Cảng biển lỗ nặng, loạn cạnh tranh giảm giá logistics

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi saigonhanoi, 23/09/2011.

4500 người đang online, trong đó có 754 thành viên. 08:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 751 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. saigonhanoi

    saigonhanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 21/09/2011, 07:59 (GMT+7)


    Vụ cảng biển lỗ nặng: Đầu tư dàn trải sẽ phải trả giá




    TT - Hàng tỉ USD được đổ vào xây dựng hàng trăm cảng biển VN. Tình trạng đầu tư dàn trải đã dẫn đến hệ quả các cảng cạnh tranh hạ giá cước và thua lỗ nặng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Kim Lân, tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển VN (VPA), cho biết:
    [​IMG]
    Chênh lệch chi phí làm hàng tại cảng mà hãng tàu thu của chủ hàng và trả cho cảng. Đơn vị tính: container 20 feet - Ảnh: MINH ĐỨC >> Cảng biển lỗ nặng
    - Do tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề, VPA đã có văn bản chính thức gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Cục Hàng hải... kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh khu vực cần lưu ý là các cảng nước sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại đây, hãng tàu thu của chủ hàng rất cao nhưng trả cho cảng rất thấp, phần chênh lệch tới 38 USD/container 20 feet và 65 USD/container 40 feet họ hưởng.
    * Các doanh nghiệp khai thác cảng biển lo ngại hiện tượng cước cảng biển giảm mạnh ở Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống cảng biển VN?
    - Cảng ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu là các cảng nước sâu, quy mô lớn và đang là nhóm cảng hiện đại nhất VN. Ở đây, các cảng được đầu tư hàng trăm triệu USD. Do đó việc cước khu vực này xuống thấp chắc chắn sẽ khiến các cảng khác giảm theo. Mỗi năm, tình trạng giảm cước dịch vụ khiến doanh thu của ngành này mất vài chục triệu USD, nhưng đó chưa phải là thiệt hại duy nhất. Bởi khi nhà đầu tư bỏ 200-300 triệu USD xây cảng mà cảng hoạt động không hiệu quả, không thu hồi được vốn, họ phải xem xét kế hoạch có tiếp tục đầu tư hay không. Đa số cảng được xây dựng bằng vốn vay ngân hàng. Nếu kéo dài quá lâu có thể bị xiết nợ, trừ trường hợp nhà đầu tư góp thêm đủ tiền trả nợ. Các nhà đầu tư trong nước năng lực tài chính yếu sẽ phải bán bớt cổ phần...
    * Trong văn bản của hiệp hội gửi các cơ quan chức năng có đề xuất giải pháp điều tiết bằng cách đưa ra mức giá sàn cho khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Cách làm này liệu có ảnh hưởng đến quyền lợi chủ hàng VN?
    Một tỉnh có 53 cảng
    Theo Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng biển VN, Bà Rịa - Vũng Tàu có tới 53 bến cảng, trong đó gồm cả các bến đang hoạt động, đang xây dựng và chuẩn bị triển khai, tập trung dày đặc ở khu vực Cái Mép - Thị Vải. Tổng chiều dài bến cảng của Bà Rịa - Vũng Tàu lên tới gần 7km.
    Theo VPA, cảng nước sâu đi vào khai thác đầu tiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu là SP - PSA từ tháng 5-2009. Từ đó đến nay, hàng loạt cảng nước sâu năng lực xếp dỡ lớn như Tân Cảng - Cái Mép, SITV, CMIT, SSIT, ODA... đã hoặc chuẩn bị đưa vào khai thác. Chỉ riêng năng lực xếp dỡ container tại các cảng ở đây đã lên tới 7,955 triệu TEU (đơn vị tương đương container 20 feet). Tuy nhiên, lượng hàng thực tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu mới chỉ đạt khoảng 20% tổng năng lực xếp dỡ. Theo một chuyên gia trong ngành vận tải, sở dĩ có tình trạng này do dự báo lượng hàng sai. Hơn nữa, các cảng hiện nay được đầu tư dù vẫn nằm trong quy hoạch nhưng đó là quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
    - Chúng tôi đã kiến nghị Nhà nước cần quy định quản lý giá sàn dịch vụ làm hàng container áp dụng cho các cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Việc này nhằm bảo vệ chính các nhà đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp cảng hàng đầu VN và quốc tế. Giá sàn này sẽ không điều tiết những cảng nhỏ, công nghệ chưa theo kịp các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải. Làm vậy thị trường sẽ sáng sủa hơn, các dự án cảng Vân Phong, cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn. Tôi cho rằng không nên lo ngại chủ hàng VN sẽ bị ảnh hưởng bởi giá sàn cước cảng, vì mức sàn đề nghị vẫn thấp hơn mức hãng tàu đang thu của chủ hàng. Tuy giải pháp đưa ra giá sàn đối với cước dịch vụ cảng biển mới được đề cập lần đầu ở VN, nhưng đã được thực hiện ở nhiều nước trong khu vực. Ở Trung Quốc, Thái Lan có một tổ chức gọi là “tổ chức chính quyền cảng”. Giá sàn dịch vụ cảng biển do tổ chức này ấn định chứ không phải nhà nước. Đây là một tổ chức đặc thù, có sự kết hợp của chính quyền nhiều địa phương cùng liên quan đến hoạt động khai thác cảng. Tổ chức này là tập hợp của đầy đủ các bên liên quan gồm cả nhà nước, doanh nghiệp cảng biển, hiệp hội...
    * Về lâu dài, theo ông, có nên điều tiết lại hoạt động đầu tư cảng biển theo đúng nhu cầu thị trường, tránh cung vượt cầu dẫn tới cạnh tranh bằng giảm cước?
    - Các nhà đầu tư cảng biển của VN và doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành này đều yếu về tài chính. Do đó vấn đề hiện nay là điều tiết lại hoạt động đầu tư cảng biển, tập trung nguồn lực cho những dự án lớn, hiện đại. Đồng thời thay vì đầu tư dàn trải, hãy làm đồng bộ với hạ tầng và dịch vụ sau cảng. Cần khắc phục ngay tình trạng đường vào cảng yếu kém, không có hệ thống logistics hỗ trợ... khiến hoạt động khai thác cảng gặp khó khăn. Trong khi đó, nếu làm tốt thì Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thu hút được hàng đi các tuyến dài như Hoa Kỳ, châu Âu, còn hàng đi các tuyến châu Á sẽ qua cảng TP.HCM.
    * Nhiều ý kiến cho rằng để khắc phục tình trạng trên phải có chính sách phát triển đội tàu trong nước đủ mạnh?
    - Đúng là giá cước dịch vụ tại cảng được đưa ra sau khi doanh nghiệp cảng biển và hãng tàu cùng đàm phán và đi đến thống nhất. Trước tình trạng cung vượt cầu như trên, chắc chắn các cảng phải chịu sức ép của hãng tàu khi giảm cước. Nếu tính theo mức chênh lệch giữa mức phí hãng tàu thu của chủ hàng và đóng cho cảng, hằng năm chúng ta đã mất vài trăm triệu USD. Do đó nếu phát triển được đội tàu trong nước thì sức ép và khoản thiệt hại trên sẽ giảm. Vấn đề là đội tàu của chúng ta hiện nay quá yếu. Hàng chục năm nay, thị phần vận tải của đội tàu trong nước không được cải thiện, vẫn chỉ ở mức 18-20%.
    Ở nước ngoài, đội tàu biển chủ yếu là của tư nhân. Họ được phát triển thoải mái. Nhưng ở ta, Nhà nước lại “bao” luôn đội tàu và nhìn vào thực trạng hiện nay sẽ thấy tương lai phát triển đội tàu quốc gia rất khó. Với đội tàu tư nhân, doanh nghiệp chúng ta vốn ít, hoạt động manh mún, làm riêng lẻ. Để tăng thêm sức mạnh chỉ còn cách liên kết lại, hợp tác để đầu tư lớn hơn, khai thác những tuyến tiềm năng.


    BẠCH HOÀN thực hiện




    http://tuoitre.vn/Kinh-te/456835/Vu-cang-bien-lo-nang-Dau-tu-dan-trai-se-phai-tra-gia.html
  2. saigonhanoi

    saigonhanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
  3. saigonhanoi

    saigonhanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Loạn cảng biển, dịch vụ cảng loạn theo



    Giá dịch vụ tại cảng đua nhau giảm. Nhiều cảng biển chỉ hoạt động cầm chừng, lỗ và có nguy cơ bị đối tác nước ngoài chi phối.



    Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ GTVT… đề nghị hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối cảng biển, thống nhất giá dịch vụ cảng biển.



    Cảng tràn lan nên “đói” hàng


    Ông Lê Công Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (Tổng Giám đốc Cảng Sài Gòn), cho biết hiện tình trạng đầu tư xây dựng cảng biển tràn lan, thiếu quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối cảng biển đang khiến nhiều cảng phải hoạt động cầm chừng (dưới 30% công suất thiết kế). “Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cảng biển ở nước ta đã được đầu tư xây dựng với số vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, quá trình đầu tư cảng biển đã không gắn liền với việc quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các cảng biển khiến hàng hóa khó lưu thông. Trong khi hệ thống đường sắt chưa vươn tới các cảng biển thì giao thông đường bộ lại xuống cấp, không đạt yêu cầu. Hầu hết các tuyến đường bộ kết nối với cảng biển đều thuộc dạng nhỏ hẹp, xe chở container lưu thông rất khó khăn” - ông Minh nói.



    Ông dẫn chứng các tuyến đường dẫn ra cảng biển của TP.HCM như tuyến đường liên tỉnh lộ 25B, đường Nguyễn Tất Thành, đường vào cảng Bến Nghé mới tại phường Phú Hữu (quận 9, TP.HCM)… thường xuyên bị ùn tắc, kẹt xe hàng giờ liền. Các tuyến đường tại luồng tàu chạy nằm trên hệ thống sông Sài Gòn, đoạn qua cầu Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM), tàu hàng phải xin phép trước mới được qua cầu khiến lộ trình bị chậm lại.


    Tại các cảng biển miền Bắc, số liệu thống kê cho thấy khối lượng hàng hóa qua cảng sụt giảm nhanh chóng. Nếu như năm 2008, hàng qua cảng tăng 28% thì đến năm 2010 chỉ còn tăng 2% vì hệ thống luồng lạch nhiều năm không nạo vét, duy tu nên nhiều đoạn bị bồi đắp.
    Cụm cảng Cần Thơ (khu vực ĐBSCL) trong đó có cảng Cái Cui cũng rơi vào tình trạng “đói hàng”.
    [​IMG]
    Giá dịch vụ tại nhiều cảng biển nước sâu đang bị hạ thấp để thu hút các hãng tàu. Ảnh: TT


    Giá dịch vụ cảng bị đẩy xuống thấp



    Cảng biển tràn lan, thiếu quy hoạch trong khi lượng hàng hóa thông qua cảng đang sút giảm khiến các cảng biển đua nhau hạ thấp giá dịch vụ.



    Ông Minh cho biết: “Trong năm 2010 khối lượng hàng hóa xuất/nhập qua các cảng biển đạt trên 154 triệu tấn, trong đó hàng container đạt khoảng 6,5 triệu TEU. Với sự hình thành các cảng nước sâu tại Bà Rịa-Vũng Tàu (thuộc cụm cảng số 5), ngày càng có nhiều hãng tàu lớn ra vào khu vực TP.HCM làm hàng. Tuy nhiên, do lượng hàng hóa qua cảng biển giảm, trong khi có nhiều cảng biển xây thêm nên xảy ra tình trạng giảm giá dịch vụ để thu hút các hãng tàu cập cảng. Lượng hàng hóa khan hiếm cộng với việc đầu tư dàn trải hệ thống cảng biển trong thời gian qua đã gây ra tình trạng “thừa cảng - thiếu hàng”. Để thu hút các tàu cập cảng, nhiều cảng đã hạ giá dịch vụ kho bãi, bốc xếp container... Hiện hầu hết kho chứa hàng, bãi container của các cảng đều trống nên họ phải tìm cách lấp đầy để khỏi lỗ vốn. Về phía các hãng tàu, họ tranh thủ cơ hội này để làm giá, đẩy giá dịch vụ xuống thấp”.


    Theo VPA, hiện giá dịch vụ kho bãi, xếp dỡ hàng container tại các cảng nước sâu trong khu vực Cái Mép - Thị Vải bị hạ thấp quá mức. Chi phí tối thiểu cho việc xếp dỡ container tại các cảng thường dao động 65-70 USD/TEU nhưng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải chỉ thu hơn nửa với hơn 30 USD/container loại 20 feet và 50 USD/container loại 40 feet, kèm theo nhiều khoản ưu đãi, khuyến mãi khác. Việc hạ thấp giá dịch vụ tại cảng đang khiến cho các nhà đầu tư cảng biển gặp nhiều khó khăn về tài chính, thua lỗ kéo dài. Với mức giá dịch vụ tại khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải so với các cảng biển có năng lực bốc xếp container tương tự trong khu vực thì chúng ta thấp hơn 2-3 lần so với các nước. Cụ thể như: cảng Singapore thu 117 USD/container loại 20 feet và hơn 160 USD/container loại 40 feet, cảng Hong Kong thu 269 USD/container loại 20 feet và 450 USD/container loại 40 feet.


    Định mức sàn để nắm quyền chi phối


    Theo ông Minh, việc thu phí dịch vụ quá thấp sẽ khiến hoạt động cảng biển Việt Nam bị suy yếu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cảng biển sẽ phá sản. Nếu để tình trạng thua lỗ tiếp tục kéo dài, nguy cơ quyền chi phối hoạt động các cảng biển Việt Nam sẽ rơi vào tay đối tác nước ngoài do doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực tài chính để góp vốn.



    “Mức giá dịch vụ tại các cảng biển là do cảng tự đưa ra trên cơ sở cân đối lỗ - lãi chứ không có quy định cụ thể của Nhà nước. Tuy nhiên, do xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu nên các cảng hạ mức giá, hút hàng về cảng của mình. Trường hợp Nhà nước can thiệp vào mức giá dịch vụ thì chúng ta sẽ vi phạm những quy định trong WTO (Nhà nước phải để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng về giá cả - PV).



    Tuy nhiên, VPA cũng kiến nghị Chính phủ có biện pháp ổn định giá dịch vụ cảng biển để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng (áp dụng mức giá sàn dịch vụ làm hàng ở khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải là 65 USD/container loại 20 feet và 100 USD/container loại 40 feet).


    http://phapluattp.vn/2011091911086839p0c1014/loan-cang-bien-dich-vu-cang-loan-theo.htm
  4. saigonhanoi

    saigonhanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái này đi theo vết đổ của ngành xi măng,.... ồ ạt đầu tư nhưng không tính đến cung - cầu.
  5. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    tính cung cầu làm đíu gì, có dự án ăn hoa hồng rồi kệ mịa nó :))
  6. saigonhanoi

    saigonhanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tầm nhìn của Khoai Tây thế này nên chơi chứng tại VN bị banh xác là quá chuẩn.


    10 doanh nghiệp Việt Nam đứng trong top 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất châu Á



    [​IMG]
    Tạp chí kinh doanh Forbes đã công bố danh sách Best Under A Billion bao gồm 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có sự tăng trưởng tốt cả về doanh thu và lợi nhuận.
    Để được đưa vào danh sách, các doanh nghiệp phải đã niêm yết tối thiểu 1 năm và có doanh thu hàng năm trong khoảng từ 5 triệu đến 1 tỷ USD. Sau đó sẽ xét đến các yếu tố về tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong vòng 3 năm.
    Về cơ bản đây Forbes đã lựa chọn ra những doanh nghiệp (từ trong hơn 15.000 doanh nghiệp ban đầu) đã được quản lý tốt trước những biến động của kinh tế từ năm 2008.
    Những tác động của co hẹp tín dụng với doanh nghiệp trong danh sách là không nhiều. Tính trung bình cả 200 doanh nghiệp, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) là 13%. Trong đó có 67 doanh nghiệp không hề vay nợ.
    Các doanh nghiệp Trung Quốc và Hong Kong chiếm đa số với 65 công ty
    Có 10 doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam xuất hiện trong danh sách trong đó có Dược Hậu Giang (DHG), Cao su Đồng Phú (DPR), Viconship (VSC), PV Gas D (PGD)…
    Không rõ số liệu vốn hóa thị trường Forbes lấy từ thời điểm nào nhưng việc DHG có vốn hóa 454 triệu USD (tương đương 9.500 tỷ đồng) là không chính xác.
    Từ trước đến nay, vốn hóa của DHG chưa bao giờ đạt được mức này và hiện cổ phiếu này có vốn hóa hơn 3.900 tỷ đồng (190 triệu USD).

    Dược Hậu Giang hiện là doanh nghiệp dược lớn nhất trong nước.

    Đáng chú ý trong số 10 doanh nghiệp có 3 doanh nghiệp khai thác cảng biển là Viconship (VSC), Cảng Đình Vũ (DVP) và Cảng Đoạn Xá (DXP).

    [​IMG]

Chia sẻ trang này