Các tổ chức lãi lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cophieuviet, 02/01/2009.

3701 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 318 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. cophieuviet

    cophieuviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Đã được thích:
    15.866
    Các tổ chức lãi lớn

    Nếu ví các NĐT tổ chức là "cá lớn" thì năm 2008 rõ ràng không phải là thời điểm cho ?ocá lớn quẫy đuôi?. Còn 2009? Trước mắt, "cá lớn" vẫn đang chờ thời điểm trở lại biển!

    Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã tăng giá hơn 42% trong tuần giao dịch đầu tiên (từ 22 đến 26-12-2008) do giá tham chiếu ngày chào sàn thấp hơn nhiều giá giao dịch trên thị trường OTC trước ngày niêm yết.
    Tuy nhiên, ngay cả sự lên giá ấn tượng đó cũng chưa giúp cho các cổ đông tổ chức của HAG hòa vốn bởi họ đã mua cổ phiếu này năm ngoái trong các đợt phát hành tăng vốn với giá cao hơn giá giao dịch trên sàn bây giờ. Với các tổ chức, không chỉ với cổ phiếu HAG, mà họ đang lỗ với hầu hết các chứng khoán nắm giữ.

    Gió không thổi từ... tổ chức

    Đầu năm 2006, trong đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn đầu tiên, bốn tổ chức Sacombank, SSI, Jaccar, PAN đã trở thành cổ đông chiến lược của HAG với giá mua 15.000-35.000 đồng/cổ phiếu. Mười tám tháng sau, thêm một số tổ chức nước ngoài như Dragon Capital, Korea Investment Trust Management, Asiavantage Global...tham gia, nhưng giá mua lần này là 152.000 đồng/cổ phiếu (kể cả phí phát hành). Với những tổ chức tham gia sau, giá vốn đầu tư vào HAG vẫn không dưới 100.000 đồng/cổ phiếu dù công ty đã tiến hành chia thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 50% trước khi niêm yết.

    Dẫu sao các cổ đông tổ chức của HAG vẫn còn may mắn bởi mức lỗ tạm thời (nếu có) không nhiều. Năm 2008 chứng kiến sự thua lỗ thảm hại của không ít tổ chức đầu tư ở Việt Nam.

    Tháng 11-2007 quỹ VF1, VinaCapital và một số quỹ Hàn Quốc đã bỏ tiền vào SJS với giá 235.000 đồng/cổ phiếu để đến cuối năm 2008 giá cổ phiếu này chỉ còn hơn 50.000 đồng. Cũng năm 2007 hơn 10 quỹ nước ngoài và nội địa đã mua cổ phần Thủy sản Nam Việt (ANV) với giá 100.000 đồng/cổ phiếu, và đang ?ongậm ngùi? nhìn cổ phiếu này giao dịch ở mức giá 19.800 đồng ngày 26-12-2008.

    Dragon Capital đã từng nâng giá mua lên 220.000 đồng/cổ phiếu để trúng toàn bộ cổ phiếu Coteccons hơn một năm trước đây, nay Coteccons đang được chào bán ở thị trường OTC với giá khoảng 55.000 đồng/cổ phiếu. Morgan Stanley đầu tư 3.500 tỉ đồng mua 10% cổ phần Tài chính Dầu khí PVF (giá chừng 70.000 đồng/cổ phiếu). Hiện nay chứng khoán PVF mất giá hơn 3,5 lần, còn 18.900 đồng/cổ phiếu (giá ngày 26-12-2008). Temasek (Singapore) giữa năm 2007 bỏ ra 413 tỉ đồng mua 7 triệu cổ phiếu Thủy sản Minh Phú (MPC) với giá 59.000 đồng/cổ phiếu. Gần đây Temasek chuyển nhượng 3,5 triệu cổ phiếu MPC cho Vietnam Investment Fund II với giá chỉ còn 11.900 đồng. Một khoản lỗ đáng kể.
    Đó là vài ví dụ điển hình. Hầu hết các nhà đầu tư tổ chức đã không gặt hái được lợi nhuận trong năm Mậu Tý. Cho nên ngay cả vào hai tháng 7 và 8-2008 khi thị trường chứng khoán phục hồi, VN-Index lên 560 điểm, các tổ chức vẫn không giao dịch trở lại. Thực tế, họ tham gia thị trường một chiều với tư cách người bán nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư và có thêm tiền mặt chờ cơ hội mới.
    Chính do sự tham gia một chiều bán ra hàng loạt blue-chips của họ mà chứng khoán đã không có được ?oluồng gió mới? - luồng gió tạo sự phục hồi vững chắc cho VN-Index. Ngược lại, nhiều chứng khoán đã ?oxuống cấp?, rơi từ blue-chips xuống cổ phiếu thường như TDH, TAC, ANV, SAM, VIP, TRC, DMC...

    ?oTiền mặt vẫn là vua?

    Trong suốt quí 4-2008, các tổ chức đầu tư gia tăng việc tích lũy tiền mặt và phương châm ?otiền mặt là vua? dường như là khẩu hiệu hành động của họ. Theo các nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán, tại thị trường OTC gần đây có những lệnh giao dịch cổ phiếu khối lượng rất lớn như lệnh chào bán một triệu cổ phiếu tập đoàn Bảo Việt của một quỹ nước ngoài (mệnh giá 10 tỉ đồng, giá Bảo Việt đã rớt từ 73.900 đồng/cổ phiếu lúc IPO lần đầu xuống khoảng 20.000 đồng/cổ phiếu hiện tại), hay lệnh bán 4 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu Vietcombank với giá 28.300-29.000 đồng/cổ phiếu.

    Trừ bộ phận tự doanh của một số công ty chứng khoán mua bán lai rai cổ phiếu theo các ?ocon sóng? ngắn hạn, trên sàn lệnh mua vào của các tổ chức khá hiếm hoi. Ngoài những công ty mua cổ phiếu quỹ như đăng ký, việc vắng bóng giao dịch mua vào của tổ chức đã khiến thanh khoản thị trường suy kiệt.

    Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của đầu tư dù ngắn hay dài hạn. Nhưng tổ chức thường đầu tư dài hơi hơn cá nhân do họ có khả năng tài chính dồi dào. Song lúc này, khả năng tài chính của các tổ chức cũng đang có vấn đề. Các quỹ cũ không còn nhiều tiền, các quỹ mới có tiền thì chưa muốn giải ngân. Một số quỹ cũ muốn huy động thêm vốn, nhưng giữa ?omong muốn? và hiện thực đang có khoảng cách.

    Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài nói: ?oHai năm trước nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng góp vốn cho các quỹ bao nhiêu thì nay họ ?okeo kiệt? bấy nhiêu. Bây giờ đi huy động vốn mà có nhà đầu tư chịu ngồi nghe chúng tôi trình bày đã là quý lắm rồi?. Và từ ?onghe? đến khi góp vốn là cả một hành trình gian nan nữa!

    Trong hoàn cảnh đó, tiền mặt đã hiếm lại càng quý với các tổ chức. Các chuyên gia phân tích kỹ thuật đã từng lập luận VN-Index có khả năng rơi về 250 điểm và với sự giằng co tại mốc 300 điểm hiện nay, mua vào để tích lũy không phải là ý tưởng tồi đối với các tổ chức đầu tư dài hạn. Tuy nhiên đa số các tổ chức lại không chia sẻ cách nhìn này.

Chia sẻ trang này