Cách tính EPS chuẩn của sở và cách tính lởm của APT - Thảm họa cho nhà đầu tư dốt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FAnalyst, 28/01/2008.

3122 người đang online, trong đó có 476 thành viên. 12:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3659 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. FAnalyst

    FAnalyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Cách tính EPS chuẩn của sở và cách tính lởm của APT - Thảm họa cho nhà đầu tư dốt

    APT tính EPS sai be bét và lại là công ty duy nhất cung cấp bản tin gửi cho mọi người thì phải. Cực kỳ nguy hiểm và cần phải có biện pháp kiểm soát từ Ủy ban CKNN. Nhưng ở Việt Nam hình như chuyện này chả cần quan tâm và bọn vô trách nhiệm nhất là HASTC, lấy EPS từ 2006 rồi cung cấp P/E, chả có ý nghĩa gì. Thà không đăng bản tin HASTC còn hơn.

    Cảnh báo các cụ trình độ còn kém. theo cách tính từ HOSE bất kỳ cổ phiếu nào có chia tách chia cho cổ đông hiện hữu thì EPS sẽ điều chỉnh đúng bằng tỷ lệ giảm của giá tham chiếu vào ngày điều chỉnh. Tất cả chỉ để làm sao cho P/E trước chốt và sau chốt là không đổi. Và tình hình là giai đoạn cuối 2006 -đầu 2007 có rất nhiều gà lao vào mua cổ phiếu sau khi chia tách vì P/E thấp quá . Cái này gọi là dốt nhưng vẫn trúng vì thằng nào cũng hiểu thế. Bây giờ thời buổi khác rồi. Chả có gì tự nhiên tăng lên cho các cụ. Nếu giá giảm thì EPS cũng phải giảm để duy trì hệ số P/E không đổi.

    Các trường hợp tính vốn điều lệ bình quân là không cần thiết cứ lấy vốn ngay sau khi tăng để tính. HOSE phải tính vốn điều lệ bình quân là trong một vài trường hợp khó xử khi phát hành cho cổ đông chiến lược, hoặc cán bộ công nhân viên mà giá không điều chỉnh nên không thể điều chỉnh EPS được nên phải tính vốn điều lệ bình quân. Nhưng lượng này rất nhỏ và khuyến cáo các cụ nên tính trên toàn bộ vốn mới cho lành. Tất nhiên cái gì cũng có ưu khuyết nhưng khi phát hành thì Book value cũng thay đổi và các cụ nên quan tâm đến Price/Book value để hiểu mỗi cổ phiếu của các cụ khi phá sản bán đi ngay thì được bao nhiêu và các cụ đang trả giá bao nhiêu để mua nó.

    Em xin nêu cách tính đơn giản nhất áp vào BVSC.
    Theo APT BVSC có EPS = 12.322. P/E = 13.

    Vốn điều lệ của BVSC khi các cụ mua là 450 tỷ, không phải là 150 tỷ. EPS = 4.78. Cách này là cách tính của HOSE em tham khảo rất kỹ rồi các cụ ợ. => P/E của BVSC = 160/4.78 = 33.47. Khác nhau rất xa

    Để thị trường phát triển bền vững đề nghị ủy ban siết lại quy cách tính EPS và các cơ quan công bố thông tin cần có trách nhiệm hơn với nhà đầu tư. Không phải ngẫu nhiên Việt Nam nằm trong top kém nhất về bảo vệ nhà đầu tư. Các cụ nên thận trọng.
  2. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Tốt nhất là cứ tính trên toàn bộ vốn mới cho lành. Bởi vì sao:

    Sau ngày chốt quyền, tôi chấp nhận mua giá mới điều chỉnh nghĩa là tôi chấp nhận giá tính theo số cổ phiếu mới phát hành thêm nữa (dù chưa lưu hành)

    chả có lý gì lại đi lấy lãi mới chia cho vốn cũ cả

    Giá điều chỉnh sau ngày chốt, tại sao lãi không điều chỉnh theo vốn mới để có các chỉ số tương ứng nhau

    Như thằng VC2 là vớ vẩn, ko thể tính bình quân này nọ được, phải tính trên vốn 50 tỷ , P/E cao ngất, EPS giảm thất tịt

    Tương tự là TLT, EPS chỉ có hơn 3000 thôi

    vốn mới tăng còn nhiều hơn gấp đôi số vốn cũ. Vớ vẩn thật

    Số cổ phiếu mới vẫn được hưởng đầy đủ các đặc quyền, được chia lãi từ quý 4 và cả năm 2007, cớ gì các vị gạt ra ko tính số cổ phiếu mới vào. Quá ăn gian, lừa lọc để xả hàng
  3. ruc_rich

    ruc_rich Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Đã được thích:
    0
    bây giờ nhé, có cái này em chưa rõ và ngại tra vì ko có thời gian. Vào ngày chốt quyền thì giá tháy đổi. Đối với những ai tăng kiểu 1:1 hoặc 1:2 thì giá giảm đáng kể.

    Lúc này vốn tăng lên nhưng phải tính theo vốn điều lệ bình quân. Nhưng hình như vốn điều lệ bình quân là tính theo cả năm. Vậy bố nào tăng gần cuối năm rất lợi vì quãng thời gian dài từ đầu năm đến cuối năm được tính cho số vốn cũ, nên phần tăng thêm ảnh hưởng rất ít vào vốn điều lệ.

    Trong lúc này giá thì giảm đáng kể, vốn điều lệ bình quân không thay đổi nhiều mấy so với vốn điều lệ trước khi tăng vốn. Vậy EPS hầu như giảm chỉ giảm nhẹ, nhưng P/e thì giảm mạnh do giá thị trường giảm mạnh. Vật pr theo kiểu EPS vẫn cao và P/e nhỏ là cũng ko công bằng lắm nhỉ. Cái này phải đợi 1 năm sau xem xem tình hình công ty kinh doanh ra sao sau khi tăng vốn thì mới quyết được

    Em hiểu thế có đúng ko nhỉ ???
  4. chukme

    chukme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác, hiện nay có một số kẻ lợi dụng chỗ này để PR các cp sau khi chia tách, làm khối newbie chết như rạ, mà không hiểu sao mình chết. Vấn đề này nếu được anh nhà báo nào làm 1 bài để các newbie không bị chết oan.
  5. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Đấy, phải học tập gương trung thực của anh SD9 kia kìa

    EPS của SD9 là tính theo vốn mới 150 tỷ chứ ko "ăn gian" như mấy ông vớ vẩn VC2, TLT... tính trên vốn cũ trước khi tăng vốn để loè bịp bà con nhằm đổ vỏ, xả hàng vào đầu người khác

    Ở đâu lại có chuyện: vốn điều chỉnh, giá điều chỉnh, chỉ có mỗi lợi nhuận thì cố tình... không chịu điều chỉnh để cho khớp các chỉ số giá, EPS, P/E...
  6. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Nhìn gương thằng VC2 chết sặc tiết sau khi bị lật tẩy trò bịp bợm tính chỉ số EPS láo toét căn cứ vào vốn cũ kìa

    Nên nhớ: phải tính EPS theo vốn mới, vốn thực tế, chứ ko phải là vốn mới, giá mới (điều chỉnh sau khi chốt quyền), lợi nhuận mới, nhưng EPS lại tính trên vốn cũ

    Lừa bịp, bịp bợm, mà tiếp tay là bọn báo lá cải và chính HASTC lởm khởm. Thảo nào mà Tây nó tẩy chay cái sàn HA lởm là phải
  7. vntrungtruc

    vntrungtruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2007
    Đã được thích:
    56
    Mẹ bọn ATPVietnam tính PE rất đểu để lừa bịp bà con . Bọn ngu này tính PE của SD7 = 9 thật là quá choáng . SD7 đã tăng vốn lên gấp 3.5 lần rồi vậy mà chúng nó vẫn tính VDL cũ .
  8. chukme

    chukme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Đây là hướng dẫn của HOSE, các bác khỏi cãi nhau nữa nhé. Anh em ta tính là đúng rồi. Bọn lừa đảo hết nhặn nữa nhé.

    c. EPS điều chỉnh:
    - HOSE sẽ điều chỉnh EPS cơ bản trước khi tính P/E trong trường hợp phát sinh biến động về số lượng CP đang lưu hành trong khoảng thời gian sau ngày kết thúc kỳ tính toán EPS cơ bản cho đến ngày hiện tại.
    - Hệ số điều chỉnh được áp dụng chính là hệ số điều chỉnh giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền, mục đích: đảm bảo P/E cuối ngày trước đó = P/E đầu ngày giao dịch không hưởng quyền.
    - Trường hợp việc phát hành quyền được thực hiện kéo dài trong 2 kỳ (chốt ngày hưởng quyền trong kỳ trước và lượng cổ phiếu phát hành thêm chính thức giao dịch vào kỳ sau): số lượng cổ phiếu lưu hành đầu kỳ sau cũng phải được điều chỉnh cho hệ số giá như trên.




    Được chukme sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 28/01/2008
  9. dbp

    dbp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Bác nói không hẳn đúng đâu.
    Giả sử cty tăng gấp 2 vốn điều lệ (theo phương án bán 1:1 giá 10 chẳng hạn) và cũng tăng được gấp 2 lợi nhuận, vây EPS không đổi phải không (eps= LN/số cp)?
    Thế nhưng PE vẫn thay đổi sau khi tính giá tham chiếu sau chốt, không chỉ do cách tính lại giá tham chiếu làm thay P mà về bản chất, cổ đông cứ có 1 cp trước chốt (cp này có P và PE được thị trường quyết định) thì được mua 1 cp từ cty phát hành với giá 10, tức là giá bán cho cổ đông hiện hữu có PE thấp hơn PE thị trường nhiều.
    Vì vậy PE giảm sau phát hành thêm giá rẻ là hợp lý thôi.

    Nếu theo logic của bác là không dùng vốn điều lệ bình quân để tính EPS, giả sử số cp tăng vốn được bán 1:1 với giá= đúng giá thị trường, như thế P tham chiếu sau chốt không đổi nhưng eps lại giảm còn 1/2 do bác bắt phải tính theo vđl mới, như thế pe sau chốt lại tăng gấp đôi, cũng không ổn phải không?

    Vậy tính eps theo vốn điều lệ bình quân là OK nhất và PE giảm sau khi tăng vốn cũng là hợp lý (vì cổ đông được mua thêm 1 số cp giá rẻ, cái giá rẻ này làm giảm pe sau tăng vốn, còn nếu số cp phát hành thêm được bán đúng giá thị trường thì PE sẽ không đổi nếu tính eps theo VĐL bình quân).

    Cho nên cái nguyên tắc giữ sao cho PE không đổi sau chốt cũng không phản ánh đúng thực chất là có thêm 1 số cp được bán với PE thấp hơn PE trước đó.



    Được dbp sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 28/01/2008
  10. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0

    Chính xác !!!

    Bọn hô tèo đang cố gắng làm nhạt nhoà kết quả kinh doanh tốt của các công ty bằng cách tung hoả mù gây mất niềm tin về chỉ số EPS cập nhật dựa trên kết quả kinh doanh quý 4 và luỹ kế 2007.

    Thử hỏi một công ty tăng vốn điều lệ nhưng phần vốn đang trong quá trình giải ngân, chưa tới thời kỳ sinh lãi, tư nhiên lại tính vào lợi nhuận được tạo ra từ nguồn vốn củ ah ??

    EPS cập nhật của các công ty là chính xác, bà con nên tìm hiểu kỷ phần vốn tăng lên của công ty mình được sử dụng cho việc gì, đã sử dụng bao nhiêu %, phần nào sinh lãi, phần nào vẫn đang trong quá trình giải ngân vào các dự án mới, ... như thế mới phản ánh đúng việc sử dụng vốn của công ty và kết quả kinh doanh trên đồng vốn đó !





    Được TrendVsTrap sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 28/01/2008

Chia sẻ trang này