Cần nới lỏng chính sách tiền tệ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dautucoban, 06/05/2008.

3739 người đang online, trong đó có 237 thành viên. 06:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 501 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. dautucoban

    dautucoban Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cần nới lỏng chính sách tiền tệ

    Ngân hàng Nhà nước nên chuyển từ thắt chặt tiền tệ sang kiểm soát chặt chẽ, trước mắt là giảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng từ 11% xuống 8%.


    Nhiều quốc gia thực thi chính sách tiền tệ theo chỉ số lạm phát cơ bản (là chỉ tiêu đo lường lạm phát đã loại trừ một số hàng hóa dễ bị biến động giá như nhiên liệu, năng lượng, điện năng, lương thực thực phẩm...; tức là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung đã loại trừ các yếu tố mùa vụ, thiên tai, dịch bệnh... thường tạo ra cú sốc về giá) để điều hành chính sách tiền tệ. Việc tính chỉ số lạm phát cơ bản sẽ làm cho Ngân hàng Nhà nước (SBV) không lúng túng khi giải bài toán lãi suất vì những cú sốc về giá của các mặt hàng thiết yếu đã được loại bỏ khi tính lạm phát cơ bản (core inflation).
    Lãi đầu vào so với CPI chung có hợp lý?
    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất của quỹ liên bang (federal fund rate) còn 2%, thế nhưng lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao, chỉ số lạm phát CPI (headline inflation) lên tới 4%, chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation) 2,4%. Trong khi đó, lãi suất huy động của các ngân hàng tại Mỹ chỉ khoảng 2%-3%/năm. Tại Thái Lan, CPI 5,3%, lạm phát cơ bản 1,8%. Thế nhưng, ngân hàng trung ương quốc gia này điều hành lãi suất chiết khấu khoảng 3,25%. Bangkok Bank huy động vốn đồng baht (THB) với lãi suất ở mức khoảng 2,5%- 3%/năm. Một số quốc gia khác như Canada, Philippines, Singapore... tình hình lạm phát và chính sách lãi suất cũng tương tự. Nếu so lãi suất đầu vào với CPI thì phải chăng FED và nhiều quốc gia đang điều hành chính sách lãi suất âm?
    CPI của nước ta trong 4 tháng đầu năm 2008 là 11,6%, nhiều khả năng hết năm sẽ lên tới 15%- 20% trong điều kiện Chính phủ vẫn còn trợ giá xăng dầu, giá điện, than, sắt thép... Tuy nhiên, một trong những tác nhân làm CPI tăng cao là từ dầu thô, lương thực... Trên thị trường quốc tế, giá dầu tăng do nguồn cung hạn chế, USD suy yếu; giá lương thực thực phẩm biến động do diện tích trồng trọt thu hẹp, dịch bệnh, không phải do cung tiền. Giá dầu thô được dự báo tiếp tục tăng, giá gạo có thể ổn định hoặc tăng lên nên Nhà nước không thể ?odài hơi? bao cấp hai mặt hàng này. Điều này sẽ đẩy CPI ở Việt Nam cao hơn 20%. Do đó, SBV điều hành chính sách lãi suất theo CPI chung sẽ không chính xác. Nếu lãi suất đầu vào trên 20% thì lãi suất cho vay sẽ ở mức không tưởng. Lãi suất cao luôn chứa đựng nhiều rủi ro cho người vay. Doanh nghiệp không thể vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh kém, công ăn việc làm giảm sút, thu nhập của dân cư giảm thấp, thất nghiệp gia tăng. Người dân không tích lũy được tiền để gửi ngân hàng. Nền kinh tế sẽ suy giảm, thị trường chứng khoán, bất động sản... không có cơ hội hồi phục. Như vậy, tại Việt Nam chính sách lãi suất dương so với CPI chung là không hợp lý.
    Giảm áp lực cung tiền qua thị trường mở
    Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh chững lại, dư nợ cho vay trong tháng 4 của các ngân hàng giảm mạnh cho thấy biện pháp thắt chặt tiền tệ bước đầu đã có tác dụng; tuy nhiên, thời điểm này cần phải nới lỏng. Nếu chỉ có chính sách tiền tệ để chống lạm phát thì thắt chặt là đúng nhưng cạnh đó Chính phủ đã nhìn thấy không phải chỉ do yếu tố cung tiền mà còn có sự bội chi lâu dài của ngân sách trên 5% GDP và chi tiêu công không hiệu quả, vì vậy Chính phủ đã kiên quyết kiểm soát và cắt giảm chi tiêu công. Nhưng chỉ số CPI vẫn ở mức cao còn do yếu tố đầu cơ, găm hàng làm giá. Các bộ ngành, chính quyền địa phương đã và đang tích cực chống hiện tượng này.
    Như vậy, SBV đã có sự chia ?olửa? từ các yếu tố khác. Vì thế, SBV nên chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang kiểm soát chặt chẽ. Trước mắt là giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng từ 11% xuống 8%. Điều này sẽ trả lại sự êm thấm cho thị trường tiền tệ, giảm bớt áp lực cung ứng tiền qua thị trường mở. Ngân hàng thương mại cũng giảm bớt hiện tượng lãi suất ?ođi đêm? để đối phó với việc bảo đảm dự trữ bắt buộc. Khi đó các ngân hàng không còn cạnh tranh với nhau, tăng lãi suất đầu vào lên quá cao, tăng chi phí hoạt động của ngân hàng và lãi suất đầu ra sẽ tăng tương ứng. Nếu thắt chặt tiền tệ quá mạnh không khéo nước ta vừa có suy giảm kinh tế vừa có lạm phát cao do thiếu hàng.


    Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân (Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia)- NLĐ

  2. voi_bi_1984

    voi_bi_1984 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Đã được thích:
    0
  3. BaDung2

    BaDung2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Thưa PGS-TS Trần Hoàng Ngân,
    Những gì giáo sư trình bày, dân đen chúng con hiểu hết ạ. Nhưng khổ nỗi sẽ rất vất vả giải thích từng tí một cho một số anh hổng có kiến thức cơ bản, mà các ảnh lại là người ký cuối cùng ạ.
    Đời nó thế! Học cao như giáo sư thì chỉ đi dạy thôi. Còn trình độ lớp 2 như thằng hàng xóm nhà em, nó lại làm tổng này, tổng kia, giáo sư ạ.
  4. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư trong cơn "hạn hán" tiền tệ


    Việc đầu tư đang gặp nhiều khó khăn. Thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm mạnh; thị trường bất động sản (BĐS) có dấu hiệu đóng băng; đầu tư vàng thì diễn biến khó lường.


    Vốn rút vào đâu?


    Thạc sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia độc lập về tài chính - đầu tư cho rằng, qua quan sát tại nhiều quốc gia thì sau một chu kỳ 5 - 10 năm sẽ xuất hiện một cơn bơm - hút vốn rất mạnh được điều khiển từ các tập đoàn tài chính quốc tế. Nguồn vốn lớn xuất phát từ các quỹ đầu tư quốc tế sẽ tạo ra làn sóng đầu tư rất mạnh lôi cuốn các tổ chức khác và nhà đầu tư cá nhân khiến BĐS và cổ phiếu liên tục tăng giá mạnh. Sau đó, nguồn đầu tư và tín dụng bị ngưng đột ngột thông qua việc thắt chặt tiền tệ của Chính phủ (do bị áp lực chống lạm phát) và sự rút vốn của các định chế tài chính quốc tế, khiến hàng loạt công ty và dự án đầu tư bị ngưng trệ phải bán rất rẻ và rơi vào tay các tổ chức tài chính quốc tế.


    Quan sát nền kinh tế Việt Nam cho thấy, trong mấy tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã có 10 tỷ USD đầu tư tài chính quốc tế hút vào TTCK và BĐS lôi cuốn theo hơn 350.000 tỷ đồng của nhà đầu tư trong nước vào TTCK, và con số có thể gấp đôi vào thị trường BĐS. Đó là nguyên nhân quan trọng tạo bong bóng và suy thoái thị trường vừa qua. Hậu quả kéo theo là gây lạm phát cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội khiến Chính phủ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Thông thường một quốc gia bị lâm vào hoàn cảnh suy thoái theo kịch bản trên phải mất vài năm mới thoát ra khỏi cơn khủng hoảng. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Hiển, tình hình tại Việt Nam có thể không giống như kịch bản ở các nước phát triển do một số đặc điểm chính sau:


    Chính phủ vẫn kiểm soát chặt luồng ngoại tệ đầu tư tài chính gián tiếp. Do vậy, mức độ tác động về làn sóng đầu tư và rút vốn của quỹ đầu tư nước ngoài sẽ hạn chế hơn. TTCK Việt Nam còn nhỏ, việc suy giảm của TTCK không ảnh hưởng mạnh đến năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Các sản phẩm BĐS không dồi dào so với nhu cầu của nền kinh tế, thậm chí các cao ốc văn phòng và khu thương mại, khu resort - khách sạn vẫn còn thiếu. Sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã hạn chế tác động xấu của giai đoạn khó khăn về tiền tệ và lạm phát. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm năng để phát triển tốt về nhiều lĩnh vực. Dự báo của nhiều tổ chức lớn (WB, ADB, IMF) cho thấy, tốc độ phát triển giai đoạn 2008 - 2010 vẫn ở trên mức 7%. Điều này khiến sức sinh lời của nền kinh tế Việt Nam vẫn hấp dẫn các quỹ đầu tư nước ngoài. Do vậy đồng vốn đầu tư vẫn rót vào rất lớn.


    Qua các nhận định trên cho thấy, mặc dù việc suy thoái có thể kéo dài đến hết năm 2008. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ này lại xuất hiện cơ hội rất lớn cho những nhà đầu tư chuẩn bị nguồn vốn tốt, ít bị áp lực thanh khoản.


    Đầu tư như thế nào?


    Đầu tư vàng chỉ là phòng thủ nguồn vốn; đầu tư BĐS thì cơ hội trong năm 2008 sẽ khó khăn, ngoại trừ những tổ chức có vốn lớn. Riêng kênh chứng khoán, với mốc VN-Index xuống đến 500 điểm là cơ hội rất tốt cho đầu tư ngắn - trung hạn cho cả công ty và nhà đầu tư cá nhân. Thống kê cho thấy, khi TTCK giảm đến mốc 530 điểm đã xuất hiện rất nhiều công ty có giá thị trường thấp hơn giá sổ sách và có P/E (thị giá trên thu nhập của cổ phiếu) dưới 10 (77/153 công ty), quá tốt theo tiêu chuẩn đầu tư giá trị có khả năng sinh lợi cao với chu kỳ đầu tư 1 - 3 năm. Thực tế hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đang mua vào rất mạnh, lượng mua cao hơn nhiều so với lượng bán. Đặc biệt, từ mốc 500 điểm, TTCK sẽ phát triển rất vững chắc dù không tăng mạnh nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung vào vai trò giám sát các công ty chứng khoán và công ty niêm yết, tạo thị trường minh bạch và chấp nhận mở biên độ cho thị trường quyết định.


    Đối với các công ty có năng lực sản xuất kinh doanh và kiểm soát tốt nguồn lực tài chính thì trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phát hành tăng vốn, mạnh dạn đầu tư để vượt qua các đối thủ đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Việc phát hành này không phải là pha loãng, mà nhờ đó công ty có nguồn vốn đủ cho nhu cầu đầu tư phát triển của mình. Còn về các cổ đông, thay vì bỏ tiền mua vàng dự trữ sẽ có cơ hội mua cổ phiếu giá tốt và khả năng thu lợi sau 1 - 2 năm là chắc chắn khi nền kinh tế đã qua cơn lạm phát và tăng tốc. Đối với các công ty đã qua giai đoạn đầu tư, doanh thu đang tốt và có nguồn vốn lớn từ khấu hao đang tích lũy, chưa đến giai đoạn đầu tư mới thì thay vì gửi ngân hàng nên mạnh dạn đầu tư vào TTCK với những công ty tốt và trái ngành nghề sẽ có hiệu quả cao hơn rất nhiều.


    Đối với các nhà đầu tư cá nhân, có thể kết hợp giữa đầu tư ngắn hạn và trung hạn. Phương thức thực hiện là khi thị trường xuống đến dưới 520 điểm thì nghiên cứu mua vào dần dần, vì khi thị trường tăng trên 530 điểm thì có thể xem xét bán ra dần dần. Cách thức đầu tư này có thể giúp nhà đầu tư kiếm lời 5% - 10%/tháng, và tổng kết năm 2008 thì khoản lời sẽ rất khá vì dự báo thị trường sẽ có nhiều đợt lên xuống xoay quanh mốc 500 - 600 điểm. Trong trường hợp thị trường rất xấu, xuống dưới 500 điểm mà không quay đầu, thì các khoản đầu tư này chấp nhận nắm giữ trung hạn và gần như chắc chắn sẽ đạt mức sinh lời tốt trong năm 2009. Bởi vì với mức giá và các cổ phiếu được chọn lựa thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư sẽ cao hơn gửi vào ngân hàng với lãi suất khống chế 12%/năm như hiện nay.


    Phương thức đầu tư trung hạn trong giai đoạn hiện nay là chọn lựa các công ty thỏa các tiêu chí sau: Công ty có hệ số P/E thấp hơn 15, có Price/Bookvalue (giá thị trường/giá sổ sách) dưới 2,5 lần. Công việc kinh doanh đang có hiệu quả và triển vọng tốt, báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2008 tốt. Có doanh thu và lợi nhuận dự kiến trong năm 2008 tăng trưởng bằng hoặc cao hơn năm 2007. Có tỷ trọng đầu tư tài chính thấp so với hoạt động kinh doanh chính ngoại trừ các ngân hàng. Có nhu cầu đầu tư phát triển và tăng vốn. (Thạc sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia độc lập về tài chính - đầu tư)


    Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (ĐH Ngân hàng TP.HCM): Nếu xét về góc độ ngắn hạn và nhạy bén trong kinh doanh thì phải đầu tư vào hàng hóa thông thường. Nhưng nhìn về dài hạn, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, sẽ có sự phát triển rất mạnh. Khi đó, TTCK và thị trường BĐS sẽ tiếp tục là những kênh đầu tư tốt. Nhiều quỹ đầu tư vẫn phải chờ đợi 3 - 5 năm, thậm chí lên đến 10 năm mới gặt hái được kết quả. Riêng giá vàng rất khó dự đoán vì phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ vàng của các quốc gia và giới đầu cơ vàng trên thế giới. Vì vậy việc đầu tư vào vàng khá rủi ro, nhất là trình độ của nhiều nhà đầu tư Việt Nam chưa theo kịp những nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường này.


    Thạc sĩ Lê Đạt Chí - khoa Tài chính doanh nghiệp (ĐH Kinh tế TP.HCM): Hiện nay, nếu mang tiền gửi ngân hàng thì quá chắc chắn. Nhưng nếu nhìn về mặt dài hạn trong cùng một khoảng thời gian như 1 năm chẳng hạn thì có thể mua vàng để dự trữ. Qua tham khảo của một số chuyên gia nghiên cứu về thị trường vàng thì việc đầu tư hay dự trữ bằng vàng hiện nay là lựa chọn số một. Còn đối với TTCK, quan điểm của riêng tôi là nên giữ lại tiền mặt, chờ cho đến khi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế được cải thiện và khi đó, niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này được phục hồi.

    (Nguồn: TN, 5/5)
  5. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chính sách thắt chặt tiền tệ kéo chứng khoán xuống

    Với chủ trương thắt chặt tiền tệ chống lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục đưa ra các bài thuốc tiền tệ trong tháng 3 như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu mua tín phiếu bắt buộc. Kết quả là nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng kém thanh khoản, vì vậy nguồn tiền của thị trường tài chính trở nên khan hiếm.

    Mặt khác, như một hệ quả tất yếu của việc thắt chặt tiền tệ, lãi suất trong nền kinh tế tăng lên. Lãi suất tăng làm cho chi phí cơ hội của nguồn vốn dành cho việc kinh doanh chứng khoán tăng lên (thay vì lấy tiền đi đầu tư chứng khoán thì đi gửi ngân hàng cũng được hơn 10%/năm, hay ngân hàng lấy tiền cho vay cũng được gần 20%/năm, thậm chí có thể hơn). Tình hình này kết hợp với viễn cảnh không sáng sủa của nền kinh tế, tính thanh khoản kém của ngân hàng khiến dòng vốn trên thị trường tài chính nội địa không chạy vào TTCK, dẫn đến sự ?ohụt hơi? của thị trường này.

    Về lý thuyết, khi thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát thì nhiều khả năng TTCK sẽ đi xuống. Bởi chi phí sử dụng vốn dành cho kinh doanh chứng khoán bị đội lên và vì vậy, theo các lý thuyết định giá chứng khoán có liên quan đến chiết khấu dòng tiền thì giá trị của cổ phiếu phải giảm xuống (kỳ vọng về tương lai của cổ phiếu Việt Nam không sáng sủa hơn trước khi thắt chặt nên dòng tiền kỳ vọng không tăng, còn lãi suất chiết khấu thì tăng lên).

    Hồ Quốc Tuấn, Thạc sĩ Tài chính - Trường đại học Melbourne
  6. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Nín thở chờ Ngân hàng nhà nước



    (Theo DĐDN) Hiện nay, dư luận đang hết sức quan tâm đến những động thái mới đây của ngân hàng nhà nước (NHNN): bán ra hàng trăm triệu USD, hút một khối lượng lớn nội tệ lưu thông về, trong khi lại bơm hàng chục nghìn tỷ đồng cho các NHTM. Vậy phải chăng tình hình vốn của các NHTM vẫn tiếp tục căng thẳng và lãi suất tiếp tục có xu hướng tăng cao?



    Ước tính đến hết tháng 4/2008, tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 7,6 tỷ USD (có nguồn tin khác cho rằng con số đó mới tính đến 23/4/2008, còn nếu tính một số dự án lớn khác mới được cấp sau thời điểm đó thì đạt trên 13,2 tỷ USD), tăng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số vốn đã giải ngân đạt khoảng 3,1 tỷ USD, cao nhất trong 20 năm qua. Đây là nguồn cung ngoại tệ lớn nhất đối với nền kinh tế nước ta trong 4 tháng đầu năm 2008. Tuy là vốn giải ngân, nhưng nguồn gốc và bản chất có một tỷ trọng khá là các nhà đầu tư nước ngoài vay vốn ngoại tệ tại các chi nhánh NH nước ngoài, các NH liên doanh tại Việt Nam, thậm chí là vay tại một số NHTM trong nước. Bởi vậy nhu cầu ngoại tệ gia tăng mạnh. Một nguồn cung ngoại tệ lớn thứ hai đó là kiều hối. Song số kiều hối chỉ tập trung chủ yếu dịp trước Tết Nguyên đán Mậu Ty còn đến nay, đã giảm đáng kể, làm chi nhu cầu ngoại tệ tăng.



    Cũng tính đến hết tháng 4/2008, ước tính tổng kim ngạch XK của cả nước đạt 18,26 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2007; kim ngạch NK đạt 29,36 tỷ USD, tăng 71,6% so với cùng ky. Như vậy mức nhập siêu vẫn rất lớn, lên tới 11,1 tỷ USD, bằng 60,8% kim ngạch XK. Do nhập siêu lớn như vậy, nên nhu cầu ngoại tệ rất lớn. Đành rằng trong tháng 4/2008 nhập siêu có xu hướng giảm do kim ngạch NK giảm, kim ngạch XK tăng, nhưng chưa tác động nhiều đến cán cân cung cầu ngoại tệ. Trước những động thái trên, trong gần 1 tháng qua NHNN đã bán ra hơn 800 triệu USD cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của các DN. Trong số đó có nhu cầu ngoại tệ tăng của các DN nhập khẩu xăng dầu, phôi thép và thép thành phẩm, ôtô...; nhu cầu ngoại tệ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước khi kết thúc năm tài chính vào ngày 31/3/2008.



    Do điễn biến của thị trường vàng, nên ước tính trong 4 tháng đầu năm 2008 tổng cộng có khoảng 52 - 55 tấn vàng được NK vào Việt Nam, với giá bình quân 30 triệu USD/tấn thì tổng số nhu cầu ngoại tệ cho NK vàng lên tới 1,56 - 1,65 tỷ USD. Việc bán một khối lượng lớn USD hiếm có trong có 1 tháng của NHNN một mặt vì mục tiêu ổn định tỷ giá trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng mặt khác cũng đã thu hút gần 13.000 tỷ đồng từ lưu thông về, góp phần kiềm chế lạm phát.



    Như vậy cùng với việc phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc từ ngày 17/3/2008, việc tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc thực hiện từ tháng 3/2008,... nên trong thời gian qua, NHNN đã rút khỏi lưu thông gần 45.000 tỷ đồng.



    Tuy nhiên cùng với việc rút khối lượng lớn đó tiền từ lưu thông về thì NHNN cũng bơm ra 30.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất không quá 10%/năm để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho nhiều NHTM. Song việc bơm ra 30.000 tỷ đồng chỉ có thời hạn 1 tuần, nên số tiền đó lại nhanh chóng được rút về NHNN và 30.000 tỷ đồng là tính doanh số trong khoảng thời gian 1 tháng. Hiện nay giá trị giấy tờ có giá các NHTM đang sở hữu có thể giao dịch trên thị trường mở thì đang giảm mạnh. Bởi vì trong cả năm 2007 các NHTM chỉ mua 10.200 tỷ đồng tín phiếu Kho bạc nhà nước kỳ hạn dưới 1 năm, tập trung mua chủ yếu là trong 6 tháng đầu năm 2007 đến nay số tín phiếu đó đang đến hạn thanh toán. Do đó giấy tờ có giá các NHTM đang sở hữu có thể giao dịch trên thị trường mở còn không nhiều. Đây cũng là lý do giải thích tại sao hai NHTM lớn nhất, là NHNN - PTNT và NHNT thường sở hữu khối lượng lớn giấy tờ có giá giao dịch được trên thị trường mở thì trong tháng 4/2008 đã phải đi vay trên thị trường liên NH. Sự tham gia của hai đại gia lớn đó đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây tăng lên tới 20%/năm và cao hơn.



    Cũng chính bởi xu hướng diễn biến đó nên ngày 24/4/2008, NHNN đã phải có Công văn số 3764/NHNN - CSTT nói rõ, những NHTM có khả năng thanh toán hạn chế sẽ được hỗ trợ kịp thời thông qua hình thức tái cấp vốn. Điều đó cho thấy kênh thị trường mở đang hẹp lại thì kênh tái cấp vốn lại đang được mở rộng ra. Nhưng đó là hình thức cho vay có bảo đảm, mà các NHTM, nhất là NHTM quy mô nhỏ không dễ dàng gì có thể đáp ứng được yêu cầu "có bảo đảm" của NHNN để được vay tái cấp vốn.



    Cũng với mục tiêu điều hành tỷ giá và mục tiêu kiềm chế lạm phát, nên trong thời gian tới nhiều khả năng NHNN tiếp tục mua ngoại tệ vào để không cho tỷ giá VND/USD tăng, mà có thể phải giảm nhẹ, đồng thời tiếp tục thu hút tiền Đồng Việt Nam từ lưu thông về, ước tính cũng sẽ lên tới 10.000 tỷ đồng.



    Dự báo, trong thời gian tới huy động vốn nội tệ của các NHTM sẽ tiếp tục khó khăn, lãi suất tiền gửi chịu sức ép gia tăng. Các NHTM tiếp tục siết tín dụng, hạn chế cho vay. Lãi suất cho vay không có cơ sở để giảm xuống, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các DN, hộ gia đình càng khó được đáp ứng. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản và TTCK đều chưa có dấu hiệu khả quan.



    Với mục tiêu điều hành tỷ giá và mục tiêu kiềm chế lạm phát, nên trong thời gian tới nhiều khả năng NHNN tiếp tục mua ngoại tệ vào để không cho tỷ giá VND/USD tăng, mà có thể phải giảm nhẹ, đồng thời tiếp tục thu hút VND từ lưu thông về, ước tính cũng sẽ lên tới 10.000 tỷ đồng.
  7. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng thắt chặt tiền tệ là đúng . thà tự tay bóp zái con hơn là để thằng khác bóp . thực hiện chủ trương trên em hoàn toàn ủng hộ . ra lệnh :






    cấm nới lỏng tiền tệ, nới là là mất nước , nới lỏng là thò trym cho thằng khác bóp
  8. u_m_a

    u_m_a Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Nếu trước đây kiểm soát chặt ngay rồi thắt từ từ thì có phải đã tốt quá không!!

    Dù sao thì cũng có lyd do là giá dầu nó tăng cao vượt dự đoán, tại thời tiết không thuận lợi.... đúng là mất mùa thì tại thiên tai, đựoc mùa thì....
  9. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    mất mùa là tại thiên tai được mùa là tại thiên tài Đ ta

Chia sẻ trang này