Căn hộ cao cấp ??ochết??? trước?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timnhadat1, 29/02/2008.

1033 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 03:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1893 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Căn hộ cao cấp ?ochết? trước?

    Nguyên nhân ?ocái chết? được báo trước này là do giá căn hộ đã bị thổi lên quá cao trong thời gian qua và các ngân hàng quá dễ dãi trong cho vay với đối tượng này


    ?oNếu không bán được 2/5 căn hộ đã ôm, tôi chết chắc?- anh Lập, một nhà đầu tư thứ cấp, cho biết. Hiện anh đang ôm 5 căn hộ cao cấp rải rác tại quận 2 và 7, tổng giá trị ngót nghét gần 20 tỉ đồng.

    Tuy nhiên, số vốn gốc anh bỏ ra mua chỉ có khoảng 4 tỉ đồng, phần còn lại đều do các ngân hàng (NH) hỗ trợ. Ngay trong tháng 3 này, số tiền anh phải nộp cho các chủ đầu tư gần 800 triệu đồng, nên bây giờ như ngồi trên đống lửa. Đây cũng là nỗi lo của nhiều nhà đầu tư lỡ ?oôm sô? căn hộ lúc này.

    Thuyền càng to, sóng càng lớn

    Trong một thời gian dài, nhiều NH đã có chính sách khá ưu đãi với các khách hàng vay tiền mua căn hộ cao cấp, trung bình mức cho vay lên tới 70% giá trị của căn hộ (khách hàng chỉ cần 30% trên tổng vốn), thời gian thấp nhất là 10 năm. Thậm chí, một số NH còn tăng lên đến 90% giá trị căn hộ, thời gian vay kéo dài trên 30 năm, ân hạn 3 năm đầu chỉ trả lãi suất, không trả tiền gốc...

    Những ưu đãi này đã khiến khách hàng trở nên an tâm khi đầu tư vào phân khúc thị trường khá nóng bỏng là căn hộ cao cấp. Thế nhưng, hiện nay khi NH ?okhóa van? tín dụng, nỗi lo mất nhà đang hiển hiện.

    Anh Nguyễn V., hiện đang tá hỏa khi mới đây nhân viên tín dụng của NH anh đã vay vốn để mua căn hộ thông báo sẽ xem xét tạm dừng khoản vay tiếp theo với gần 300 triệu đồng. Theo hợp đồng giữa anh V. với NH, trong khoảng thời gian 2 năm, NH sẽ cho anh vay thành nhiều đợt để trả tiền mua căn hộ với tổng số tiền lên đến 1,5 tỉ đồng.

    Không chỉ có người mua căn hộ cao cấp lao đao, ông Nguyễn Phụng Thiều, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn - Gia Định, cũng lo lắng về việc khách hàng sẽ ?okiện? ông với các cơ quan chức năng về tội bội tín. Số là 60 khách hàng trong ngành thể thao nằm trong diện ưu tiên đã đăng ký mua căn hộ (nhà cho người thu nhập thấp - PV) tại chung cư Thới An, quận 12 - TPHCM. Phần lớn khách hàng đã trả 50% giá trị căn hộ, phần còn lại được các NH hứa cho vay trong 10 năm. ?oNếu các NH rút lời hứa thì chúng tôi biết hỗ trợ họ ra sao, dù khoản vay của mỗi người chỉ từ 200 đến 300 triệu đồng? - ông Thiều bức xúc.

    Dính chùm

    Theo ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Hiện có 3 nhóm khách hàng liên quan đến vay NH để đầu tư vào bất động sản.

    Nhóm khách hàng đầu tiên là những cá nhân, tổ chức vay vốn nhằm tạo ra nguồn sản phẩm cho thị trường như căn hộ, nền đất, nhà phố...; nhóm khách hàng kế đến là những người có nhu cầu thực sự cần vay vốn mua bất động sản hoặc thế chấp để vay vốn làm ăn và nhóm cuối cùng được gọi là những nhà đầu tư mua đi bán lại những sản phẩm bất động sản mà do làm ăn lệch lạc nên người ta thường gọi là nhà đầu cơ.

    Ở nhóm khách hàng thứ nhất, việc siết chặt nguồn tín dụng có thể khiến họ không thể sản xuất ra sản phẩm mới, điều này sẽ dẫn đến nguồn cung đã hiếm nay càng ít hơn và kéo giá cả lên cao. Ở nhóm khách hàng thứ hai là những người có nhu cầu thực sự về nhà ở, việc không cho vay sẽ khiến họ khó có cơ hội sở hữu được bất động sản, cải thiện chất lượng sống.

    Việc ngưng cho vay với nhóm đối tượng thứ ba là việc cần thiết nhất tại thời điểm này, bởi họ là những người góp phần đẩy giá đất lên cao. Mặt khác, trong số những người đó, cũng sẽ có những người đầu tư theo kiểu phong trào, ?oăn theo?... nếu thị trường ?olạnh? thì nguy cơ mất trắng là hiển nhiên.

    Theo các chuyên gia địa ốc, hiện khó dự báo được diễn tiến thị trường, bởi ngoài quy luật cung cầu, nó còn phụ thuộc vào tâm lý của người tham gia thị trường. Tuy nhiên, nếu NH siết chặt cho vay dự án, chắc chắn nguồn cung sẽ thiếu và như vậy với những sản phẩm hiện có, việc mua bán sẽ đẩy giá đất lên thêm nữa. Nếu khó khăn hơn nữa, việc mua bán sẽ ngưng trệ, như vậy viễn cảnh thị trường suy thoái sẽ tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo Người Lao Động)
  2. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng ngay. Giao dịch và giá bất động sản đã sụt giảm ở nhiều nơi...

    * NHIỀU CHUYÊN GIA CHO RẰNG, THỜI GIAN TỚI, THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SẼ CÓ CƠN ?oSỐT? MỚI

    Giới đầu tư bất động sản gần đây sống trong cảnh mất ăn mất ngủ khi diễn biến trên thị trường ngày càng xấu đi trước việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát; đồng thời ?okhóa? các khoản vay bất động sản nhằm hạ nhiệt cơn ?osốt? kéo dài hơn một năm qua.

    KHÓ THÀNH CÔNG

    Theo ghi nhận, tại hầu hết các trung tâm giao dịch bất động sản đều vắng khách. Trước đây, khi thị trường còn ?onóng?, trung tâm nào cũng đông người. Nhưng kể từ khi có cơn ?ođịa chấn? xuất phát từ các ngân hàng đã khiến thị trường lắng xuống. Giá đất nhiều nơi đã giảm nhẹ. Ngay cả dự án ?onóng? như Him Lam - kênh Tẻ, Q7 cũng giảm. Dự án khu dân cư 154ha (Bình Trưng Đông) ở Q2 và ở Q9 cũng vậy...

    Ông Nguyễn Hoài Bảo - Phó tổng giám đốc Công ty Citiland Corproration cho biết, tất cả các biện pháp của Nhà nước trong thời gian vừa qua nhằm ổn định thị trường bất động sản và kiểm soát lạm phát là phù hợp với lý thuyết kinh tế thị trường. Tuy nhiên đối với thị trường bất động sản non trẻ như Việt Nam thì những biện pháp vừa qua là hơi ?oquá liều lượng?. Điều này không hề tốt chút nào. Chắc chắn, thị trường bất động sản sẽ tạm thời đóng băng trong vài tháng vì các nhà đầu tư đã co vào thế thủ để ?onghe ngóng? tình hình. Sau đó, thị trường sẽ ?osốt? trở lại bởi cán cân cung cầu còn quá nhiều chênh lệch. Việc các ngân hàng đồng loạt ?okhóa? các khoản vay bất động sản giữa lúc các doanh nghiệp đang hoang mang về các loại thuế bất động sản sẽ được Chính phủ ban hành càng làm cho thị trường trở nên xấu đi.

    Khi đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ thiếu vốn để thực hiện các dự án và chắc chắn sẽ không đủ ?osản phẩm? để đáp ứng như cầu khiến giá nhà đất không thể giảm. Ngược lại còn có chiều hướng tăng cao. Có thể thấy, việc Ngân hàng Nhà nước chủ trướng thắt chặt tín dụng để kiểm soát lạm phát là một biện pháp cần thiết, nhưng việc thắt quá chặt và ban hành quyết định không đúng thời điểm, dẫn đến tình trạng khan hiếm vốn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản.

    Ông Bảo cho biết thêm, hiện tại các giao dịch trên thị trường đã giảm đáng kể. Cơn ?osốt? đã hạ rất nhanh. Mục tiêu của nhà nước là ?ođánh? đầu cơ nhưng lại đánh đồng hết khiến cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều bị tổn thất. Việc ngân hàng siết các khoản vay bất động sản sẽ khiến các nhà đầu tư địa ốc rơi vào ?othế bí? đã cho thấy công cụ hỗ trợ thị trường bất động sản Việt Nam không tốt. Ở các thị trường khác như Singapore, Malaysia hay Mỹ... nhà nước luôn đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản rất tốt nên khi gặp các sự cố về tài chính, các doanh nghiệp địa ốc sẽ không phải điêu đứng như ở Việt Nam.

    Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cho biết, việc các ngân hàng siết chặt các khoản vay tín dụng bất động sản khiến cho thị trường bất động sản bị cắt cơn ?osốt? ngay. Nhưng về lâu dài, khi người nước ngoài chi phối được thị trường béo bở này thì bất động sản sẽ tiếp tục ?osốt? và nhiều khả năng giá sẽ cao do bị... làm giá. Mặt khác, khi không vay được tiền của ngân hàng, các doanh nghiệp địa ốc sẽ không dám đầu tư đưa ra các dự án mới, thậm chí còn phải tranh thủ bán tháo để lấy tiền trả cho ngân hàng. Trong khi đó, người dân có nhu cầu vay tiền ngân hàng để mua nhà lại không được đáp ứng. Thị trường bất động sản Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh. Vậy, nên tạo điều kiện để thị trường phát triển bền vững, ổn định.

    Quyết định phát hành tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng nhà nước là gián tiếp việc hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản sẽ ảnh hưởng tới thị trường này. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ tranh thủ ?obung hàng? để có tiền thanh toán cho ngân hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ tìm cách co cụm lại chứ không dám đầu tư mạnh như trước.

    Thị trường bất động sản Việt Nam còn quá non trẻ nên mỗi quyết sách từ phía nhà nước đều tác động lớn tới thị trường. Nên để thị trường bất động sản phát triển thực sự lớn mạnh rồi từ từ điều chỉnh, uốn nắn. Những biện pháp như thuế lũy tiến hay phát hành tín phiếu bắt buộc chỉ là giải quyết phần ngọn, gây ra ảnh hưởng không tốt cho thị trường. Điều cần làm là nhà nước phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tung ra lượng cung lớn để giải quyết nhu cầu cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp.

    Vì vậy, kế hoạch hạ nhiệt thị trường bất động sản sẽ khó thành công.

    ?oSỐT? VÌ? THỦ TỤC HÀNH CHÍNH RƯỜM RÀ

    Bên cạnh những khó khăn từ việc các ngân hàng ngừng ?obơm? vốn cho thị trường bất động sản thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn phải đối diện với nỗi khổ... thủ tục hành chính bởi hầu hết các dự án được đầu tư trong thời gian qua đang giậm chân tại chỗ. Chính khâu này đã ?ongốn? của doanh nghiệp rất nhiều tiền nên giá ?osản phẩm? bị đội lên cao là tất yếu. Trong buổi đối thoại giữa thành viên Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) với lãnh đạo UBND TPHCM diễn ra hôm 22-2 vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã đưa vấn đề vướng mắc thủ tục hành chính ra để mổ xẻ. Khó khăn cho chủ đầu tư hiện nay phải kể đến việc giải phóng mặt bằng quá khó khăn, thuế sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng quá cao, khiến hàng trăm dự án đang rơi vào tình trạng ?otreo?, không thể triển khai. Điều khó khăn nhất cho các nhà đầu tư hiện nay vẫn là khâu giải quyết thủ tục hành chính.
    Ông Nguyễn Cảnh Hà - Giám đốc Cty TNHH An Thiên Lý bức xúc, theo quy định hiện nay doanh nghiệp phải tự thương lượng giải phóng mặt bằng với người dân. Cơ chế này đã đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khốn đốn. Doanh nghiệp thì ?ođàm? còn người dân thì ?ophán?. Vì vậy mà có chuyện doanh nghiệp thỏa thuận đền bù đến 99% rồi mà vẫn không thể giải phóng được... Trong một dự án An Thiên Lý đầu tư tại Đô Lương - Nghệ An có một điều hết sức vô lý đã xảy ra.

    Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng giá đất thị trường mà DN phải đền bù là 4,5 triệu/m2, cộng thêm biểu thuế đóng 100% là 4,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó DN chỉ dự định đầu tư bán với giá 7,5 triệu đồng/m2. Doanh nghiệp đã phản ánh với UBND tỉnh Nghệ An nhưng UBND tỉnh bó tay vì đó là... luật. Ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, để thực hiện thành công cho một dự án, doanh nghiệp thường phải mất ít nhất khoảng 5 năm cho khâu giải phóng mặt bằng, dù đã phải ?ogõ cửa? hết nơi này đến nơi khác mới xin được giấy phép đầu tư xây dựng. Vì vậy, để thực hiện xong một dự án, doanh nghiệp cũng mất cả chục năm trời...

    http://www.timnhadat.com/vi-VN/News/thitruong.aspx

    (Theo CATP)
  3. BaDung2

    BaDung2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Nói chung với cách điều hành tiền tệ như này, cái éo gì cũng chết.
    Chưa bao giờ tôi thấy thối nát như bây giờ.
    Mà bác nào gần nhà mấy tay ngu dốt này ko nhỉ?
    Up địa chỉ để anh em chạy qua ị 1 bãi cho hả giận
  4. garanngon

    garanngon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Chính phủ này do Quốc hội bầu ra, quốc hội lại do các bác bầu ra.
  5. Mua_dat_Ban_dat

    Mua_dat_Ban_dat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Đã được thích:
    1.056
    Chắc éo gì đã đúng thế ,
    CP do quốc hội bầu, quốc hội lại do CP bầu
  6. IMLEDUCTHUY

    IMLEDUCTHUY Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Sai hết! Tại VN, tất cả đều dưới sự lãnh đạo của Đ. Thanh niên, công đoàn, phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh, mặt trận TQ, QH, CP....đều dưới sự lãnh đại, chỉ đại của Đ!



    Được imleducthuy sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 29/02/2008
  7. tuido

    tuido Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm " bực cái c... mình."
  8. boy_dhkt

    boy_dhkt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Căn hộ cao cấp & VP cho thuê tại các trung tâm kinh tế không bao giờ chết, chỉ có những người đầu cơ vay tiền mới chết. Họ sẽ phải bán tháo dưới giá của mặt bằng chung và sẽ bị các đại gia khác nuốt hết thôi. Các bác thử vào mấy khu đô thị hoành tráng của SG or HN mà hỏi mua nhà xem có chết không, theo em được biết thì giá giao dịch trung bình tại cao ốc 34T của khu TH-NC Hà Nội đã lên ngưỡng kỷ lục 37T/m2 vào ngày hôm qua. Bán bao nhiêu hết bấy nhiêu, ai có BĐS ở những vị trí đắc địa thì cứ yên tâm mà ôm đợi gà. Cầu lúc nào cũng dồi dào
  9. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Ở VN làm chó gì có chuyện này, có danh sách sắp xếp từ trên rồi! Bầu hình thức thôi.
  10. chuotto009

    chuotto009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Xuống càng nhiều càng tốt để bà con có nhu cầu có điều kiện mau.

Chia sẻ trang này