Các ngân hàng ngoại vẫn lãi hơn 1400 tỷ. Cuộc chiến thị phần đang càng ngã ngũ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi erwinrommel, 11/12/2008.

4790 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 16:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 266 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. erwinrommel

    erwinrommel Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Các ngân hàng ngoại vẫn lãi hơn 1400 tỷ. Cuộc chiến thị phần đang càng ngã ngũ!

    " Thứ Năm, 11/12/2008, 18:09

    Khối Ngân hàng và Công ty tài chính ngoại tại VN lãi hơn 1.400 tỷ đồng

    Trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng ngoại tăng so với năm trước nhưng mức tăng không đáng kể. Mặc dù có một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty tài chính bị lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế của cả khối đạt 1.418 tỷ đồng.

    Thông tin của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 11/12 cho biết, tổng huy động vốn 10 tháng đầu năm 2008 của khối tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22.957 tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2007; tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài đạt 152.952 tỷ đồng.

    Các TCTD nước ngoài đều tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam, các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các TCTD phi ngân hàng nước ngoài luôn đảm bảo tốt các tỷ lệ an toàn như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ khả năng chi trả.

    Trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu nói chung của cả khối ngân hàng ngoại tăng so với 31/12/2007 nhưng mức tăng không đáng kể. Về tổng thu nhập trước thuế, mặc dù có một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty tài chính bị lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế của cả khối là 1.418 tỷ đồng.

    Kết quả trên cho thấy, mặc dù từ giữa năm 2008, khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ lan rộng sang các khu vực và những diễn biến không thuận lợi của kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng nhất định đến hệ thống các TCTD Việt Nam nhưng với những giải pháp tích cực, quyết liệt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các TCTD Việt Nam nói chung và các TCTD nước ngoài tại Việt Nam nói riêng vẫn hoạt động an toàn với mức tăng trưởng khá, kinh doanh có lãi.

    Hiện đã có các TCTD của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ được NHNN cấp giấy phép hiện diện thương mại hoặc đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cụ thể, 33 ngân hàng được cấp phép mở chi nhánh; 5 ngân hàng liên doanh với 19 chi nhánh trực thuộc; 3 NH 100% vốn nước ngoài (HSBC, Standard Chartered Bank và ANZ); 9 TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và 54 văn phòng đại diện.

    Hương Thủy"
    ------------------------------------------
    Miếng bánh đang nhỏ dần trong tay các ngân hàng Việt Nam. Cuộc chiến giành giật thị phần đã bước sang giai đoạn căng thẳng nhất. Thực tế các ngân hàng ngoại tấn công ra sao và kiếm lời như thế nào trong thời gian qua? Hãy cùng nhau nhận định!

    1. Những ai đang lãi?

    Chắc chắn không phải tất cả các NH nước ngoài đang hoạt động tại VN đều có lãi. Những ông lớn một thời trong lãnh vực bán buôn như CITIBANK, BOTM, MIZUHO, CALYON...đang phải vật lộn với sự đi xuống nói chung của nền KT, sự điêu đứng của các công ty và tình trạng thu hẹp tín dụng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng liên doanh cũng chẳng khá hơn vì quy mô và uy tín rõ ràng thua xa các ngân hàng ngoại, chưa nói đến việc còn phải cạnh tranh với các đối tác trong nước. Do vậy những tổ chức này không thể hưởng lợi nhiều từ cái bánh 1400 tỷ kia!

    Vậy chỉ còn lại 3 ông lớn hùng mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ: ANZ, HSBC và Standard Chartered chia nhau phần lớn miếng bánh, tuy khiêm tốn (so với LN ảo của các NH trong nước) nhưng là lãi thật sự

    2. Vì sao họ lãi?

    Rất đơn giản:
    - Cả 3 ngân hàng này, ngoài lĩnh vực bán buôn vốn đã rất mạnh, hiện đang bành trướng các dịch vụ bán lẻ trên toàn lãnh thổ VN thông qua việc thành lập các ngân hàng 100% vốn NN
    - Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng, chiến lược tiếp thị đến từng hộ gia đình Việt Nam, từ cho vay tiêu dùng đến hỗ trợ du học đều được triển khai rất sớm cạnh tranh ngay cả với các ngân hàng trong nước.
    - Mạng lưới ATM và các chi nhánh đang được mở rộng nhiều hơn, đi kèm theo đó là đội ngũ sales và marketing hùng hậu được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
    - Giá cả và lãi suất tuy cao hơn so với các ngân hàng bản địa nhưng bù vào đó họ có được uy tín toàn cầu và chất lượng dịch vụ khách hàng hảo hạng, Việt hoá nên vẫn thu hút được ngày càng nhiều khách hàng Việt Nam. Riêng về thị phần dành cho người nước ngoài thì không ai có thể tranh chấp với họ.
    - Nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp và lễ độ với khách hàng.
    - 3 ngân hàng mẹ là HSBC, SCB và ANZ thuộc top các ngân hàng ít bị thiệt hại nhất trong cuộc khủng hoảng TC hiện nay. Riêng Australia được xếp thứ 3 thế giới về độ lành mạnh ngân hàng.
    - Cả ANZ, HSBC và SCB đều sắp có chiến dịch tấn công trực diện làm tan băng mảng tín dụng tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam, điều mà các ngân hàng nội khác đang điêu đứng vì còn lo đối phó thanh khoản. Hơn nữa họ hầu như thoát được ảnh hưởng của khủng hoảng thế chấp hiện nay của Việt Nam do không đầu tư lan tràn vào cho vay nhà đất nên nguồn vốn vẫn dồi dào và được bảo toàn.
  2. hss

    hss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    0
  3. erwinrommel

    erwinrommel Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi đặt ra là:

    - Nếu phải bỏ ra 15,000 để mua vé xem các cặp song ca STB-ANZ, ACB-SCB, Techcombank-HSBC biểu diễn hip-hop so với việc mua 20,000 tiền vé xem Vietinbank hát chèo thì các bạn sẽ chọn ai?

    Nếu là tôi tôi sẽ xem hip-hop!

Chia sẻ trang này