Các Ngân hàng thương mại: Những nạn nhân phải gồng mình chịu gánh nặng chi phí chống lạm phát. Lợi n

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vo_thuong_81, 24/02/2008.

2719 người đang online, trong đó có 150 thành viên. 01:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 905 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Các Ngân hàng thương mại: Những nạn nhân phải gồng mình chịu gánh nặng chi phí chống lạm phát. Lợi nhuận ngành Ngân hàn

    Ai đang gánh chi phí chống lạm phát? 09:42'' 24/02/2008 (GMT+7)

    - Theo các chuyên gia, các nhóm giải pháp chống lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua là hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng việc NHNN ?obắt buộc? các ngân hàng thương mại (NHTM) phải cho mình vay tiền với lãi suất thấp 7,8%/năm chẳng khác nào dồn chi phí chống lạm phát sang khối NHTM.


    Ngân hàng Nhà nước chơi... "không đẹp"

    Khi một quốc gia đang lâm vào tình trạng lạm phát, NHNN sẽ tìm cách giảm lượng cung tiền đang được lưu thông trên thị trường bằng việc thắt chặt tiền tệ. NHNN có thể sử dụng những công cụ truyền thống như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, phát hành tín phiếu, trái phiếu ra công chúng? để có thể ?ohút? tiền về.

    Chính sách phát hành tín phiếu mới đây của NHNN về mặt nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh lạm phát đang trong tình trạng mất kiểm soát.

    Việc phát hành tín phiếu là một dạng vay tiền của NHNN. Khi cần ?ogom? tiền về, NHNN sẽ tìm cách vay tiền của các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành tín phiếu. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này một cách tốt đẹp NNNN cần phải áp dụng một lãi suất đủ cao để có thể ?ohấp dẫn? người mua tín phiếu.

    Theo thông báo chính thức thì NHNN sẽ phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc bằng đồng Việt Nam với lãi suất 7,8%/năm (thấp hơn lãi suất huy động vốn hiện nay tại các ngân hàng) đối với các tổ chức tín dụng. Số tín phiếu trên sẽ được phân bổ cho 41 tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng VN, trong đó có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.

    Việc vừa phát hành hơn 20 ngàn tỷ đồng tín phiếu, một số tiền rất lớn, lại vừa bắt buộc các tổ chức tín dụng mua với giá rẻ (lãi suất thấp chỉ có 7,8%/năm) trong khi các ngân hàng thương mại phải ?ohuy động vốn? trong dân với lãi suất cao thể hiện sự chơi ?okhông đẹp? của NHNN trong nền kinh tế thị trường.

    Trong tình trạng thiếu tiền mặt hiện nay, đồng loạt các ngân hàng thương mại (NHTM) phải tăng lãi suất huy động vốn lên tới gần 10%/năm (lãnh lãi cuối kỳ) thì việc NHNN ?obắt buộc? các NHTM phải cho mình vay tiền với lãi suất chỉ vỏn vẹn có 7,8%/năm chẳng khác nào hành động lấy tiền ?otrắng trợn? của các NHTM bỏ vào ?otúi? NHNN.

    Cần "thuận mua, vừa bán"

    Đáng lý ra NNHN phải đem số tiền 20.300 tỷ đồng đó ra đấu thầu (có thể làm thành từng giai đoạn) với mức lãi suất cao chẳng hạn như trên 10%. Khi các ngân hàng thương mại cảm thấy lợi nhuận từ các tín phiếu đó đủ cao, họ sẽ rất ?ovui lòng? mua vào bởi tín phiếu của NHNN vừa an toàn hơn nhiều so với việc cho vay ngoài thị trường. Làm như thế thì mới được gọi là ?othuận mua, vừa bán?, một nguyên tắc căn bản của người vay và người cho vay trong nền kinh tế thị trường.

    NHTM cũng là doanh nghiệp được thành lập với mục đích tìm kiếm lợi nhuận chứ không phải là nơi để NHNN muốn ?olấy tiền? thì cứ ban hành quy định rồi thỏa sức ?olấy tiền?.

    Theo một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, Sacombank bị ?obắt buộc? mua 1.200 tỉ đồng tín phiếu. Nếu NHNN tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, ?othuận mua, vừa bán?, lãi suất của các tín phiếu đó có thể lên tới 10%/năm thì có lẽ Sacombank mới đồng ý mua. Nếu với lãi suất ?ohợp lý? 10% thì Sacombank sẽ không phải chịu ?olỗ? mất: 2,2%/năm tiền lời.

    Bằng một phép tính đơn giản có thể nhận thấy trong năm tài chính 2008 tới, Sacombank sẽ mất đi một một khoảng lợi nhuận trước thuế là 26,4 tỉ đồng. Việc kinh doanh lời lỗ của ngân hàng này ảnh hưởng đến túi tiền hàng ngàn cổ đông, đáng lý các cổ đông Sacombank phải có được 26,4 tỉ đồng đó, đằng này nó lại chui vào ?otrong túi? của NHNN.

    Tình cảnh của các ngân hàng (NH) khác cũng ?ochua xót? không kém. NH Đầu tư và Phát triển (BIDV), NH Công thương và NH Ngoại thương phải mua 3.000 tỉ đồng mỗi đơn vị. Kế đến là ACB với 1.500 tỉ đồng. Các NH khác gồm Techcombank, Eximbank, Đông Á... mỗi đơn vị được phân bổ mua 500 tỉ đồng.

    Khi lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008 giảm đi, giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng có nguy cơ giảm theo, nhất là trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng phải ?ođua? nhau tăng lãi suất tiền gửi.

    Việc ?ocưỡng ép? mua tín phiếu với lãi suất thấp của NHNN chứng tỏ rằng những người đề ra chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn còn suy nghĩ theo lối tư duy cũ, lối tư duy của mệnh lệnh, quan liêu. Trong khi các công cụ của thị trường (tăng lãi suất để hấp dẫn các ngân hành mua tín phiếu, tổ chức đấu thầu giữa các ngân hàng) vẫn còn có thể thực hiện được thì việc áp đặt một chính sách thắt chặt tiền tệ, chuyển gánh nặng ?ochi phí chống lạm phát? đáng lý ra NHNN phải gánh sang cho các ngân hàng thương mại là không hợp lý.

    Việc áp dụng chính sách tiền tệ mệnh lệnh và hành chính trên khiến cho thị trường tiền tệ bị bóp méo và biến dạng. Điều này có thể dẫn đến một hệ quả không mong muốn đó là các ngân hàng phải lên kế hoạch dự trữ tiền mặt để mua tín phiếu bắt buộc làm tăng khả năng khủng hoảng thanh khoản ở các ngân hàng thương mại. Nếu lỡ như một NHTM nào đó vì lý do này mà bị thua lỗ thậm chí phá sản vì mất khả năng thanh khoản thì hậu quả đó ai sẽ là người gánh chịu?

    Kinh nghiệm cho thấy việc chống lạm phát ở các quốc gia trên thế giới luôn luôn rất tốn kém. Bởi vì để rút tiền về NHNN luôn phải trả một chi phí rất cao. Do đó, chi phí lãi suất cao mà NHNN phải trả nên được coi là chi phí chống lạm phát, một khoản chi phí mà ngân sách nhà nước cần phải gánh chịu bởi lẽ việc chống lạm phát có lợi cho tất cả mọi người đóng góp vào ngân sách.

    Còn việc đề ra chính sách tín phiếu bắt buộc như hiện nay của NHNN chính là hành vi đẩy chi phí chống lạm phát sang cho khối ngân hàng thương mại. Đó là điều không hay và không nên làm trong một nền kinh tế đang vận động theo những quy luật thị trường.

    Bạch Huỳnh Duy Linh

    Nguồn: http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/02/770128/

    May mà việc phát hành tín phiếu này đã được hoãn lại và sau đó có thể sẽ có điều chỉnh mức lãi suất (sẽ công bố vào thứ Ba tuần tới), không thì STB và ACB sẽ tiếp tục tèo nặng và cùng với SSI kéo VNI về 500, HA về 150 mất
  2. chonloc

    chonloc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2007
    Đã được thích:
    249
    Kiểm soát chặt chẽ việc rút tiền của các DN lớn

    21-02-2008 23:37:07 GMT +7

    (NLĐ)- Sau cuộc họp bất thường của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia ngày 21-2, một thành viên hội đồng cho biết trước mắt sẽ không có thay đổi trong chính sách tiền tệ mặc dù hàng loạt biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua đang khiến các ngân hàng khan vốn VNĐ và căng thẳng lãi suất.


    Theo nhận định của NHNN, việc tăng lãi suất của các ngân hàng như hiện nay là diễn biến bình thường, phù hợp với các định hướng và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, bảo đảm không để lãi suất âm như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trên thị trường liên ngân hàng, biến động lãi suất cũng phù hợp với quy luật hằng năm, NHNN cũng đã can thiệp kịp thời để bảo đảm khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng, lãi suất có xu hướng ổn định. Một vấn đề được lưu ý trong thời gian tới là cần kiểm soát chặt chẽ việc rút tiền của các doanh nghiệp lớn, vì vừa qua, NHNN đã ?obơm? vào lưu thông tổng cộng khoảng 30.000 tỉ đồng.

    P.Anh
  3. crystal_ship

    crystal_ship Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Bang chủ VietCurrency - Người dự đoán chính xác đáy của Thị trường chứng khoán Mỹ là 12.000 điểm

    ------------------------------------------------
    Originally Posted by le_tuan
    DPM mới kinh chứ
    Toàn lệnh mua 10k ném vào

    STB 700k giá sàn bị lệnh 1 triệu nuốt gọn CÁC BÁC THẤY BIGBOYS PHÁT TÍN HIỆU RÕ RÀNG RỒI NHÉ

    SIÊU KINH KHỦNG
    ------------------------------------------------
    Nếu tin tức này đúng và nếu các bác nào muốn kiếm tiền lẻ thì nhảy vào núp sau lưng con đại bàng (chú nào vừa ra tay hốt hết 700K STB) đi. Đừng ham ăn mà chạy đi mua mấy cái stocks như SSI. Tại vì khi có big order lớn kiểu đó (700K). Đó là dấu hiệu rình mồi từ lâu rồi. Big Boy không có mua theo hứng đâu. Họ mua theo tính toán riêng biệt. Giống như con sư tử khi đi săn. Khi thấy mồi vừa tầm mới chộp, chứ không chộp ẩu. Cho nên dựa số lượng mua bán, các bác biết rằng người nào đó đã DO HOMEWORK về stocks này kỹ lắm rồi. Và đây là lúc họ ra tay. Mình nhảy sau lưng con đại bàng này thì tương đối bình yên. Nếu có xui mà hôm sau con đại bàng khác bán ra một số lượng lớn hơn thì đành chịu vậy, nhưng mà cái xác xuất đó thấp lắm. Cho nên nếu có thua cũng không tức. Theo tôi thì ôm chân con đại bàng này thì ok hơn là đi bottom fish mấy stocks như SSI.

    Không biết ngoài STB còn có chú nào nữa không? (em xin góp ý đoạn này: ngoài STB còn có ACB hôm đó cũng khớp khủng 1 triệu cổ phiếu). Nếu có (bác LT check dùm) và nếu tụi nó nằm chung một group với nhau. Thí dụ như STB là banking, bây giờ thêm một chú nào của banking ra được hốt như STB dzị (bên HA là ACB) thì đó là dấu hiệu bottom đang thành hình. Lý do? VNI xuống trong thời gian qua là vì lạm phát. Lạm phát hits mạnh nhất là các banking/brokerage (nói chung là finance sector). Hôm nay người ta gom STB nhiều như thế có nghĩa là họ nghĩ rằng banking sector nói chung đã OVERSOLD. Muốn cho lập luận này chính xác cần phải thấy thêm vài thằng cùng sector với STB nữa thì signal mới rõ (thưa Bang chủ cùng Sector với STB là ACB ạ). Bằng không thì chưa chắc lắm, và sự kiện STB được mua có lẽ vì valuation nhiều hơn là một sector buying--hay chính xác hơn một bottoming process đang thành hình. Trong quá trình hoàn thành một bottom của market, luôn có một sector dẫn đầu đi lên. Tại sao như thế? Vì đó là dấu hiệu SMART $ đang chảy vào sector nhiều nhất.
  4. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Chưa đầy 30 tỉ mất lãi đã dọa NB roài, cũng nhớ tầm này năm ngoái NHNN nâng tỉ lệ dự trữ 5% còn ác hơn nhiều Huy động vốn của STB tầm 60.000tỉ thêm 5% đã lên toái 3000 tỉ roài mà không có lãi suất, tính ra chi phí cũng lên đến 300 tỉ mà vẫn chịu được.

    Chịu thêm 26 tỉ thì có đáng là bao
  5. kuteohanoi

    kuteohanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng NN bắt các ngân hàng TM mua tín phiếu hoặc tăng tỷ lệ bắt buộc dẫn đến các ngân hàng TM khan hiếm tiền VND đ-> ngân hàng TM phải huy động tiền bằng cách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm -> người dân thấy lãi suất cao - > đi gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng -> giảm lạm phát .

    Kịch bản trên đã có tác dụng bằng chứng là giá cả mấy ngày nay bắt đầu có dấu hiệu giảm, bà con đừng a dua theo mấy bài báo lá cải hoặc của những kẻ có dụng ý xấu.
  6. nambuna2

    nambuna2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Đã được thích:
    0
    giá cả giảm là do hết Tết bác ợ .
  7. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay VTV đưa tin EIB còn có 5.000.000/cp mà hãi thật, lúc đỉnh tháng 2/07 giá em nó lên tới 15.000.000/cp mà tranh nhau mua , có mấy chú buôn bán đồ ảnh ở Nguyễn Huệ ôm EIB cả giá 16.000.000đ/cp mới can đảm, vậy là công sức của hai chục năm buôn bán lại về mo.
  8. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    9 thằng chín luộc mua EIB giá 8.000.000đ/cp h cũng đi Ma Teo lun rùi, nỗi đau khổ này ko phải của riêng ai
  9. mitanomini

    mitanomini Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một cái nhìn khác. Mời các bác tham khảo để có thông tin nhiều chiều.

    Ngân hàng thiếu vốn, vì sao?

    http://www.sggp.org.vn/kinhte/2008/2/143869/

    Thứ bảy, 23/02/2008, 01:29 (GMT+7)
    Trong những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và NHTM cổ phần nói riêng trên địa bàn TPHCM liên tục kêu thiếu vốn và tăng lãi suất huy động lên rất cao. Tuy nhiên, nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của các NHTM cổ phần trên địa bàn cho thấy quy mô nguồn vốn hoạt động (bao gồm vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư; một bộ phận vốn điều lệ và vốn vay) luôn tăng trưởng cao.

    Vào thời điểm 31-12-2007 tổng vốn huy động của khối này đạt 221.282 tỷ đồng. Trong khi đó dư nợ tín dụng đạt 175.755 tỷ đồng, chiếm 79,42% so với tổng nguồn vốn huy động. Bộ phận vốn còn lại được các ngân hàng sử dụng cho vay trên thị trường liên ngân hàng; tiền gửi tại ngân hàng nhà nước (dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán) và đầu tư khác (tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, đầu tư giấy tờ có giá...).

    Như vậy, tại sao các NHTM cổ phần lại thiếu vốn và tình hình phản ánh rất rõ là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là rất cao? Vào ngày 19-2 lãi suất VND cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng được thông tin tăng lên tới mức 43%. Đây là mức cao chưa từng thấy đối với thị trường Việt Nam, bởi cột mốc lãi suất 33% xuất hiện mới trước đó đã làm cho giới kinh doanh ngân hàng choáng váng. Lãi suất huy động cũng liên tục tăng cao và tăng nhanh.

    Hiện nay có NHTM cổ phần đã áp dụng mức lãi suất 12%/năm đối với loại kỳ hạn 3 tháng; 12,6%/năm đối với loại kỳ hạn 6 tháng và 13,8%/năm đối với loại kỳ hạn 12 tháng. Vậy thực chất của tình hình này là gì? Các ngân hàng có thực sự thiếu vốn và vì sao phải tăng lãi suất? Câu trả lời xuất phát từ chính quá trình khai thác sử dụng vốn của các NHTM cổ phần và từ chính đặc điểm trong mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng. Một số nguyên nhân chính có thể thấy đó là:

    Thứ nhất: Trong các tháng cuối năm 2007, đặc biệt là trong tháng 12-2007 các ngân hàng đẩy mạnh cho vay với tốc độ tăng trưởng rất cao, 14,2% so với tháng 11-2007. Diễn biến này một mặt gắn liền với nhu cầu vốn cuối năm gia tăng, mặt khác các ngân hàng đẩy mạnh tăng dư nợ tín dụng để bảo đảm thực hiện quy định về cho vay chứng khoán theo Chỉ thị số 03 của NHNN. Chính vì lẽ đó tạo ra nhu cầu vốn rất lớn và việc tăng mạnh và tăng cao lãi suất huy động của một số tổ chức tín dụng là điều dễ hiểu.

    Thứ hai: Trên thị trường liên ngân hàng, phần lớn các NHTM cổ phần nhỏ (có quy mô vốn thấp, hoạt động dịch vụ kém phát triển và chủ yếu là kinh doanh tín dụng) thường là các ngân hàng đi vay. Trong khi đó nhóm các ngân hàng này cũng chính là các ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn hơn so với tổng huy động vốn, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn cao hơn 100%, thậm chí có NHTM cổ phần tỷ lệ này trên 200%. Một bộ phận vốn sử dụng cho vay khách hàng và nền kinh tế được các tổ chức tín dụng này vay từ thị trường liên ngân hàng. Song, bản chất của thị trường này là đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn nhờ luân chuyển được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (qua đêm, ngày, tuần), nhờ vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đây chính là nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến thị trường liên ngân hàng. Cùng với hiệu ứng nhu cầu vốn dịp Tết Nguyên đán đã làm nóng thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ trên địa bàn trong thời gian qua.

    Thứ ba: Một bộ phận các NHTM cổ phần lớn (quy mô vốn lớn, dịch vụ phát triển mạnh, quản lý tốt) sử dụng vốn hợp lý hơn, cơ cấu nguồn và cơ cấu tín dụng hợp lý (dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn dưới 100%, có ngân hàng chỉ khoảng 50%-60%) ?" thường là các ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Chính việc quan hệ một chiều (các ngân hàng thường xuyên cho vay và nhóm các ngân hàng thường xuyên đi vay) cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, làm xuất hiện hiện tượng "kinh doanh" quá mức ngay trên thị trường này. Trong một số trường hợp lãi suất đẩy lên quá cao vì nhu cầu thanh khoản và các ngân hàng đi vay không có sự lựa chọn nào khác.

    Như vậy, việc khai thác và sử dụng vốn của một số ngân hàng không hợp lý; đẩy mạnh tăng trưởng cho vay quá mức, tạo ra những tác động ảnh hưởng về mặt dài hạn và đã tác động đến tình hình thị trường tín dụng bất ổn. Những diễn biến trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua được nhìn nhận là một kết quả tất yếu. Việc điều chỉnh thị trường bằng các công cụ hữu hiệu của NHNN là cần thiết. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như việc mua tín phiếu bắt buộc, tuy có thể sẽ gây những khó khăn nhất định trước mắt, song thực sự cần thiết để bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng tăng trưởng và phát triển bền vững

    ANH KHUÊ



  10. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Chú thiển cận lắm, bọn chiến luộc nó mua để bán bây giờ như mấy chú yếu sinh lý ở đây bán tháo à? Nó giảm nó âm thầm gom vào hết.
    Lúc nào nó định bán, nó sẽ đẩy lên như hồi 3/2007. Lúc đó nó mới bán.

    Giờ BUÔN TÀI KHÔNG BẰNG DÀI VỐN, đừng nghĩ đại gia chiến luộc ngu nhé, nó ngu nó không nhiều tiền thế đâu, chỉ anh em nhỏ lẻ yếu sinh lý như trên này ít tiền không chịu được nhiệt thôi.

Chia sẻ trang này