Cẩn thận khi theo nước ngoài ??olướt sóng???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tichchu, 15/08/2007.

9358 người đang online, trong đó có 1085 thành viên. 11:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 269 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tichchu

    tichchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Cẩn thận khi theo nước ngoài ?olướt sóng?

    Cẩn thận khi theo nước ngoài ?olướt sóng?

    Sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời gian qua mang dấu ấn tích cực của nhiều tổ chức đầu tư nước ngoài với vai trò là người tạo lập thị trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều tổ chức hoạt động mang nặng tính chất đầu cơ

    Từ chuyện của TPG và cổ phiếu FPT...

    Đợt suy giảm của TTCK trong tháng 7 có ?ođóng góp? không nhỏ của cổ phiếu (CP) FPT. Sự xuống giá của FPT bắt đầu bằng việc Texas Pacific Group (TPG) bán ra gần 1,2 triệu CP FPT mà họ đã mua cùng với Intel Capital vào tháng 10- 2006, giá trị 36,5 triệu USD. Ban lãnh đạo FPT khẳng định TPG là cổ đông chiến lược, nhưng thực tế TPG hành động như là nhà đầu tư (NĐT) tài chính thuần túy.

    TPG không giữ một ghế nào trong hội đồng quản trị, không tham gia tư vấn điều hành, điều kiện ràng buộc của hợp đồng khiến TPG phải nắm giữ CP tối thiểu 6 tháng kể từ khi FPT niêm yết. Kinh doanh thì phải có lãi, TPG đã hiện thực hóa lợi nhuận ngay khi có cơ hội và dù không giao dịch vào thời điểm tốt nhất, nhưng thương vụ đã mang lại cho TPG lợi nhuận 400%.

    Việc TPG bất ngờ bán ra ồ ạt tạo nguồn cung lớn, khiến giá CP FPT giảm tới 33% trong vòng ba tuần. Rất nhiều NĐT nắm giữ CP FPT khi đặt niềm tin vào mối quan hệ đối tác chiến lược này đã thua thiệt nặng nề.

    Đến báo cáo của CitiGroup....

    Trong báo cáo hồi tháng 4, mang tên ?oĐiều các NĐT mong muốn? của Tập đoàn Ngân hàng toàn cầu CitiGroup có đề cập đến xu hướng đầu tư ngắn hạn đang gia tăng tại các TTCK mới nổi. Báo cáo cho biết các tổ chức đầu tư ngắn hạn ngoài việc sử dụng những chiến thuật kinh điển: ?omua thấp bán cao?; ?omua cao bán cao hơn?, còn sử dụng các chiến thuật tinh vi mà CitiGroup gọi là ?ochủ nghĩa đầu cơ vào các thị trường mới nổi?.

    Các hoạt động này diễn ra hết sức bài bản. Bắt đầu bằng việc thực hiện tổ chức mua một tỉ lệ sở hữu cổ phần đáng kể trong một công ty (thường tập trung vào các lĩnh vực công nghệ và viễn thông), sau đó đưa ra các yêu cầu thay đổi trong quản lý, kéo nhiều cổ đông khác tham gia.

    Việc này nhằm gây sức ép để công ty thay đổi chính sách: phân phối vốn, tiền mặt hóa tài sản,... để gia tăng lợi nhuận của công ty trong ngắn hạn, kích giá CP tăng vọt. Kết thúc, họ bán CP ra thu lợi nhuận. Thời gian của hoạt động này, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, thường diễn ra dưới một năm.

    Dẫn chứng: Trong năm 2006, các tổ chức đầu tư vào các TTCK mới nổi là 260 tỉ USD, trong đó 1/4 là các khoản đầu tư nhỏ (chiếm dưới 10% vốn điều lệ của một công ty), khoảng 60 tỉ USD, trong khi đó, năm 2002, con số này chỉ vỏn vẹn là 1 tỉ USD.

    Và thực tế TTCK Việt Nam

    Nhiều NĐT trong nước vẫn thực hiện chiến thuật mua bán theo NĐT nước ngoài vì quan niệm rằng các tổ chức luôn đầu tư dài hạn vào TTCK Việt Nam. Tuy thế, cần nhớ rằng TTCK Việt Nam cũng giống như một cái chợ, tấp nập bởi kẻ đi, người đến, NĐT nước ngoài tham gia thị trường cũng vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ khác nhau về tiêu chí thời gian.

    NĐT cá nhân chắc chắn không thể nhận biết ngay được các chiến thuật ?olướt sóng? ngày một tinh vi hơn của các tổ chức. ?oĐừng làm sóng cho người ta lướt? khi ?oa-dua? theo đám đông, đặc biệt với các tổ chức, trước hết nên tự bảo vệ mình bằng cách lập kế hoạch đầu tư và xác định kỳ vọng riêng!

    NLĐ (Theo *********)

Chia sẻ trang này