CÁCH VAY VỐN DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DTCKVN, 21/04/2007.

4397 người đang online, trong đó có 339 thành viên. 23:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 786 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. DTCKVN

    DTCKVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    0
    CÁCH VAY VỐN DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    Hôm nay đấu giá ĐPM bà con trúng rất nhiều. Để tránh tình trạng rút vốn trên sàn trả trả tiền đấu giá ĐPM dẫn đến VNI có thể tụt rốc không phanh, em xin lập topic này để giúp bà con ta giải quyết vấn đề vốn, tránh tình trạng phải bán rẻ cổ phiếu tốt đang niêm yết trên sàn:

    Làm thế nào để vay được vốn dài hạn của ngân hàng (10-15 năm)

    Điều kiện tất nhiên là bác hoặc gia đình bác phải có một cái nhà. Bác làm giấy bán lại cho người trong gia đình hoặc ngược lại rồi ra ngân hàng làm giấy vay vốn để mua nhà. Ngân hàng sẽ cho bác vay 70% giá trị nhà bác mua (hoặc người trong nhà mua). Tài sản thế chấp là chính căn nhà bác mua hoặc người nhà bác mua. Lưu ý là bác phải chứng minh được nguồn thu nhập để trả NH hàng tháng. Sau khi vay được tiền, bác dành lại một phần tiền đủ để trả cho NH hàng tháng (ví dụ đủ trả trong 1 năm cho đỡ phải suy nghĩ nhiều). Nếu bác vay ở Sacombank thì có thể sử dụng sản phẩm "cấn trừ bất động sản".Sản phẩm này có lợi là NH sẽ mở cho bác một tài khoản. Khi có tiền nhàn rỗi bác có thể gửi tiền vào tài khoản này (tối đa 50% số tiền bác vay) với lãi xuất bằng lãi xuất NH cho bác vay. Bác có thể rút bất cứ lúc nào bác muốn mà vẫn được hưởng lãi xuất cao (lãi xuất cao tính theo ngày). Trong trường hợp bác dành lại một phần tiền để trả hàng tháng cho NH, bác sẽ để trong tài khoản này. NH sẽ tính lãi cho bác bằng lãi vay, hàng tháng họ sẽ tự động trừ đi số tiền bác phải trả hàng tháng.

    Phần tiền còn lại bác dùng để kinh doanh CK. Bác nhớ là phải kiên trì, chọn đúng thời điểm mua vào cho hợp lý (như mua ĐPM đợt này chẳng hạn). Đặt yếu tố thanh khoản và an toàn lên hàng đầu để không bị mất vốn. Bác có thể lướt sóng, phần tiền rôi ra bác lại gửi vào tài khoản cấn trừ để hưởng lãi xuất cao, khi nào thấy có cơ hội thật tốt thì lại rút ra lướt sóng rồi lại gửi lại ngay, không nên tham.
    Tôi đã làm như vậy và hiện đã có đủ tiền để trả cho NH và rôi ra vài K cổ phiếu để đầu tư dài hạn. Nhưng tôi vẫn không trả tiền cho NH mà để lại 50% tiền mặt trong tài khoản cấn trừ để hưởng lãi xuất cao, 50% tiền mặt còn lại để trong TK chứng khoán. Khi nào có cơ hội là nhảy ra lướt (cơ hội phải thật chắc chắn). Khi nào có cơ hội thật tốt (như mua ĐPM lần này chẳng hạn) thì huy động nốt 50% tiền mặt trong TK cấn trừ BĐS. Sau mỗi phi vụ phải chuyển thành tiền ngay kể cả phi vụ không thành công. Bạn chỉ cần lướt khéo một phi vụ là có đủ tiền trả lãi NH trong 1 năm (14,5%/năm), cho nên đừng bao giờ nghĩ đến lãi xuất NH, nó sẽ gây áp lực cho bạn.

    Các bác còn cách nào hay hơn xin mời góp ý.
  2. DTCKVN

    DTCKVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    0
  3. bomvacophieu

    bomvacophieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Đã được thích:
    0
    vote cho tóp pịc của bác 5 sao
  4. lam3d

    lam3d Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Làm thử chưa ? chỉ giỏi tung hứng
  5. bomvacophieu

    bomvacophieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Đã được thích:
    0
    bỏ giá đạm bao nhiêu vậy?

Chia sẻ trang này