Cảnh báo nhà đầu tư nhỏ lẻ ngày 7/11/2008 không nên mua

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtisot8, 06/11/2008.

3671 người đang online, trong đó có 135 thành viên. 07:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1859 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Cảnh báo nhà đầu tư nhỏ lẻ ngày 7/11/2008 không nên mua

    Thị trường hiện nay còn rất nhiều bất ổn. Qua một số tin tốt vưa qua đã hỗ trợ VNI lên tiệm cận 400 điểm. Đây lầ ngưỡng cản rất lớn và rất ít khả năng vượt qua.
    Vì vậy tôi có lời khuyên chân thành nhà đầu tư nhỏ đã chốt lời hãy bào vệ thành quả đạt được, giữ tiền và đứng ngòai thị trường chơ cơ hội mới.
    Hiện nay giá STB là 25K nếu có tăng để kéo thị trường lên thiv chỉ tăng đến 28k là cùng và như vây chỉ có thể tăng được 2 đến 3 phiên nữa. Nếu ngày mai và ngày kia bà con mà mua sẽ không kịp T+4 với khôi lượng khớp khùng như hôm nay thi sau ba phiên nữa sẽ là ngày xả vô cùng mạnh.
    Tình hình kinh tế thế giới rất nhiều bất ổn quý 4 này sẽ phản ánh rõ lét ở báo cáo KQ kinh doanh các công ty.

    Hãy kiên nhẫn chờ đợi và bảo vệ thành quả
  2. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo vệ nhà đầu tư, nếu công ty chứng khoán phá sản?
    Thứ năm, 6/11/2008, 15:57 GMT+7
    Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam mới đây đã đưa ra con số khiến không ít nhà đầu tư (NĐT) giật mình: trong tổng số 98 công ty chứng khoán (CTCK) được cấp phép hoạt động, khoảng 70 - 80% hoạt động cầm cự, phải cắt giảm nhân lực, thu hẹp địa bàn hoạt động.

    * Kết quả kinh doanh Quý 3/2008 của các doanh nghiệp trên cả 3 sàn

    Câu hỏi đặt ra nếu CTCK phá sản thì ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của NĐT khi tài sản (chứng khoán, tiền) của họ đang ký gửi tại CTCK? Đã có nghiệp vụ bảo hiểm nào đứng ra thực hiện trách nhiệm này?


    Bấp bênh tài sản NĐT


    Việc CTCK chần chừ chuyển tiền NĐT sang ngân hàng quản lý cho thấy mối lợi quá lớn từ việc "ghim" tiền của NĐT lại. Một ngân hàng được xem là đầu mối để các CTCK kết nối cho biết, đến nay mới có hơn chục CTCK chuyển tài khoản NĐT sang ngân hàng quản lý, nhưng việc kết nối chỉ mang tính đối phó. Nếu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) mạnh tay, họ sẽ làm triệt để, nếu không họ chỉ chuyển một phần, nhỏ giọt. Như vậy, bất chấp quy định của UBCK về hạn cuối cùng (ngày 1/10/2008) chuyển tiền sang ngân hàng quản lý, nhiều CTCK vẫn không thực hiện.


    Về tiền thì như vậy, về chứng khoán thì sao? Bà Phương Hoàng Lan Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLK) cho biết, Việt Nam hiện áp dụng mô hình lưu ký hai cấp. Theo mô hình này, NĐT mở tài khoản và lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký (TVLK). Chứng khoán của NĐT sau đó được TVLK tái lưu ký tập trung tại TTLK trên tài khoản lưu ký tổng hợp của TVLK do TTLK mở cho từng TVLK. Như vậy, TTLK không quản lý thông tin sở hữu chứng khoán chi tiết của từng NĐT, mà chỉ quản lý số dư tổng hợp khách hàng của TVLK. Do vậy, hiện nay chứng khoán của NĐT chỉ được lưu ký thông qua tài khoản tổng của CTCK mở tại TTLK, chứ không trực tiếp đến TTLK.


    Rõ ràng, cả chứng khoán và tiền của NĐT đều chưa được quản lý một cách độc lập, minh bạch với tài sản của CTCK. Trong trường hợp rủi ro đến từ việc phá sản của CTCK, tài sản NĐT sẽ được đảm bảo ra sao?


    Lỗ hổng


    Theo Điều 71, Luật Chứng khoán, CTCK phải "mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ NĐT để bồi thường thiệt hại cho NĐT do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty". Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK quy định, khi chấm dứt hoạt động, CTCK phải có "phương án xử lý các hợp đồng đang còn hiệu lực, trong đó đảm bảo quyền lợi của NĐT".


    Quy định thì như vậy, nhưng thực tế không có nhiều CTCK mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Điều này có nguyên nhân từ 2 phía. Đối với CTCK, phần lớn chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa cũng như không muốn tốn tiền mua bảo hiểm, nên không tham gia. Phía công ty bảo hiểm cũng chưa mạnh dạn cung cấp dịch vụ này do ngại rủi ro và còn quá mới tại Việt Nam. Năm 2000, Bảo Việt đã có ý định cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các hoạt động trên TTCK Việt Nam. Dự kiến, có 4 loại hình bảo hiểm được thực hiện, đó là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và viên chức, bảo hiểm tổn thất về tài chính, bảo hiểm tội phạm máy tính và gian lận điện tử. Vì nhiều lý do, đến nay dịch vụ này vẫn chưa được Bảo Việt triển khai.


    Vào đầu năm 2007, khi TTCK tăng trưởng nóng, Công ty Bảo hiểm Gras Savoye Willis Vietnam đã triển khai một số sản phẩm bảo hiểm chứng khoán. Doanh nghiệp này giới thiệu 3 nghiệp vụ bảo hiểm. Thứ nhất là bảo hiểm tổng hợp bảo vệ hoạt động hàng ngày của CTCK như: mất chứng từ trong quá trình vận chuyển, bị mất cắp giấy tờ, tài sản, do bị phá hoại... Thứ hai là bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm cho CTCK khi nhân viên của họ làm sai nghiệp vụ, đầu tư không đúng theo yêu cầu của khách hàng, giao dịch không đúng quy định, sử dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi, tư vấn sai lệch? Thứ ba là bảo hiểm dành cho cán bộ điều hành CTCK trước những quyết định đầu tư, quản lý của họ? Theo Gras Savoye Willis Vietnam, nhiều quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam như VinaCapital, Dragon Capital, Mekong Capital, Indochina Capital? đều đã sử dụng loại hình bảo hiểm này, trong khi số lượng CTCK tham gia vẫn quá ít. Theo tìm hiểu của ĐTCK, chỉ có 1 CTCK tham gia mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm nói trên được 1 năm, nhưng tới đây CTCK này cũng chấm dứt do điều khoản bảo hiểm quá chặt chẽ. Có những lỗi xảy ra phổ biến thì không được bảo hiểm, trong khi tổn thất được bảo hiểm lại ít khi xảy ra. Theo giám đốc CTCK này, việc mua bảo hiểm là tự nguyện, vì phần lớn CTCK khác không mua nhưng đến nay cũng không bị xử phạt gì.


    Như vậy, mặc dù quy định trong luật đã rõ, CTCK phải mua bảo hiểm nghiệp vụ, nhưng việc không tuân thủ quy định này đang diễn ra phổ biến. Hiện cũng chưa có quy định cụ thể nào nếu CTCK phá sản (nhưng không mua bảo hiểm) làm thất thoát tài sản của NĐT thì sẽ xử lý ra sao? Cơ quan nào đứng ra bảo vệ NĐT? Đây rõ ràng là một lỗ hổng pháp lý cần sớm khỏa lấp. Về phía NĐT cũng nên tìm đến CTCK tuân thủ pháp luật tốt, tài chính lành mạnh để mở tài khoản giao dịch nhằm tránh rủi ro cho mình.(Nguồn: ĐTCK, 6/11)

    ATP viet nam
  3. trungisme

    trungisme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    7
    chỉ khuyên ko mua ngày mai thôi àh. bác sợ người ta tranh mua mất hàng của bác àh
  4. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam: Làm gì để đứng vững nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài?



    Việc NHNN cắt giảm lãi suất cơ bản cùng một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ khác để đáp ứng với tình hình mới là bước đi đúng hướng.
    (ĐTCK) Bài viết này đánh giá về cuộc khủng hoảng của hệ thống tín dụng toàn cầu đang xảy ra và những tác động tạm thời lên nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2008 - 2009 dựa trên giả thuyết cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ được kiềm chế trong 6 - 9 tháng tới (với xác suất 80%, 20% xác suất sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng lớn hơn). Nếu cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn, sẽ phải xét lại việc đánh giá cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009 theo hướng phân tích ảnh hưởng có phân bổ đối với toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính.


    Khủng hoảng tín dụng có thể kéo dài hơn 6 tháng nữa

    Thị trường thế giới vẫn chưa ổn định, bất chấp sự can thiệp mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED (phối hợp với ngân hàng trung ương các nước G7 khác) trong vài tuần qua, kéo theo khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn với xác suất lớn hơn. Những gì được coi là căn bệnh tín dụng của riêng nước Mỹ nay đã xuất hiện ở nhiều nơi: khủng hoảng về cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã lan sang châu Âu và các thị trường đang phát triển; khủng hoảng tín dụng đã biến hình thành khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư vào khả năng của các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới.

    Trong chuyến thăm ngắn ngày gần đây đến phố Wall, phỏng vấn những chuyên gia phân tích kỳ cựu tại đây và chiêm nghiệm lại lý thuyết các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã qua, người viết hiểu rõ hơn tầm nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện tại. Những gì đang diễn ra chính là sự sụp đổ tín dụng toàn cầu, vì những lý do sau:

    Người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhiều tổ chức tài chính Mỹ hầu như bị tê liệt do không tin tưởng uy tín tín dụng của nhau đã dẫn đến lãi suất liên ngân hàng Libor tăng cao và mất tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Kết quả là, việc đánh giá tín dụng khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi muốn vay mua nhà hay mua xe. Nhu cầu và doanh thu đối với những hàng hóa quan trọng này giảm làm cho tiêu dùng của khối tư nhân cũng giảm và nền kinh tế Mỹ có thể từ việc chỉ suy giảm hiện tại nhanh chóng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

    Kế hoạch giải cứu của Mỹ là không đủ. Gói giải cứu 700 tỷ USD của Mỹ với 350 tỷ USD cho giai đoạn 1 chỉ được nhìn nhận như là biện pháp lấp chỗ trống. Người ta dự tính phải chi ra 2.000 tỷ USD để giải quyết vấn đề cho vay dưới chuẩn. Các biện pháp và gói tài chính đang áp dụng chỉ là chất xúc tác để tái lập niềm tin của nhà đầu tư, nhất là các ngân hàng trong việc tái vận hành hệ thống tín dụng một cách nhanh chóng, kết quả tùy thuộc phản ứng của nhiều tác nhân kinh tế trên toàn cầu.
    Hoạt động thương phiếu bị ảnh hưởng. Vài tuần trước, FED tuyên bố dành 100 tỷ USD để chống đỡ cho thị trường thương phiếu ngắn hạn. Thị trường này là nơi huy động vốn lưu động ngắn hạn cho các hoạt động kinh doanh, bất kỳ tổn thất nào của thị trường này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức sản xuất của doanh nghiệp. Việc can thiệp khẩn cấp (và cần thiết) của FED cho thấy nguy cơ đổ vỡ của thị trường này.
    Việc phối hợp cắt giảm lãi suất không đủ hiệu quả. Thị trường thế giới đã không phản ứng tích cực như mong đợi khi FED cũng như các ngân hàng trung ương khác cắt giảm thêm lãi suất. Nhiều nhà phân tích cho rằng, lãi suất cơ bản cần phải được cắt giảm thêm ít nhất 0,5% nữa, mặc dù hôm 30/10, FED đã thông báo giảm 0,5%, xuống mức rất thấp là 1% cho lãi suất chỉ đạo.
    Nguy cơ rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng. Chính phủ Mỹ và các nước châu Âu có thể phải nâng mức bảo hiểm đối với tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng (mức bảo hiểm ở Mỹ của FDIC hiện là 250.000 USD/người) để tránh việc rút tiền hàng loạt.
    Đầu tư chênh lệch lãi suất tiền tệ (carry trade) giảm mạnh. Khủng hoảng hiện tại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư chênh lệch lãi suất tiền tệ vì đồng tiền của nhiều quốc gia đã giảm giá so với đồng USD và đồng Yên - hai loại tiền tệ sử dụng phổ biến nhất - do nhà đầu tư và ngân hàng ở nhiều nước đang giảm đòn bẩy tài chính và rút lại vốn bằng hai loại tiền này.
    Giảm giá tiền tệ. Lợi tức bản địa cao chưa đủ để tránh việc tiền tệ mất giá, nó còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản khác như dư nợ nước ngoài và thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong vài tuần qua, đồng tiền của nhiều nước đã mất giá mạnh từ 20 - 30%, bất chấp việc tăng lãi suất nội địa.
    Tốc độ phát triển GDP chậm lại. Tổ chức IMF vừa dự đoán tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp sẽ giảm, khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu tăng lên nếu như sự hỗn loạn tài chính vẫn còn tiếp diễn. Riêng nước Mỹ đã có độ tăng trưởng GDP âm (-0,3%) trong quý 3 vừa qua, nếu có thêm một quý tăng trưởng âm nữa sẽ chính thức bị xếp loại là đi vào suy thoái.
    Cuối cùng là sự thiếu vắng phương hướng lãnh đạo và chính trị trong bối cảnh thế giới có những nét chính như: tình trạng không rõ ràng về mặt chính sách do có cuộc bầu cử tổng thống Mỹ; sự cần thiết của hợp tác chính sách hiệu quả giữa các nước Tây Âu, đặc biệt là phải chú ý đến vai trò của nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil; IMF không thể hiện rõ vai trò trung tâm trong việc hướng các phương án giải quyết của các nước G7 vào vấn đề khủng hoảng tài chính thế giới. Vai trò này cần được tăng cường trong thời gian tới như Thủ tướng Brown của Anh vừa lên tiếng đề nghị.

    Khủng hoảng tín dụng có thể kéo dài hơn 6 tháng nữa, kéo theo áp lực giảm phát toàn cầu, thể hiện ở việc giá cả của hầu hết hàng hóa đang giảm mạnh và giá dầu có thể rơi về mức 60 USD/thùng.

    Ảnh hưởng đối với Việt Nam: Các vấn đề chính

    Trong ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng toàn cầu đối với Việt Nam không lớn:

    Việt Nam chịu tác động gián tiếp hơn tác động trực tiếp, do hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều hoạt động giao thương trực tiếp với các trung tâm tài chính và các luồng chuyển dịch tiền thế giới.
    Tốc độ tăng trưởng GDP có thể chậm ở mức 5,5 - 6%.
    Dòng vốn đầu tư vào chứng khoán sẽ còn nhiều hạn chế.
    Tác động tâm lý đối với TTCK trong nước: VN-Index đã giảm xuống mức thấp mới 322 điểm vào ngày 28/10, dưới mức 366 điểm (mức thấp cũ của tháng 6/2008).
    Thị trường trái phiếu sẽ có lợi.
    Ảnh hưởng đối với thị trường xuất khẩu có thể không sâu sắc do hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam rẻ hơn, thay thế hàng hóa xuất khẩu đắt hơn từ các nước Đông Á. Tuy nhiên, các chỉ tiêu dự đoán xuất khẩu và nhập khẩu nên được xem xét lại, giảm đi khoảng 10 - 15%, dựa trên căn bản là tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới giảm và giá dầu giảm.
    Nhưng xét về mặt dài hạn, những tác động này có thể trở nên sâu rộng hơn:
    Nếu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài và dữ dội hơn, Việt Nam cũng sẽ chịu những ảnh hưởng kinh tế và tài chính khó lường trước.
    Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể biến thành một sự vỡ vụn tín dụng nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ, nơi mà: các ngân hàng lo sợ không dám cho các ngân hàng khác vay do chưa xác định được rõ rủi ro tín dụng trong bản thân các ngân hàng này; thanh khoản giữa các ngân hàng thấp dẫn đến ít hoạt động cho vay doanh nghiệp và cho vay hộ gia đình (như cho vay mua nhà hay cho vay tiêu dùng).
    Những vấn đề trên sẽ gây ra áp lực giảm phát đối với nền kinh tế thế giới khi giá các hàng hóa tiếp tục giảm. Những nền kinh tế mới nổi phát triển dựa trên giá cả hàng hóa tăng vọt sẽ phải gánh chịu giảm phát, đặc biệt nếu tích lũy tiết kiệm của những nước đó bị hạn chế; nhu cầu tiêu dùng của Mỹ giảm sẽ tác động xấu đến các nước chú trọng đến xuất khẩu (ví dụ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam).
    Để giảm bớt tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam nên có chiến lược tồn tại bằng cách củng cố dòng tiền mặt. Các doanh nghiệp cũng nên định hướng xuất khẩu sang các thị trường mới ở Trung Đông và ASEAN cũng như thị trường nội địa.
    Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ một loạt các sự kiện gần đây.
    Chúng ta cần ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng liên quan đến các khoản cho vay bất động sản xấu. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành nghiêm khắc và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên sẵn sàng bơm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng khi cần thiết và có kế hoạch sáp nhập những ngân hàng yếu vào những ngân hàng mạnh.
    NHNN nên có kế hoạch bảo hiểm các khoản tiền gửi ngân hàng.
    Trong trường hợp khủng hoảng thế giới xấu đi, cơ quan quản lý cần kích thích tiêu dùng trong nước thông qua chính sách tín dụng mềm dẻo hơn. Việc NHNN cắt giảm lãi suất cơ bản cùng một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ khác là bước đi đúng hướng.
    Cơ hội chủ yếu là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tìm kiếm thị trường cũng như các nhà đầu tư mới từ Trung Đông.
    Kết luận

    Những viễn cảnh đề cập trên đây nên được thảo luận theo khả năng các sự kiện có thể xảy ra, vì chúng phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của chính phủ các nước trong tương lai và phản ứng tâm lý của người dân với các chính sách này.
    Vấn đề ngày càng phức tạp và tác động toàn cầu của nó cho thấy, vẫn chưa có sự thống nhất một cách rõ ràng trong những giải pháp toàn cầu hay kết quả của những gói chính sách riêng lẻ trên thế giới.
    Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải cảnh giác và linh hoạt trong chính sách kinh tế vĩ mô, đủ để nhận ra và đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường thế giới, nhằm làm giảm nhẹ những ảnh hưởng xấu của chúng.


    TS. Phạm Đỗ Chí, Kinh tế gia trưởng Tập đoàn VinaCapital
  5. TRUNGGEN

    TRUNGGEN Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Đã được thích:
    17
    Có thành quả gì đâu mà giữ hả bác, rõ khổ
  6. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường thế giới đêm qua xuống mạnh
    DJ 8,695.79 -443.48 -4.85%

    bà con hãy cẩn trọng
  7. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Tại sao ngân hàng nhà nước nới biên độ tỷ giá VND/USD lên +/-3%
    - Có phải cầu USD lên mạnh do nước ngoài rút vốn ?
    - Việc nới biên độ để cân bằng tỷ giá thị trường tự do và các ngân hàng ?
    Các bác suy nghĩ kỹ nhé
  8. tuanvip1977

    tuanvip1977 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Đã được thích:
    2.032
    Cùng chung nhận định, các nhà đầu tư lớn thì không cần cảnh báo.
  9. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Vì sao ngân hàng rủng rỉnh vốn mà vẫn khó vay?
    19:21'' 06/11/2008 (GMT+7)
    - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra một loạt quyết định cắt giảm các loại lãi suất chủ đạo. Liệu các quyết định đó có làm cho vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM) đến được với doanh nghiệp và những người cầy vay vốn?


    Lãi suất vẫn thuộc loại cao nhất khu vực

    Các mức lãi suất chủ đạo của NHNN giảm, làm giới hạn tối đa lãi suất cho vay của NHTM đối với khách hàng cũng giảm tương ứng là 1,5%/năm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay đồng Việt Nam của NHTM thấp cũng vẫn là 16%/năm, cao nhất 18%/năm. Mức lãi suất này cao gấp 2,5 lần lãi suất cho vay đồng nhân dân tệ của các ngân hàng Trung Quốc đối với khách hàng hiện nay chỉ khoảng 6,66%/năm. Đồng thời được đánh giá vẫn vào loại cao nhất trong khu vực.


    Lãi suất đã giảm nhưng vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Nguồn ảnh: Liên Việt.




    Với mức lãi suất đó cho dù đã giảm so với mức 21%/năm cách đây 2 tháng nhưng vẫn rất cao và hiếm có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào dám vay vì khó có thể đạt được lợi nhuận tới 18-20%/năm để đủ trả lãi ngân hàng. Cá biệt Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đưa mức lãi suất thấp nhất là 15%/năm; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thấp nhất cũng là 15,2%/năm; Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam có mức lãi suất thấp nhất là 15,5%/năm.

    Tuy nhiên, không phải là khách hàng nào cũng vay được lãi suất đó. Thậm chí không loại trừ mức lãi suất cho vay 15%-15,5%/năm được thông báo chỉ có tính chất ?o tượng trưng?, hay tuyên truyền về mặt tâm lý trong bối cảnh kinh tế chung hiện nay.

    Những doanh nghiệp vay được thường thuộc diện có kim ngạch xuất khẩu khá, thị trường ổn định và sử dụng trọn gói dịch vụ của NHTM đó như cam kết chiết khấu bộ chứng từ, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua ngân hàng... Tức là NHTM chấp nhận lỗ khi cho vay lãi suất 15%-15,5%/năm nhưng bù lại họ thu lãi ở các dịch vụ khác có liên quan. Hoặc là các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng hoá thuộc danh mục ưu tiên của Chính phủ?

    Lãi suất cho vay phổ biến vẫn là 18%/năm. Mức lãi suất đó quả thực vẫn rất cao nếu đặt trong bối cảnh sức mua giảm hiện nay. Nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng mặc dù giảm giá nhưng vẫn ứ đọng và rất khó tiêu thụ. Giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm... cũng giảm mạnh, người sản xuất kinh doanh có nguy cơ thua lỗ... Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2008 giảm hơn 3% so với tháng 9/2008.

    Cũng chính do tình trạng chung của sản xuất kinh doanh nói trên nên hiện nay bản thân các NHTM cũng ngại cho vay. Các lĩnh vực kinh doanh sắt thép, ôtô, bất động sản, xây dựng cơ bản, chứng khoán, cao su, chăn nuôi lợn, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanh một số loại vật liệu xây dựng khác? hầu như không vay được vốn do nhiều NHTM có chủ trương rất hạn chế cho vay.

    Bởi vì không những sản phẩm ứ đọng rất khó tiêu thụ, mà giá giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp đang thua lỗ, vốn đọng. Vì vậy đã đề phòng rủi ro, nên tốt nhất là ?otránh? cho vay các lĩnh vực kinh doanh đó. Thậm chí một số chi nhánh NHTM còn đang thúc ép khách hàng chấp nhận lỗ bán hàng ra để trả nợ ngân hàng.


    Vốn "rủng rỉnh" nhưng vẫn khó hạ lãi suất

    Đương nhiên với với việc giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc nội tệ và 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ, các NHTM giảm khoản nộp dự trữ bắt buộc khoảng 10.000?"12.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó các NHTM đang thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Hơn nữa, khoảng trên 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN? mà các NHTM đã mua trước đó, nay đến hạn thanh toán? Cộng với khoảng 50.000 tỷ đồng vốn đang ?orủng rỉnh? hiện nay nên các NHTM có nguồn vốn khả dụng rất lớn tới trên 100.000 tỷ đồng. Đây là điều kiện cần để giảm lãi suất cho vay.


    Vietnamnet
  10. dongtisot8

    dongtisot8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác cùng tôi nhìn nhận lại và kiểm chứng

Chia sẻ trang này