CAN SLIM là gì? 7 TIÊU CHÍ lựa chọn cổ phiếu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Phuongmai29, 03/08/2020.

5918 người đang online, trong đó có 733 thành viên. 21:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 729 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Phuongmai29

    Phuongmai29 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2020
    Đã được thích:
    235
    Hệ thống CAN SLIM bao gồm những quy luật mua và bán cổ phiếu rút ra từ một cuộc phân tích tổng quát tất cả các loại cổ phiếu thành công nhất trong nửa thế kỷ gần đây.

    + 2 ý tưởng đơn giản:
    • Để tìm kiếm các siêu cổ phiếu trong tương lai, hãy nhìn lại các đặc điểm thường xuất hiện ở các siêu cổ phiếu quá khứ, trước khi chúng có sóng tăng giá mạnh mẽ nhất.
    • Để biết thời điểm nào nên bán, hãy nhìn lại những dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện ở các siêu cổ phiếu quá khứ, khi chúng đạt đỉnh và bắt đầu giảm điểm.
    ->>>> Bước đi đầu tiên trong việc học cách chọn lựa những cổ phiếu sẽ dành thắng lợi lớn trên thị trường là phân tích những cổ phiểu từng thành công vang dội trong quá khứ để rút ra tất cả những đặc điểm chung của chúng. Từ kết quả quan sát đó bạn sẽ phát hiện ra những khuôn mẫu giá mà những cổ phiếu này hình thành ngay trước khi giá của chúng leo thang nhanh chóng.

    Mỗi chữ cái trong CANSLIM thể hiện cho một TIÊU CHÍ, và chúng tạo nên nền tảng cho các quy tắc mua mà bạn sẽ thấy trong Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Mua.
    William O’Neil cũng nghiên cứu điều gì xảy ra sau khi các cổ phiếu này có sóng tăng giá mạnh mẽ nhất. Nếu chúng có các đặc điểm nhất định để dự báo sóng tăng giá, thì cũng có một số dấu hiệu cảnh báo khi các cổ phiếu này đạt đỉnh và bắt đầu giảm giá. Những tín hiệu này sẽ tạo nên nền tảng cho các quy tắc bán mà bạn sẽ thấy trong Danh Sách Kiểm Tra Tín Hiệu Bán.

    C A N S L I M

    (1) C = Lãi ròng trên mỗi cổ phần quý hiện tại hay gọi nôm na là “EPS quý hiện tại” (Current Earning Per Share), tiêu chuẩn này yêu cầu EPS tăng dần và tăng càng cao càng tốt. Có thể lọc cổ phiếu theo link http://s.cafef.vn/screener.aspx#data . Có thể kể đến mức EPS hấp dẫn và tăng đều như cổ phiếu VNM, FPT, BMP…

    (2) A = Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm (Periodicaly Earning Increases). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 03 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm trên vốn cổ phần đạt từ ( ROE ) từ 17% trở lên, những công ty tốt nhất sẽ có lợi suất từ 25% - 50%. Có thể lấy ví dụ như TNG, HPG…


    (3) N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm mới, ban lãnh đạo mới, đỉnh giá mới... (New Products, New Management, New highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.

    (4) S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Cách tốt nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Nếu một cổ phiếu giảm giá, khối lượng giao dịch không tăng thể hiện không có áp lực bán ra đáng kể, ngược lại, khi nó tăng giá khối lượng sẽ tăng dần thể hiện cổ phiếu đang được mua vào.

    (5) L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “dẫn đầu” hay chỉ là cổ phiếu “đội sổ” (leader/laggard). Hãy chỉ quan tâm đến cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường và tránh xa những cổ phiếu “đội sổ” mặc dù giá cổ phiếu đó đã giảm rất mạnh và chỉ ngang cốc trà đá. Có thể kể đến các cổ phiếu dẫn dắt thị trường như VNM, VCB, BVH…

    (6) I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Các quỹ ETFs và các quỹ đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư lớn… nếu quan tâm và mua vào một cổ phiếu trên thị trường thì cổ phiếu đó đã được nghiên cứu rất kỹ và sẽ có một xu hướng tăng khá mạnh. Như các cổ phiếu được các quỹ nước ngoài yêu thích như : VNM, HSG, HCM, SSI, VCB…

    (7) M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư. Hãy xác định xu hướng chung thị trường và sự vận động của các dòng cổ phiếu để lên kế hoạch trading hiệu quả.

    Thực tế, để tìm được một cổ phiếu hội tụ toàn bộ 7 yếu tố trên là rất khó, vậy nên, những yếu tố trên chỉ mang tính lý thuyết để lựa chọn cổ phiếu, và tìm ra những cổ phiếu gần đủ các yếu tố trên cũng đã đảm bảo rằng nhà đầu tư đã lựa chọn được danh mục ít rủi ro trong hàng trăm mã cổ phiếu trên thị trường.

    Để được hỗ trợ tìm hiểu về chứng khoán và tư vấn giao dịch cụ thể, vui lòng add ****: 0941809106
    Last edited: 03/08/2020
    phuongtrankim, InvestorVNstockSmile70 thích bài này.
  2. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.549
    Hay
    phiếm con NKG nha bác
    tin xấu nhất về lợi nhuận giảm nhưng giá cổ phiếu lại tăng mạnh
    tây lông múc cật lực, nến đảo chiều
    hbc version 2.0 là đây
    :>:>
    phuongtrankimPhuongmai29 thích bài này.
  3. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.717
    HSG và HHS đạt đc 5 và 4 tiêu chí.
    phuongtrankim thích bài này.

Chia sẻ trang này