Các tổ chức tài chính quốc tế quan tâm đến thị trường VN như thế nào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nitatqng, 20/09/2006.

6081 người đang online, trong đó có 586 thành viên. 20:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1469 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. nitatqng

    nitatqng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    306
    Các tổ chức tài chính quốc tế quan tâm đến thị trường VN như thế nào

    Mời các bác xem http://www.laodong.com.vn/Home/kinhte/2006/9/4289.laodong
    [​IMG]LĐĐT) - Thời báo tài chính (Anh) số ra ngày 19.9 cho biết, hiện nay, nhiều người Mỹ, châu Âu và châu Á, đang hướng tới Việt Nam để khai thác thị trường vốn mới nổi lên.
    Nhiều ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu đang tìm hiểu thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các nhà quản lý quỹ cũng đang rất quan tâm đến thị trường tài chính Việt Nam mà theo tính toán là đã thu hút khoảng 500 triệu USD trong 6 tháng qua.
    Tony Foster, đối tác điều hành của Freshfields ở Việt Nam, cho hay công ty của ông đã lập nhiều quỹ đầu tư trong năm nay hơn cả 11 năm trước cộng lại.

    Bài báo khẳng định sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam nhờ kinh tế đang phát triển với tốc độ 8%/năm, đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên và cũng là một nước xuất khẩu ròng dầu lửa.

    Quan trọng hơn cả, Việt Nam có sự ổn định chính trị, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn và thị trường chứng khoán tăng 67% trong năm 2006.

    Một ngân hàng nước ngoài nhận xét, sau Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam sắp trở thành một mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, tờ báo cho rằng, điều này cũng không hẳn sẽ dễ dàng. Thị trường chứng khoán Việt Nam 5 tuổi đời có tổng giá trị thị trường 2,7 tỷ USD và doanh thu trung bình hàng ngày chỉ "khiếm tốn" khoảng 5 triệu USD. Số quỹ đầu tư tham gia thị trường ngày càng nhiều, phần lớn là các quỹ được niêm yết ở thị trường Dublin hoặc London. Ngoài ra phải kể đến lượng trái phiếu chính phủ 750 triệu USD đã phát hành ra nước ngoài và nhiều cơ hội cho đầu tư tư nhân. Tuy vậy, cơ hội đầu tư vẫn còn nhỏ.

    Một số ngân hàng đầu tư nước ngoài đang cố gắng "bắt rễ" sâu hơn vào thị trường Việt Nam thông qua việc mua cổ phần trong các công ty môi giới chứng khoán địa phương. Citibank, đã hoạt động tại Việt Nam từ giữa thập niên 1990, đã và đang bảo lãnh phát hành trái phiếu tiền tệ trong nước của Chính phủ Việt Nam, với khoảng 20% thị phần, và đặt hy vọng hỗ trợ các công ty Việt Nam khai thác thị trường trái phiếu như một kênh cung cấp vốn dài hạn.

    Tuy nhiên, tác giả cũng khuyến cáo rằng, giống như các thị trường mới nổi lên khác, Việt Nam có nhiều nguy cơ tiềm ẩn và có vẻ như sự lạc quan trên thị trường là "hơi quá mức" vì đơn giản là thị trường không có đủ cơ hội để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có tổ chức.

    Với phân tích cơ bản thì mức giá hiện nay của các CP đã gần như về với giá trị nội tại của nó rồi, tức là không mắc mà cũng không re, còn với phân tích kỹ thuật thì VNI chỉ có thể đi xuống. Theo em thì VNI sẽ không thể lên được nữa,nếu VNI cứ bị thổi phồng lên như hồi tháng 3,4 thì chắc đến cuối năm có khối người khóc

Chia sẻ trang này