Cấp báo, không còn là đối phó với lạm phát mà là nguy cơ khủng hoảng tài chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GiauNV, 21/05/2008.

4437 người đang online, trong đó có 249 thành viên. 09:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8990 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Cấp báo, không còn là đối phó với lạm phát mà là nguy cơ khủng hoảng tài chính

    Nguy cơ khủng hoảng mới là mối đe dọa chính
    Nguy cơ khủng hoảng mới là mối đe dọa chính
    (CafeF) - Vấn đề đáng quan tâm nhất lúc này của Việt Nam có lẽ không phải là tăng trưởng lạm phát, mà là tìm cách tránh nguy cơ một cuộc ?okhủng hoảng tiềm ẩn?

    Nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán?

    Thông tin mới nhất về tình hình xuất nhập khẩu tháng 4 cho thấy, thâm hụt thương mại của Việt Nam 4 tháng đầu năm ước tính 11,2 tỷ USD. Chưa kể phần thâm hụt ngoại tệ do nhập lậu chưa thống kê được, đây là con số thực sự báo động nếu xét theo khả năng xấu đi về các nguồn tài trợ vốn ngoại tệ hiện tại. Tỷ giá USD/VND trong những ngày đầu tháng 5 đang có dấu hiệu tăng mới cho thấy cầu nhập khẩu và xu hướng nhập siêu vẫn tăng mạnh.

    Tình đến hết quý I/2008, Việt Nam nhập siêu 7.4 tỷ USD. Như vậy chỉ riêng trong tháng 4/2008, nhập siêu đã là 3.8 tỷ USD. Nhập siêu với tốc độ tiếp tục tăng cho thấy khả năng kiềm chế nhập siêu dưới 20 tỷ USD của Việt Nam theo kế hoạch khó thành hiện thực.

    Quan trọng hơn, nhập siêu đang gia tăng trong bối cảnh nguồn tài trợ vốn vào Việt Nam đang ngày một bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Tính đến cuối năm 2007, thâm hụt thương mại là 17% GDP. Với tốc độ thâm hụt như hiện nay, ước tính năm 2008 thâm hụt sẽ đạt khoảng ~ 23-25% GDP.

    Mặc dù thâm hụt thương mại được bù đắp một phần bởi kiều hối, song nguồn kiều hối thường tương đối ổn định và khó hi vọng về một sự tăng trưởng đột biến, đặc biệt là trong tình hình kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn. Năm 2007 kiều hối đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tài trợ cho hơn một nửa thâm hụt thương mại. Thâm hụt tài khoản vãng lai do đó đã thấp hơn nhiều so với thâm hụt thương mại, song vẫn ở trong tình trạng nguy hiểm khi chiếm gần 10% GDP năm 2007.

    Dự báo năm 2008, thâm hụt vãng lai sẽ tăng mạnh theo thâm hụt thương mại, đạt khoảng 15% GDP vào cuối năm 2008. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đây là mức đáng báo động, và là dấu hiệu khủng hoảng của hầu hết các nước châu á năm 1997

    Dấu hiệu ?oThái lan 1997?

    Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, hay còn gọi là khủng hoảng cấn cân thanh toán là một bài học điển hình của những nước đang tăng trưởng nóng khi nền kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố bong bóng và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng sẽ xảy ra khi nguồn vốn ngoại này ?ocó vấn đề? và đảo chiều. So sánh với tình hình Thái Lan giai đoạn cuối năm 1996 đầu 1997 trước khủng hoảng tài chính, ta thấy Việt Nam hiện đang chứa một số dấu hiệu khá tương đồng.

    Tăng trưởng nóng sau một thời gian dài, GDP tăng trung bình > 8%. Tại Thái Lan nền kinh tế phát triển mạnh thành tình trạng bong bóng khi được bơm bởi các nguồn vốn ?onóng?

    Dòng vốn ngoại đổ vào mạnh do hấp dẫn về lãi suất và lợi nhuận. Tại Thái Lan vốn đặc biệt đổ vào đầu tư tư nhân nội địa. Đây là ?okey? của tăng trưởng nóng tại Thái lan, nhưng nó chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro khi chảy quá nhiều vào những lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản (BĐS) và xây dựng văn phòng.

    Vốn ngắn hạn nước ngoài chiếm phần lớn. Tại Việt Nam chính là các dòng vốn gián tiếp đầu tư qua các Quỹ. Nhìn chung vốn ngắn hạn có chi phí cao, và thường đi kèm với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

    Bong bóng bất động sản: rủi ro tiềm tàng lớn nhất, khi khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống tài chính ngân hàng khi hàng loạt người vay mất khả năng trả nợ. Đây là thực tế đã diễn ra tại Thái lan. Tại Việt Nam hiện nay cho vay BĐS chiếm trên 10% tổng tài sản ngân hàng, song BĐS thế chấp lên tới 50-60% tổng tài sản ngân hàng.

    Thâm hụt thương mại ngày càng lớn do nhu cầu nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu sụt giảm. Tại Thái lan và các nước Đông Á xuất khẩu sụt giảm do bị cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc. Hơn nữa việc neo tỉ giá vào USD trong lúc đồng USD lên giá càng làm giảm sự cạnh tranh đối với xuất khẩu.

    Cơ chế tỷ giá cố định, neo theo đồng USD. Điều này làm cho công cụ chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả theo quy tắc ?obộ ba bất khả thi? trong lý thuyết tiền tệ, đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nước ngoài không ổn định

    Như vậy có thể thấy Việt Nam đang chứa đựng nhiều dấu hiệu của một ?oThái Lan thứ hai?. Điểm tương đồng đáng chú ý nhất là về vấn đề thâm hụt thương mại và bong bóng bất động sản trước khủng hoảng. Rủi ro từ 2 yếu tố này, sẽ dẫn đến sự sụp đổ đầu tiên trên thị trường tài chính, tiền tệ và sau đó là sự đổ vỡ trong nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại hiện nay lại đến phần lớn từ nguồn vốn ngắn hạn. Đây là nguồn vốn nhiều rủi ro, khi đảo chiều sẽ dẫn tới mất cân đối cán cân thanh toán nghiêm trọng

    Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên mạnh trong những năm gần đây, năm 2007 dự trữ đạt khoảng trên 20 tỷ USD. Song theo kinh nghiệm của các quốc gia bị khủng hoảng và phải phá giá đồng tiền, thì tỷ lệ dự trữ ngoại hối theo phần trăm kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn thuộc hàng thấp. Bài học của Thái Lan sau khủng hoảng là luôn duy trì một lượng dự trữ ngoại hối lớn và an toàn.

    Sự khác nhau đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Thái Lan có lẽ là cơ chế kiểm soát dòng vốn. Thái lan đã mở cửa tự do dòng vốn bằng việc bãi bỏ kiểm soát vốn từ những năm 90, trong khi tại Việt Nam việc lưu thông dòng vốn ngoại vẫn có những cản trở nhất định (đặc biệt với nguồn vốn đầu tư qua các Quỹ, nhà đầu tư vẫn phải quy đổi sang VND mới có thể đầu tư). Ngoài ra, các quy định hành chính, quy định trên thị trường ngân hàng? khiến cho dòng vốn này chưa thể ra vào tự do và ?odễ dãi? được. Đây có thể coi như là Việt Nam đang được mặc một cái ?oáo giáp? bảo vệ, tuy nặng nề song có khả năng hạn chế được phần nào những cú sốc về cán cân thanh toán.

    Để đánh giá được nguy cơ của khủng hoảng, chúng ta sẽ xem xét đến các nguồn vốn tài trợ hiện nay tại Việt nam.

    Các nguồn vốn tài trợ

    Một trong những nguồn tài trợ thâm hụt thương mại chính là Kiều hối. Kết quả thống kê cho thấy lượng kiều hồi hàng năm là rất ổn định, trung bình 6-7% GDP. Năm 2007, lượng kiều hối tăng đột biến đạt 8,3% GDP. Dự báo năm 2008 lượng kiều hối khó tăng đột biến do những khó khăn nhất định của kinh tế các nước và Mỹ. Tuy vậy tính cả những nguồn không thống kê được vẫn có thể đạt trên 7 tỷ USD, khoảng 8.2% GDP. Đây được xem là nguồn chứa đựng ít rủi ro đảo chiều nhất.

    Thu nhập từ đầu tư và dịch vụ ròng có giá trị thuần âm khoảng 2% GDP. Như vậy đầu tư và dịch vụ thuần là một nguồn thâm hụt, không phải là nguồn tài trợ. Tuy nhiên nguồn thầm hụt này cũng ổn định và giá trị cũng không lớn.

    Đối với tài khoản vốn, FDI và ODA luôn là 2 nguồn vốn chủ đạo đóng góp vào cán cân thanh toán của Việt Nam trong suất nhiều năm qua. Nguồn vốn FDI tăng mạnh năm 2007, đạt khoảng 6 tỷ USD từ 2,4 tỷ USD năm 2006. Tuy chúng ta có thể yên tâm vì 2 nguồn vốn này có thể tài trợ hoàn toàn cho thâm hụt vãng lai những năm về trước, tình hình sẽ khác đi khi thâm hụt thương mại năm nay báo hiệu một mức tăng kỷ lục mới.

    Hơn nữa, hiện nay chất lượng tăng FDI của Việt Nam không cao. Vốn FDI giải ngân mới tập trung quá nhiều vào bất động sản, lĩnh vực mang tính đầu cơ cao, và việc giữ cam kết sẽ đảo chiều nếu thị trường gặp bất lợi.

    Điều này đã từng xảy ra tại Thái lan năm 1997 khi hàng loạt các công trình dở dang do không được tiếp tục cấp vốn để hoàn thành. Do vậy nếu tiếp tục phát triển theo cơ cấu này, FDI, chính nó lại bơm lên những bong bóng bất ổn của bất động sản thêm căng

    Một nguồn vốn đặc biệt quan trọng là nguồn vốn gián tiếp (FII). Đây là nguồn vốn ngắn hạn đầu tư chủ yếu qua các Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nó cũng chính là nguồn vốn đã kích thích sự nóng lên của thị trường chứng khoán. Nguồn vốn này càng được đáng lưu tâm hơn khi mà tất cả các dòng vốn khác không thể đáp ứng kịp tốc độ thâm hụt thương mại của Việt Nam, đặc biệt trong năm 2008. Vậy dòng vốn này đang tài trợ bao nhiêu, và vấn đề sẽ như thế nào nếu dòng vốn này đảo chiều, và nguy cơ đảo chiều của nó ra sao?

    Dòng vốn gián tiếp FII

    Dòng vốn FII chảy mạnh vào Việt Nam thông qua sự phát triển của thị trường trái phiếu và thị trường vốn sau những lần IPO cổ phần hóa của những doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007 cũng là năm phát triển nóng của Bất động sản, và một phần lớn của FII cũng chảy sang lĩnh vực này. Các Quỹ lớn hầu như đều có bộ phận đầu tư phát triển BĐS. Như vậy có thể thấy dòng vốn FII mang tính đầu cơ cao, và chảy mạnh vào Việt Nam với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng và tạo rất nhiều bong bóng kinh tế. Cho nên khi thị trường hoặc nền kinh tế vĩ mô gặp bất lợi, rất có thể nguồn vốn này sẽ giảm rất nhanh.

    Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một số liệu chính xác về dòng vốn FII. Tính đến cuối năm 2007, số liệu của IMF và CEIC ước tính nguồn vốn này khoảng 6-6.5 tỷ USD, và tăng đặc biệt mạnh trong năm 2007.

    So sánh với lượng vốn FDI ròng giải ngân, có thể thấy vốn FII đã vượt xa và là nguồn tài trợ chính cho lượng thiếu hụt ngoại tệ của Việt Nam hiện nay. Đó là một vấn đề lo ngại. Vấn đề quan trọng của Việt Nam là làm sao để không để việc tài trợ dựa quá nhiều vào nguồn không ổn định này.

    Một vấn đề nữa của dòng vốn FII, đó là thể trạng của dòng vốn rất nhạy cảm với niềm tin và ?otrạng thái tâm lý? của nhà đầu tư. Hay nói cách khác là nó phản ứng rất mạnh với tính ổn định cũng như minh bạch của chính sách điều hành vĩ mô tại nước sở tại. Đây có lẽ là nguy cơ lớn nhất mà Việt Nam đang phải đối phó.

    Chúng ta đang có nhiều chính sách ?othử và sai? quá thiếu kinh nghiệm và có tính chất đối phó hơn là các chính sách bài bản trong việc điều hành tiền tệ để có thể gây được lòng tin từ các nhà đầu tư. Một số chính sách thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

    Bên ngoài những tích cực, tính tiêu cực của dòng vốn này nằm ở chỗ, với chỉ mục tiêu kỳ vọng lợi nhuận và khả năng quy mô và linh động cao, dòng vốn này sẽ tận dụng những khe hở thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý còn yếu của Việt Nam để kiếm lợi nhuận nhanh, đầu cơ chèn ép thị trường.

    Chẳng hạn như chính sách cứng nhắc về tỉ giá không phản ánh đúng giá trị đồng USD có thể giúp cho đầu cơ dùng nguồn vốn này trục lợi đầu cơ ăn chênh lệch, hoặc đầu cơ tận dụng khe hở chênh lệch về lãi suất trái phiếu Chính phủ.

    Dự báo năm 2008, thâm hụt thương mại sẽ ?ocấu? vào nguồn vốn này khoảng 3-4 tỷ USD. Như vậy tổng cán cân thanh toán vẫn thặng dư ngoại tệ nếu nguồn vốn FII không đảo chiều, và chúng ta chưa phải sử dụng dự trữ ngoại hối để cứu cánh. Song nếu để đảo chiều xảy ra thì điều này sẽ phát sinh rất nhiều hệ luỵ khác, và chúng ta thường phải trả giá rất đắt, ngay cả khi chúng ta có một nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào

    Lạm phát đã không còn là câu chuyện của riêng Việt Nam, mà là vấn đề toàn cầu khi mà nguy cơ về một cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng đang là nỗi lo của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Cùng với tình trạng thiên tai, dịch bệnh trong nước, giá cả hàng hóa đã không ngừng tăng lên. Lạm phát do đó đã chứa đựng yếu tố khách quan và xu thế. Các yếu tố chủ quan của con người sẽ chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Không nên quá duy ý chí để rồi sử dụng ?oquá liều, giật cục? công cụ của mình để kỳ vọng lên những kết quả mà nó nằm ngoài tầm kiểu soát của chúng ta. Có như vậy mới tránh được sự ?obất ổn định? trong chính sách điều hành, làm méo mó sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế.

    Minh Tuấn
  2. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Nền kinh tế như thế nào để có thể nói là " khủng hoảng", chưa ai đưa ra tiêu chí đánh giá về vấn đề nầy, nền bạn nói nền kinh tế VN đang khủng hoảng hơi mang chất cảm tính, nhưng rất tiếc nhận định của bạn củng phản ánh 1 phần thục trạng nền kinh tế của VN hiện tại.
    Ở gốc độ vĩ mô các chỉ số cơ bản nền kinh tế VN có khuynh hướng càng ngày càng xấu so với mức chuẩn ( lành mạnh) :
    1/ Lạm phát cao ( lớn hơn 10% / năm)
    2/ Thâm hụt thương mại cao ( khoản 17 tỉ $ năm)
    3/ Thâm thụt ngân sách mức cao ( khaỏn 20% GDP)
    4/ Nợ nước ngoài ở mức vừa phải ( khoản 7% GDP)
    5/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% < tố độ lạm phát
    7/ Vốn đầu tư nước ngoài cao ( 10% GDP)
    8/ Hố cách biệt giàu nghèo càng ngày càng cao.
    So với mức chuẩn lành mạnh, về tổng thể nền kinh tế VN không đến nổi gọi là khủng hoảng, nếu các chỉ số dừng lại ở mức trên. Nhưng diển tiến càng ngày theo chiều hướng xấu thêm thì gay go, nhất là tốc độ lạm phát cao sẽ dẩn đến hàng loạt các hệ lụy tiêu cực khác.
    Lý do thì rất nhiều, nhưng có thể nói rằng nghuyên nhân chính là do sức đề kháng quá yếu ớt, và sức đề kháng yếu là do chúng ta chưa có 1 chiến lược phát triển kinh tế và bộ máy quản trị hành chính quốc gia phù hợp.
  3. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Theo các chuyên gia của trường Đại học Harvard đánh giá thì Việt Nam hiện đang có 8/10 dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 ở Châu Á.

    Các triệu chứng có thể liệt kê như: thâm hụt tài khoản vãng lai, thị trường bất động sản quá nóng và tăng giá ảo, vay ngoại tệ không phòng vệ, hệ số ICOR cao, đầu tư của nhà nước không hiệu quả, thiếu quản lý của nhà nước tại các ngân hàng, nợ xấu cao, vay nợ chéo trong tập đoàn...

    Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định những rủi ro trên vẫn đang trong tầm kiểm soát của chính phủ và không quá rủi ro khi nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vốn vào và các khoản vay nợ ngoại tệ ngắn hạn vẫn còn kiểm soát được. Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, kiểm soát chặt chẽ hệ thống ngân hàng và cải thiện thị trường chứng khoán.
  4. toiyeuusa

    toiyeuusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    5
    Bạn chưa có Số có Má như Taczan để post bài hù doạ mọi người
    Về bú ti mẹ đi
  5. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Có 10 dấu hiệu thì Việt Nam hiện tại phạm 8.
    Chính phủ cố gắng kiểm soát 2.

    Sẽ công bố số liệu Thái Lan năm 1997 để mọi người tham khảo.
  6. toiyeuusa

    toiyeuusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    5
  7. GiauNV

    GiauNV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Năm nay, dự báo CPI có thể lên tới 100%.
    Mọi người đừng kinh hoàng khi cuối năm nay 100 ngàn/ bát phở.
    Tháng 6, xăng giữ mức giá khoảng 25 ngàn/lít.
    Gía vàng trong nước tăng mạnh do những người đang nắm tiền mặt mua vào để dự trữ.
    Giá đất sẽ rớt thê thảm, trước mắt sẽ là 60% cho cả hai miền.
  8. satthuusa

    satthuusa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thảm hơn nữa là đầu năm 2008 nhập siêu tăng khủng khiếp thì phần lớn là do nhập VÀNG giá cao chứ không phải nhập hàng hoá để làm giảm lạm phát, càng làm gia tăng thâm hụt thương mại và cho cán cân tài chính lâm vào tình cảnh cực kỳ nguy hiểm.

    Đã thế thằng chủ tịch hiệp hội vàng còn khen để lợi cho cái hiệp hội của nó đ'' thèm quan tâm đến sự an nguy của đất nước.

    CM lũ Lờ Đờ ngu xuẩn, còn bán nước cầu vinh đến bao giờ?
  9. camry29t9666

    camry29t9666 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Cái quan trọng nhất hiện nay là chính phủ đã rút kinh nghiệm từ khủng hoảng kinh tế Thái Lan nên đã mặc cho kinh tế VN một chiếc áo giáp "kiểm soát dòng vốn ngoại", cho vào thì dễ nhưng mang ra thì cũng khó đấy.

    1. Phải đổi ra VNĐ.
    2. Tuỳ loại hình đầu tư sẽ có quy định sau bao lâu mới được mang tiền ra khỏi VN

    Giả sử mấy chú khoai tây trên thị trường CK muốn rút tiền ra, khó lắm phải bán cổ phiếu để lấy VNĐ, sau đó lấy VNĐ mua USD. Thử bán cổ phiếu xem có ai mua không, chỉ cần thằng tây có động thái bán ra là dân tình đã không dám mua rồi. Nếu có bán được cổ phiếu muốn đổi sang USD cũng khó đấy với chính sách điều hành tỷ giá của NHNN nếu có đổi ra USD chắc cũng chẳng còn bao nhiêu.

    Nhìn chung bọn khoai tây đang rất khó chịu với chiếc áo giáp này, nó đang tìm cách gây sức ép để CP cởi bỏ chiếc áo này.
  10. motngaymoi_2902

    motngaymoi_2902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Gì mà CPI lên tới 100% làm gì khiếp thế

Chia sẻ trang này