việc các nhà đầu tư nước ngoài mua vốn của doanh nghiệp nhà nước.
    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=3594
    TTCKVN đang cần một cú huých của CPhủ. với vai trò HOSE mới ttck sẽ tạo hứng thú cho NĐT bằng cách này hay cách khác. Có vậy sàn mới sôi động =>Các Cty CK có doanh thu=>HOSE có 20% nguồn thu từ phí môi giới của tất cả các CTy CK.

Chia sẻ trang này