Các nhà đầu tư nước ngòai có được mua TP VCB lên sàn kể từ ngày 28/07

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi invest_otc, 21/07/2006.

2776 người đang online, trong đó có 72 thành viên. 05:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 828 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. invest_otc

    invest_otc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Các nhà đầu tư nước ngòai có được mua TP VCB lên sàn kể từ ngày 28/07

    Hơn 13,74 triệu trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) sẽ được đưa vào giao dịch tại Trung tâm Chứng khoán TP HCM kể từ 28/7.

    Các nhà đầu tư nước ngòai có được mua TP VCB trên sàn không? Nếu họ được mua thì họ vẫn có quyền chuyển đổi sang cổ phiếu VCB trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng không? Nếu được như vậy thì đây là cơ hội lớn cho các ngân hàng nước ngòai thu gom TP VCB này.
  2. vhlong

    vhlong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Đã được thích:
    0

    Trả lời câu hỏi của bác.
    Theo dự thảo phương án (khả năng sẽ thành hiện thực) thì nhà đầu tư nước ngoài được tham gia giao dịch mua bán trái phiếu VCB, tuy nhiên họ không được quyền chuyển đổi.

    Như vậy đến thời điểm này nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được chuyển đổi cổ phần VCB, tốt nhất là họ nên lấy vợ VN rồi để vợ đứng tên thu gom dần dần

    Còn vấn đề này định hỏi các bác, sau khi niêm yết, trái phiếu VCB sẽ giao dịch kiểu gì (vì là trái phiếu nên nó sẽ ko nằm trong cái bảng giá biến động hàng ngày rồi), hàng ngày ta xem ở đâu nhỉ???
    Rồi sau đó mua bán ra sao? Nhất định phải giao dịch trên sàn à, có được dắt tay nhau đến mua bán tại VCBS nữa ko?
  3. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Đồng ý với với phần trả lời phía trên của bác, các nhà ĐTNN sẽ được mua TP VCB nhưng theo Quy chế về TP VCB thì họ sẽ chưa được chuyển đổi sang CP VCB sau này. Điều này xuất phát từ Quyết định số 230/TTg của Thủ tướng Chính Phủ do nguyên Phó thủ tướng *************** ký, trong đó nêu sẽ cho nhà ĐTNN mua cổ phiếu của VCB nhưng đến tận bây giờ phương án cổ phần hoá VCB vẫn chưa hoàn chỉnh nên không biết người nước ngoài sẽ được mua cổ phần VCB kiểu gì "trong khi đấu giá hay sau khi đấu giá rồi mới bán cho nước ngoài".
    Về phần thứ hai của câu hỏi, tôi xin trả lời như sau:
    Khi TP VCB lên sàn nó sẽ không giao dịch khớp lệnh như cổ phiếu thông thường mà sẽ thực hiện giao dịch thoả thuận. Ở đây xảy ra 2 trường hợp. Trường hợp 1, nếu bạn là người mua mà không tự tìm được người bán, bạn sẽ đến cty CK của bạn đặt mua thoả thuận với mức giá bạn chấp nhận, nhân viên cty CK sẽ đưa lệnh của bạn lên mạng giao dịch thoả thuận để các công ty CK khác biết, nếu có người bán ở cty CK nào khớp được với lệnh mua của bạn thì giao dịch sẽ thành công. Trường hợp 2, bạn tự tìm được người bán thì người bán sẽ đến cty CK của họ ra lệnh chuyển CK về Tài khoản của bạn nhưng lúc này phải bảo đảm người mua phải có đủ tiền và người bán phải có đủ chứng khoán.
    Trường hợp tương tự nếu bạn là người bán
    * Lưu ý: Giao dịch TP VCB sẽ áp dụng T+1, giá cả sẽ không bị giới hạn biên độ 5%, điều này rất dễ chịu cho bạn vì nếu cần tiền bạn có thể đặt giá thậm chí bằng hoặc dưới mệnh giá để bán thu ngay tiền về.
    Thông tin thêm cho các bạn là VCB đang nghiên cứu thiết kế một mục riêng trên trang VCBS chuyên về giao dịch TP VCB để các nhà đầu tư tiện theo dõi.
    Hy vọng rằng các nhà đầu tư sẽ có được những quyết định sáng suốt và hiệu quả
  4. freewings2x2

    freewings2x2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Trả lời các câu hỏi của các bác:
    1. Nhà đầu tư ngước ngoài hoàn toàn có quyền đầu tư vào Tp.VCB và vẫn có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu sau này. Điều này dễ ợt, khoai tây chỉ việc góp vốn liên doanh vào một công ty quản lý quỹ tại Việt Nam (cái này thì đang là xu thế phổ biến hiện nay rồi), vậy là tha hồ có cố phần không hạn chế tại VCB sau này.
    2. Việc Tp.VCB lên sàn nhưng không xuất hiện trên bảng giao dịch là một lợi thế của loại giấy tờ này. Vì:
    a. Giao dịch có thể diễn ra với giá thỏa thuận, không bị giới hạn bởi biên độ +/- 5%. Tóm lại, các bác thích mua/bán giá nào cũng ok, miễn là thuận mua vừa bán.
    b. Tính thanh khoản được nâng lên hẳn. Khi chưa lên sàn, muốn chuyển nhượng, các bác chỉ có cách lên Cty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) để làm thủ tục. Bi giờ, các bác có thể dắt tay nhau đến bất cứ cty chứng khoán nào ở bất cứ xó xỉnh nào trên cái đất này để đăng ký ... chuyển nhượng (chứ ko phải đăng ký kết hôn đâu nhá ). Đại văn sờ tiện!

    Rõ ràng rồi nhé. Happy trading!!!
  5. invest_otc

    invest_otc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Nếu trong qui chế TP VCB không cho phép nhà đầu tư nước ngòai chuyển đổi TP qua cổ phiếu, thì nhà đầu tư nước ngòai có thể liên kết với các quĩ đầu tư trong nước nắm giữ TP VCB và sau đó chuyển đổi sang cổ phiếu, sau này khi họ có quyền mua cổ phiếu VCB thì họ có thể chuyển quyền sở hữu cổ phiếu này với giá rẻ hơn rất nhiều khi mà họ được phép đấu giá mua cổ phiếu (lúc này chắc phải đến đợt phát hành cổ phiếu thư 3 hoặc 4, và với mức giá 30x).

Chia sẻ trang này