Cập Nhật Liên Tục Thông Tin Bất Động Sản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timnhadat1, 02/03/2008.

2632 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 893 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cập Nhật Liên Tục Thông Tin Bất Động Sản

    Việt Nam - Thị trường BĐS trọng điểm của châu Á, chỉ sau TQ

    Với tốc độ đô thị hoá và mức độ giàu có đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở, văn phòng chất lượng cao tại Việt Nam cũng tăng cao. Việt Nam đang trở thành thị trường trọng điểm của nhiều tập đoàn bất động sản lớn.

    Ông Liew Mun Leong - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn bất động sản hàng đầu châu Á - CapitaLand nhận xét: Việt Nam đang có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á. Trong 3 năm qua, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP trên 8% và quá trình đô thị hoá hiện đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, đạt trên 25%.

    Với tốc độ đô thị hoá và mức độ giàu có đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở, văn phòng chất lượng cao, các trung tâm bán lẻ, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt rất lớn. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn cung cho những lĩnh vực này đang thiếu. Vì vậy Việt Nam đã trở thành thị trường trọng điểm của nhiều tập đoàn bất động sản lớn tại châu Á chỉ sau Trung Quốc.

    Trong năm 2007 nguồn vốn đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam ước tính đạt 5 tỷ USD. Số này chủ yếu từ nguồn vốn FDI và kiều hối. Riêng TP.HCM chỉ trong 11 tháng, trong số 2,5 tỷ FDI đã có tới 85% đầu tư vào BĐS. Nhiều tập đoàn lớn về bất động sản đã đầu tư vào Việt Nam với một loạt các dự án nhà ở văn phòng cho thuê và khách sạn với số vốn lớn.

    vista.jpg
    Phối cảnh khu căn hộ cao cấp The Vista tại TP. Hồ Chí Minh

    Hàng loạt các dự án lớn

    Năm 2007, tại Hà Nội, Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đã làm lễ động thổ dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower với số vốn 1 tỷ USD, tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam với quy mô 578.957 m2 tổng diện tích xây dựng, một cao ốc 70 tầng và hai cao ốc chung cư 47 tầng với khách sạn 910 căn hộ cao cấp và 36 tầng làm văn phòng.

    Ngoài ra, Hà Nội còn có một loạt các dự án lớn đồng loạt khởi công như: The Garden, Crown Complex, The Landmark, Ciputra Mall, Gamuda Yen So, Hanoi Hotel Plaza... Đây đều là những dự án lớn với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD.

    Hà Nội hiện đang mở rộng về nhiều hướng với rất nhiều dự án phát triển, cụ thể là hơn 200 khu đô thị mới và một trung tâm mới đang được hình thành tại khu vực Mỹ Đình. Nhiều dự án lớn tập trung tại đây. Từ năm 2007 đến nay tại Hà Nội đã có 5 dự án khách sạn 5 sao có sự tham gia của chủ đầu tư nước ngoài tại khu vực Mỹ Đình.

    Thành phố Hồ Chí Minh cũng có hàng loạt các dự án cao cấp như River View, The Vista, Sky Garden 3, Blue Diamond, Dragon City, Saigon New, The Everick, Phú Mỹ Hưng... Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có 11 khách sạn 5 sao với khoảng 3.611 phòng, dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khách sạn và đang tiến hành các dự án cải tạo cũng như nhiều dự án mới. Một vài khách sạn 5 sao nổi bật sẽ được khánh thành vào năm 2009 gồm có Intercontinental trong Asiana Plaza, Times Square và Saigon Happiness Square.

    Các dự án lớn không chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà đã lan tỏa đến các thành phố đầy tiềm năng khác như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ? Tại các thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, hàng loạt dự án về khách sạn và resort được đầu tư bởi các tập đoàn quốc tế. Riêng ở thành phố Đà Nẵng theo kết quả nghiên cứu của tập đoàn bất động sản CBRE (Mỹ) hiện tại có đến hơn 10 dự án resort, khách sạn, sân golf và villa cao cấp mà trong đó phần lớn là có sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài.

    Với sự bùng nổ trung tâm đô thị và các địa điểm resort, Việt Nam là địa điểm lý tưởng cho những kỳ nghỉ và thị trường nhà ở bởi các địa điểm ven biển như Nha Trang, Cam Ranh, Đà Nẵng, Lăng Cô, Côn Đảo và đảo Phú Quốc đều có tiềm năng trở thành thiên đường của Đông Nam Á, Bali và Phuket.

    Đầu tư vẫn tăng mạnh

    Trong năm 2007 Việt Nam đón nhận nhiều đại gia nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản. Có thể kể ra đây 3 quỹ đầu tư bất động sản lớn là quỹ của tập đoàn Indochina Land, tập đoàn Indochina Capital, VinaCapital, cùng hàng loạt công ty Singapore, Malaysia, Mỹ... với số vốn hàng tỷ USD.

    Cuối tháng 2/2008, Tập đoàn CapitaLand đã tiến hành ký kết với Ngân hàng CitiBank thành lập Quỹ phát triển bất động sản đầu tư vào Việt Nam với số vốn là 300 triệu USD. CapitaLand đã có mặt tại Việt Nam từ 1994 và đang tập trung đầu tư vào các dự án nhà ở và căn hộ cho thuê tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khu căn hộ lớn đầu tiên đã hoàn thành là The Vista tại quận 2, TP.Hồ Chí Minh bao gồm 750 căn hộ sang trọng. Ngoài ra còn 3 dự án căn hộ với tổng quy mô lên đến hơn 2.000 căn cùng các dự án căn hộ cho thuê đang được tiến hành.

    Để mở rộng hoạt động, CapitaLand đã tiến hành ký kết xúc tiến hoạt động đầu tư hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần đầu tư Nam Thăng Long, thiết lập một liên minh chiến lược nhằm thúc đẩy hơn nữa các cơ hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản.

    Vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà điều hành khách sạn quốc tế. Họ đang tìm kiếm nhiều chiến lược để vào thị trường, mua lại và đổi tên, phát triển, và bắt tay với các nhà đầu tư trong nước. Guoman, Hilton, Omni, Sheraton, InterContinental, Sofitel, Novotel ở Đà Lạt và Novotel ở Phan Thiết tất cả đều đã thay đổi chiến lược. Movenpick mua lại Omni ở thành phố Hồ Chí Minh, Guoman ở Hà Nội và Parkroyal mua lại Novotel ở TP.HCM, chúng ta đang chứng kiến sự đổi tên của các khách sạn đang hoạt động trên thị trường.

    Làn sóng đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mạnh mẽ đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Dù kinh tế toàn cầu xuất hiện những dấu hiệu suy yếu, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư và giữ mức tăng trưởng hiện tại tuy có thể với tốc độ chậm hơn.

    Hiện nay CBRE đang làm việc với rất nhiều các nhà đầu tư là các tập đoàn khách sạn quốc tế như Accor, InterContinential Hotels Group? các đại gia đến từ Trung Đông như IFA, Kingdom Hotel Investment?, các tập đoàn xây dựng và đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc? các quỹ đầu tư với nguồn lực tài chính lớn mạnh như Indochina Capital, Vina Capital? đã có những dự án đầu tư bất động sản và tiếp tục có kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

    Đầu tư nước ngoài tăng mạnh không làm cản trở các nhà đầu tư trong nước tiến hành các kế hoạch đầu tư của mình. Gần đây các tên tuổi lớn trong nước như FPT, Viglacera, Lilama, Hapro, Bitexco? đều thành lập các công ty để tập trung đầu tư và phát triển lĩnh vực bất động sản. Thế mạnh của họ chính là việc sở hữu các khu đất tại những vị trí đẹp bên cạnh các điểm mạnh khác như tên tuổi, uy tín, kinh nghiệm, mạng lưới quan hệ, am hiểu phong cách làm việc và văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Nghị định 84 của Chính phủ trong đó đưa ra những nội dung bổ sung khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như là việc tăng thời gian giấy phép sử dụng đất cho các nhà đầu tư nước ngoài từ 50 năm lên 70 năm. Những hợp đồng thuê đất dài hạn sẽ tự động được gia hạn thêm 50 đến 70 năm nữa mà không phải bỏ thêm chi phí... đang thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào bất động sản.

    Việc Chính phủ có những chính sách quy hoạch cụ thể, đồng bộ là rất quan trọng. Ví dụ như UBND thành phố HCM vừa rồi đưa ra danh sách 20 ?okhu đất vàng? trong khu vực trung tâm và kêu gọi đầu tư một cách công khai. Việc có những chính sách quy hoạch cụ thể, mang lại cơ hội một cách đồng đều cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước và tạo ra những tác động tích cực lên thị trường. Hiện đang có tới 40 quỹ nước ngoài đã và đang thành lập với số vốn 20 tỷ USD chờ tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam

    Tuy nhiên vẫn có những khó khăn trên thị trường bất động sản. Các nhà đầu tư vẫn phàn nàn rằng quỹ đất trong khu vực trung tâm tại các thành phố lớn rất hạn chế; giá đất trên thị trường cao; cơ sở vật chất hạ tầng cũng như là giao thông đi lại, tiếp cận dự án, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn và thủ tục giấy tờ phức tạp... Đây cũng chính là những thách thức lớn với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam.

    http://www.timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Vietnamnet)
  2. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường Nhà đất có Gục ngã?

    Các doanh nghiệp bất động sản đều cho rằng quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ của Nhà nước đúng nhưng hơi quá liều, khiến thị trường nhà, đất đang đứng bên bờ vực thẳm?


    Giá ?obong bóng??

    Ông H. chủ một doanh nghiệp thủy sản ở Phan Thiết, Bình Thuận tiếc vì không mua miếng đất 800 mét vuông ở Giồng Ông Tố, quận 2. Vì hồi giữa năm 2007, miếng đất này được chào bán với giá 8 triệu đồng/mét vuông, nhưng hiện nay giá đất ở khu vực này đã tăng lên trên 20 triệu/mét vuông.

    Không chỉ giá đất ở các quận 2, 7, 9 lên giá liên tục trong thời gian qua, mà ngay cả đất ở những vùng lân cận TPHCM như Long Hậu, Cần Giuộc (Long An), Nhơn Trạch (Đồng Nai) cũng tăng chóng mặt.

    Giữa năm 2007 trở về trước, giá đất (nông nghiệp) ở Đại Phước, Phú Đông (Nhơn Trạch), Long Hậu (Cần Giuộc) được người địa phương kêu bán với giá 30.000 ?" 50.000 đồng/mét vuông, nhưng đến cuối năm 2007 và đầu năm 2008 giá đất ở đây đã là 200.000 ?" 300.000 đồng/mét vuông.

    Giá các căn hộ cao cấp ở các quận trung tâm và gần trung tâm cũng tăng phi mã. Căn hộ ở cao ốc Landcaster, quận 1, từ dưới 2.000 đô la Mỹ/mét vuông tăng lên 4.000 đô la Mỹ/mét vuông; căn hộ chung cư Hoàng Anh Gia Lai, quận 7, từ dưới 10 triệu đồng/mét vuông tăng lên trên 20 triệu đồng/mét vuông..

    Hiện tượng nhà đầu tư (hay nhà đầu cơ) xếp hàng từ mờ sáng để được mua căn hộ ở The Vista, Sky Garden? hồi cuối năm 2007 là hình ảnh rõ nhất của ?ocơn sốt? nhà đất này. Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM, cho rằng giá nhà, đất tăng đột biến như thế là ?ogiá bong bóng?.

    Quá trình hình thành giá

    Nhưng một câu hỏi đặt ra: ?oGiá bong bóng? sao lại có nhiều người muốn mua nhà, đất như vậy?

    Thật ra, trước khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bất động sản khá im ắng. Khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng đầu tư nước ngoài bùng nổ, nhu cầu về văn phòng cho thuê tại TPHCM tăng nhanh nên giá cho thuê được ?ođẩy? lên cao. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp trong nước ?olùng? mua những khu đất ?ođắc địa? để hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài (có nhiều vốn) xây cao ốc.

    Cùng với xu hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài là hiện tượng tranh nhau mua những khu đất có vị trí tốt. Do đó, giá nhà, đất một số nơi ở TPHCM đã tăng lên. Cứ thế, với lượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào địa ốc càng nhiều thì giá nhà, đất càng tăng - càng thu hút nhiều cá nhân, doanh nghiệp lao vào kinh doanh nhà, đất.

    Thực tế, có những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực dầu khí, điện lực? ?onhảy? vào lĩnh vực nhà, đất. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực nhà, đất. Nhiều cá nhân có vốn (hoặc vay ngân hàng) cũng lao vào kinh doanh nhà, đất? Thị trường nhà, đất nóng lên và lan tỏa từ trung tâm thành phố ra những vùng ven - nhưng thuận lợi về giao thông.

    Và khi mà ?onhà nhà kinh doanh nhà, đất? thì nhu cầu về nhà đất tăng, kéo theo việc tăng giá là điều dễ hiểu. Và khi mà giá nhà, đất tăng liên tục thì người kinh doanh có lời và càng có nhiều người tham gia vào thị trường này?cũng là điều đương nhiên.

    Điều lo ngại

    Ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường nhà, đất và giá nhà, đất ngày càng tăng nhưng một thị trường nhà, đất lành mạnh thật sự lại không hề có. Thật vậy, hiện tượng ?osốt? nhà, đất của thị trường trong thời gian qua chỉ là ?osốt? do những người kinh doanh nhà, đất mua bán với nhau chứ rất ít người có nhu cầu mua nhà, đất để ở mua được với cái giá cao như thế.

    Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại chỉ có 102 ngàn tỉ đồng nhưng dư nợ cho vay bất động sản hiện nay là 116 ngàn tỉ đồng, theo ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

    Thật vậy, Anh N., ?otrùm? môi giới nhà đất ở xã Phú Đông, Nhơn Trạch, Đồng Nai cho biết: ?oBây giờ dân địa phương ở Phú Đông, Phú Hữu không còn đất để bán. Muốn mua phải liên hệ với chủ đất ở Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang??. Như vậy việc giá nhà, đất ở đây tăng cũng do những nhà đầu tư (Theo phóng viên: đầu cơ là chính) mua bán với nhau, để đó chờ giá lên bán, chứ nhu cầu sử dụng đất không hề có.

    Nhưng điều đáng lo là cơ sốt nhà, đất hiện tại khác với những cơn sốt nhà, đất trước đây. Trước đây, những người tham gia vào thị trường nhà, đất chủ yếu họ dùng vốn tích lũy, nên khi gặp ?oliệu pháp sốc? của Nhà nước, thị trường đóng băng họ vẫn có thể chịu được và chờ tan băng.

    Còn lần này, theo ông Trịnh Kim Quang, Chủ tịch Công ty quản lý quỹ Ngân hàng ACB, đa số người vay tiền ngân hàng mua nhà, đất là để đầu cơ, kinh doanh, không phải mua nhà để ở. Với cơn sốt giá nhà, đất lần này có sự tham gia của các ngân hàng khá sâu.

    Thị trường có gục ngã?

    Thực tế, thời gian qua các ngân hàng rất dễ dãi trong việc cho vay bất động sản. Theo ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, có những ngân hàng huy động được có 8.000 tỷ đồng nhưng cho vay đến 15.000 ?" 16.000 tỷ đồng.

    Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại chỉ có 102 ngàn tỷ đồng nhưng dư nợ cho vay bất động sản đã lên đến 116 ngàn tỷ đồng.

    Vì vậy, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Nhà nước như hiện nay không phải không có lý. Ông Trịnh Kim Quang cảnh báo các doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trong năm 2008. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ hạn chế và thậm chí không cho vay bất động sản nữa.

    Và khi đó, các nhà đầu tư và đầu cơ nhà, đất vay ở ngân hàng sẽ cực kỳ khó khăn khi các khoản nợ đến hạn phải trả. Nếu đến hạn mà họ không trả, ngoài lãi suất họ có thể bị phạt và cũng có thể số nhà, đất mà họ sở hữu sẽ được ngân hàng kiểm soát. Để tránh trường hợp xấu này chắc chắn nhiều nhà đầu tư và đầu cơ nhà, đất sẽ phải bán tháo nhà, đất.

    Nguy cơ ?obóng bóng? bất động sản ?oxì? rất có thể xảy ra.

    http://www.timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    Theo Quang Chung
    TBKTSG
  3. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường bất động sản: ê hề giá gốc

    Một số chủ dự án bất động sản đang ra hàng và nhắm vào những nhà đầu tư nhiều vốn hoặc người tin thị trường sẽ ấm trở lại. Chưa rõ thị trường có sôi động trở lại hay không nhưng các chủ dự án cho biết sẽ ra sức khuyến mãi, giảm giá...

    Tại các chợ địa ốc, hiện lượng nhà đất rao bán ra tiếp tục tăng mạnh, nhất là các dự án đã chuyển nhượng qua nhiều lần. Nhưng "tốc độ? giảm giá có vẻ chậm lại so với trước đó.

    Bán căn hộ có khuyến mãi

    Theo một chuyên gia địa ốc, chào hàng ở thời điểm thị trường trầm lắng này có hai loại. Loại thứ nhất là những sản phẩm "độc" (căn hộ có diện tích lớn, ở tầng cao) mà trước đây được các chủ đầu tư ghim hàng để làm giá nhưng nay thấy không ổn nên tung ra bán. Dạng thứ hai là những dự án mới.

    Chuyên gia này nói trước nay nguồn vốn triển khai dự án chủ yếu là vay ngân hàng và huy động từ khách hàng. Nhưng nay kênh ngân hàng bị thắt chặt, chỉ còn cách công bố để huy động vốn từ khách hàng để triển khai dự án đúng tiến độ, hạn chế áp lực giá vật liệu tăng...

    Tổng giám đốc một công ty kinh doanh địa ốc nói rằng chọn thời điểm này công bố dự án có lẽ các chủ đầu tư đã tính toán, cân nhắc rất kỹ về giá bán cũng như tâm lý khách hàng, làm sao để thu hút người mua. Ông đưa ra khả năng: chủ đầu tư giảm giá bán hoặc phải có chiến dịch khuyến mãi để tạo sự quan tâm của khách hàng. Nhưng đến thời điểm này, những dự án đã công bố mới là dự án nhỏ, chưa thấy sự xuất hiện dự án lớn của các đại gia địa ốc tại TP.HCM.

    Chưa có khách mua

    Trước tình hình thị trường đang tuột dốc hiện nay, một số công ty vừa bung hàng mới ra đã gặp cảnh không có khách mua.

    Tại một dự án căn hộ cao cấp thuộc Q.Tân Bình, một chủ đầu tư mới công bố bán khoảng 20 căn hộ penthouse (biệt thự trên cao) với giá 22-26 triệu đồng/m2 nhưng rất ít khách hỏi mua. Dù đã quảng cáo rầm rộ cả tuần, nhưng khi điện thoại hỏi mua thì được phía công ty cho biết vẫn còn năm căn với giá gốc từ 24,5-26 triệu đồng/m2.

    Dự án căn hộ cao cấp khác nằm cạnh bờ sông Sài Gòn (Q.Thủ Đức) của một chủ đầu tư vừa công bố khoảng một tuần cũng nằm chung số phận như vậy. Giá căn hộ của dự án này được chào bán từ 2.200-3.200 USD/m2, dù khách hàng ký hợp đồng chỉ cần thanh toán trước 10% nhưng cũng không hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn 20 căn penthouse được rao bán nhưng đến nay phía chủ đầu tư cho biết vẫn còn nhiều căn chưa bán được.

    Một dự án biệt thự đơn lập xây thô tại quận 9 của một chủ đầu tư vừa được công bố cũng rơi vào tình trạng tương tự. Với diện tích đất trên 300m2, nhà được xây dựng dạng biệt thự một trệt hai lầu, giá công ty công bố bán chỉ trên 3 tỉ đồng nhưng vẫn đang "ra sức" chào mời khách hàng.

    Chết vì... cục gạch

    Khi thị trường còn nóng sốt, nhiều người đã trúng tiền tỉ nhờ... cục gạch. Những người này đã nắm bắt thông tin và xếp hàng để tranh được suất mua căn hộ và đem bán lại. Thế nhưng khi thị trường đi xuống thì kiểu kinh doanh bằng cục gạch này không còn đất sống.

    Một nhà đầu tư cho biết đang khổ sở vì chưa đẩy năm "cục gạch" đã lỡ ôm vào. Khi chủ đầu tư chào dự án, tưởng ngon ăn như trước nên nhà đầu tư này đã mạnh dạn đặt cọc 250 triệu đồng để "xí phần" năm căn (50 triệu đồng/căn) với hi vọng bán lại kiếm chênh lệch.

    Thế nhưng, hàng giá gốc tại công ty còn chưa bán hết thì ai dám ngó đến hàng giá cao. Do thời hạn phải ký hợp đồng và đóng thêm tiền cho chủ dự án đã đến gần nên nhà đầu tư nọ cuống cuồng tìm cách đẩy hàng. Dù đã chấp nhận giảm chênh lệch so với giá gốc, thậm chí chấp nhận huề vốn nhưng vẫn không có người mua. Khả năng nhà đầu tư này bị mất tiền cọc là rất lớn vì không có số tiền lớn để đóng cho chủ dự án theo hợp đồng.

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo Địa Ốc TTO)
  4. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Thuốc Đặc trị cho Thị trường Bất Động Sản

    "Thuốc chữa" duy nhất cho "căn bệnh" giá nhà đất quá cao là đổi mới sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tài sản gắn liền, đánh lũy tiến vào các trường hợp có nhà đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng nhà đất nhiều hơn hạn mức bình quân trong xã hội.


    GS TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định như vậy khi trao đổi với VTC News.

    Năm 2008, thị trường BĐS sẽ có nhiều "thăng, giáng"

    - Nhiều người cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) của Việt Nam hiện vẫn còn manh nha, thiếu thông tin và số liệu để có thể kiểm chứng được những bước phát triển thực sự của thị trường?

    - Nếu nói rằng thị trường bất động sản (BĐS) nước ta hiện nay còn manh nha thì chắc không đúng, nhưng đúng là thiếu thông tin.

    Thực tế cho thấy, thị trường BĐS hiện nay đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, thu hút một khối lượng vốn đầu tư khá lớn. Kinh tế BĐS cũng chiếm tới 30% tỷ trọng phát triển kinh tế ở nhiều thành phố lớn. Ngay các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn đều thành lập các công ty thành viên chuyên về xây dựng, kinh doanh BĐS... Tất cả các biểu hiện như vậy cho thấy thị trường BĐS đang phát triển ở mức độ cao, đóng góp đáng kể cho quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, nên không thể gọi là manh nha.

    Nhưng rõ ràng thời gian qua các nhà đầu tư BĐS đã có những thủ thuật ghim hàng, kích giá, tạo cầu ... làm cho hàng nghìn người lao vào các cuộc "mua nhà trên giấy". "Nhiệt biểu" của thị trường luôn ở trạng thái "nhạy cảm", nóng - lạnh rất thất thường.

    Vấn đề ở đây là thị trường BĐS không chỉ thiếu thông tin mà chúng ta đang thiếu mọi công cụ quản lý đối với thị trường này. Điều đó thể hiện ở hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện nhưng xung đột không ít, hệ thống quy hoạch ngày càng phù hợp nhưng "treo" vẫn còn nhiều, hệ thống tài chính đã sát hơn với thị trường nhưng thuế BĐS vẫn nguyên như thời còn bao cấp, hệ thống hành chính đã đổi mới mạnh mẽ trên văn bản nhưng thực tế vẫn chưa đạt được độ công khai - minh bạch cần thiết.

    - Thế nhưng nhiều chuyên gia vẫn nhận định năm 2008 sẽ là năm của BĐS với những bước phát triển ngoạn mục của thị trường này. Cá nhân ông thấy sao?

    - Nếu nói rằng năm 2008 sẽ là năm của BĐS thì chưa chính xác. Tôi cho rằng 2008 sẽ là năm mà thị trường BĐS có nhiều "thăng, giáng" theo các chính sách của Nhà nước điều tiết đối với thị trường.

    Ngay đầu năm, thị trường BĐS đang chứa trong nó một nghịch lý kinh tế: giá nhà đất có xu hướng tăng lên tới đỉnh của thế giới nhưng thu nhập của người lao động vẫn còn ở nhóm đáy của thế giới. Giá nhà đất tăng cao chắc chắn từ nguyên nhân ''''cầu ảo'''' quá nhiều do nạn đầu cơ và tích trữ BĐS gây nên, người lao động ''''cần thật'''' về nhà ở chỉ còn là giấc mơ. Các "bong bóng" kinh tế trong thị trường BĐS đang lớn dần, gây tác động xấu cho quá trình phát triển kinh tế. Các nhà quản lý buộc phải có chính sách điều tiết đối với thị trường nhằm làm giảm "sốt giá".

    Mỗi một chính sách mới đều có tác động làm cho thị trường biến động ở những mức độ khác nhau. Ngay vừa qua, chính sách hạn chế các khoản vay tín dụng đối với đầu tư BĐS đã làm cho các giao dịch BĐS ngưng lại, thị trường có biểu hiện "nguội lạnh". Tiếp tục, nhiều chính sách khác trong Chỉ thị số 01/2008 về một số biện pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường BĐS đã được Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay trong Quý I năm nay cũng sẽ tác động vào thị trường. Nếu thực hiện tốt, thị trường BĐS sẽ ổn định và phát triển.

    - Thực tế là không chỉ thị trường BĐS ở Hà Nội, TP.HCM mà còn một vài TP khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Long An, những địa bàn tiếp giáp với hai đầu tàu của đất nước đều bị tác động lớn bởi sức nóng lan toả của thị trường BĐS. Theo ông thì sức ''''nóng'''' này có kéo dài, có lan rộng không hay chỉ ở một số thời điểm và một số nơi?

    - Thị trường BĐS có độ lan tỏa khá mạnh, hôm nay "sốt" đất ở thì ngày mai sẽ "lây sốt" sang các loại đất khác, hôm nay "sốt" đất tại các đô thị trung tâm thì ngày mai sẽ "lây sốt" sang các đô thị phụ cận và sau đó là các vùng khác xa hơn. Vậy việc các đô thị lớn cấp thấp hơn Hà Nội, TP. HCM hay các địa bàn phụ cận của Hà Nội, TP.HCM bị tác động "sốt" mà "sốt theo" cũng là đúng quy luật.

    Nhà đất có "sốt" lâu dài hay lan rộng không còn tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc ban hành các chính sách nhằm "cắt sốt" cho thị trường. Chính sách đúng ban hành càng sớm thì "ngăn chặn sốt" càng sớm cả về thời gian và không gian. Chính sách đúng ban hành muộn hoặc ban hành chính sách không đúng thì "sốt" giá nhà đất vẫn tiếp tục, ''''bong bóng'''' kinh tế BĐS ngày càng lớn hơn.

    Chính sách tổng hợp để ngăn chặn "sốt" giá nhà đất đã được Thủ tướng yêu cầu một số Bộ và UBND cấp tỉnh nghiên cứu, chuẩn bị như một nhiệm vụ cấp bách. Lúc này có ngăn chặn được "sốt" nhà đất hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tâm huyết và trình độ của các nhà quản lý cấp bộ và cấp tỉnh.

    Cắt dòng vốn cho vay đi đầu cơ

    - Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc các NH thương mại mua, nhưng không được sử dụng vay tái cấp vốn. Vì thế hàng loạt ngân hàng thương mại thắt chặt cho vay vốn nói chung, đặc biệt cho vay vốn đầu tư vào BĐS. Theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào đến thị trường BĐS thời gian tới đây?

    - Trong mươi ngày vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách điều chỉnh đối với thị trường tiền tệ, tập trung vào hạn chế cho vay tín dụng, nhất là thắt chặt việc cho vay vốn đầu tư vào BĐS. Hệ quả là các nhà đầu tư BĐS kêu ca, phàn nàn vì khó khăn khi bị cắt vốn vay đầu tư cho các dự án, các giao dịch trên thị trường BĐS ngưng đọng, thị trường có biểu hiện "nguội lạnh".

    Hệ quả nói trên đang xẩy ra trong thực tế nhưng lại có vẻ như biểu hiện của một nghịch lý: Đúng ra hạn chế vốn vay đầu tư BĐS tức là làm chậm tiến độ đầu tư các dự án, hệ quả tất yếu phải là giảm cung hàng hóa BĐS cho thị trường, hệ quả tiếp theo là thị trường phải "nóng" hơn do thiếu cung, nhưng trên thực tế, thị trường lại đang "lạnh" đi.

    Nghịch lý nào cũng có thể giải thích được vì cuộc sống vốn không chấp nhận bất cứ một nghịch lý nào. Như vậy, một phần khá lớn vốn vay cho đầu tư BĐS đã được sử dụng vào đầu cơ hàng hóa BĐS, cắt nguồn vốn vay là cắt đi đầu cơ, làm giảm các giao dịch có tính đầu cơ, thị trường "lạnh" đi phần đầu cơ.

    Gần đây, chính sách của Nhà nước cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án của nhà đầu tư ban đầu cho các nhà đầu tư thứ cấp đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư dự án trong việc tập trung nhiều nguồn vốn cho đầu tư, nhất là đối với các dự án lớn. Trong thực tế, chính sách này đã bị lợi dụng trong hình thức chuyển nhượng dự án đã hoàn thành, các nhà đầu tư thứ cấp lúc đó đóng vai trò nhà đầu cơ hàng hóa BĐS đã hoàn thành, được vay vốn của các ngân hàng nhưng vốn vay đó thực chất là phục vụ đầu cơ.

    Như vậy, chính sách tiền tệ về việc hạn chế các khoản vay tín dụng đang thể hiện 2 mặt: Một là gây khó khăn cho các nhà đầu tư dự án xây dựng BĐS do thiếu vốn, sẽ làm giảm cung cho thị trường, đó là mặt tiêu cực; hai là, cắt được nguồn vốn vay sử dụng vào đầu cơ BĐS, giảm được "sốt" giá trên thị trường, đó là mặt tích cực. Tiếp tục chính sách này, chúng ta ngăn được một phần lớn đầu cơ trên thị trường nhưng sẽ làm giảm cung trong tương lai cho thị trường BĐS.

    - Vậy thì với thực tế thị trường BĐS của ta hiện nay, đâu là liều thuốc "đặc trị" thích hợp nhất, theo ông?

    - Về mặt vốn cho đầu tư BĐS, các ngân hàng cần tiếp tục cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng BĐS nhằm bảo đảm cung theo đúng quy hoạch, nhất là đối với các dự án đang triển khai tích cực, đúng tiến độ. Đồng thời, các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ và ngừng hoàn toàn các khoản vay cho các nhà đầu tư thứ cấp nhận chuyển nhượng dự án đã hoàn thành. Đối với các nhà đầu tư thứ cấp nhận chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành thì phải đánh giá cụ thể phần còn phải xây dựng để cho vay ở tỷ lệ phù hợp.

    Cách làm này sẽ nâng cao hiệu quả của việc điều tiết vốn vay cho đầu tư BĐS, điều chỉnh được thị trường tiền tệ, đồng thời làm cho thị trường BĐS lành mạnh hơn, hiệu quả hơn.

    "Căn bệnh" chính của thị trường BĐS nước ta hiện nay là giá nhà đất quá cao, không phù hợp với đầu vào của sản xuất, kinh doanh (đất sản xuất, kinh doanh) cũng như không phù hợp với thu nhập của người lao động (đối với đất ở). Nguyên nhân của "căn bệnh" này là Nhà nước chưa kiểm soát được tình trạng đầu cơ nhà đất và tích trữ tiền nhàn rỗi của dân vào nhà đất; từ đó, cầu ảo tăng cao mà không cung nào tải nổi.

    "Thuốc chữa" duy nhất cho "căn bệnh" này là đổi mới sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và tài sản gắn liền, đánh lũy tiến vào các trường hợp có nhà đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng nhà đất nhiều hơn hạn mức bình quân trong xã hội. Không dùng "thuốc" này, "căn bệnh" đó sẽ ăn sâu vào "lục phủ, ngũ tạng" mà không thuốc nào trị nổi.

    - Xin cảm ơn ông!.

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo VTC News)
  5. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cần Loại Bỏ Đầu Cơ Nhà Đất ???

    Đây là khuyến cáo của Chủ tịch Tập đoàn bất động sản CapitaLand (Singapore) đối với thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.

    Đây là khuyến cáo của Chủ tịch Tập đoàn bất động sản CapitaLand (Singapore) đối với thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.

    Ngày 27-2 vừa qua, giữa CapitaLand và Công ty cổ phầnĐầu tư Nam Thăng Long và biên bản hợp tác vớiCiti Private Bank thành lập quỹ đầu tư bất động sản, với số vốn ban đầu là 300 triệu đô la Mỹ,

    Theo Ông Liew Mun Leong thì về mặt dài hạn, điều quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam phải tập trung giải quyết vấn đề đầu cơ bất động sản và không dành đất cho các nhà đầu cơ. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam phải có cơ chế tốt trong việc đấu thầu công khai và minh bạch các dự án, chọn lựa được nhà nhà thầu có nguồn tài chính tốt. Vấn đề cơ bản ở đây là thị trường bất động sản Việt Nam cần những nhà đầu tư thực sự chứ không phải là những nhà đầu cơ.

    Về vấn đề thị trường "bong bóng", cần phân biệt hai loại. Thứ nhất, nếu "bong bóng" được thổilên do nguyên nhân tài chính (đầu cơ giá) thì điều đó thực sự đáng lo ngại. Nhưng nếu "bong bóng"phình to lên do nhu cầu thực sự về nhà đất của người dân tăng cao, thì nỗ lực tăng nguồn cung để đáp ứng đủ cầu có thể giải được bài toán thị trường "bong bóng? này.

    CapitaLand quan tâm đến ba yếu tố, sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao của nền kinh tế của Việt Nam. Đây là một trong những nền kinh tế cótốc độ phát triển thuộc loại nhanh nhất trong khu vực châu Á, và tỉ lệ dân số trẻ dưới 30 tuổi chiếm đến 60%. Hàng năm tại Việt Nam có số lượng lớn những người trẻ từ nông thôn lên thành phố để tìm việc, do đó tạo ra nhu cầu nhà ở rất lớn.

    Theo dự tính của CapitaLand, trong vòng năm năm tới, Việt Nam cần đến khoảng 200.000 căn nhà để ở. Như vậy, nếu cộng cả ba yếu tố ổn định chính trị, phát triển kinh tế vĩ mô và dân số trẻ thì chúng tôi nhận thấy đây là một địa điểm đầu tư lý tưởng.

    CapitaLand với lượng tiền mặt đến 3 tỉ đô la Mỹ để có thể đầu tư vào các dự án bấtđộng sản và một khoản tiền cho vay lớn. Việc ký kết thành lập quỹ đầu tư bất động sản với Citi Private Bank giúp chúng tôi có một vị thế tốt và cân bằng.
    CapitaLand hiện đang đầu tư những dự án nhà cao cấp dành cho người có thu nhập cao tại Việt Namnên giá cao là đương nhiên. Nhưng chúng tôi cũng đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng những khu nhà ở tầm trung để đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân tại thành phố TPHCM và Hà Nội.

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo KTSGonline)
  6. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp BĐS tự cứu mình bằng việc chứng khoán hóa bất động sản

    Việc các ngân hàng đã siết chặt tín dụng cho vay BĐS. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã tìm đường sống cho mình bằng cách đẩy mạnh việc chứng chỉ hoá BĐS

    Việc các ngân hàng đã siết chặt tín dụng cho vay BĐS. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã tìm đường sống cho mình bằng cách đẩy mạnh việc chứng chỉ hoá BĐS

    Có thể kể đến trường hợp của chủ đầu tưdự án Phú Lợi (Q 8, TP.HCM). Thay vì ngồi đợi các khoản vay của ngân hàng, chủ đầu tư này đã mạnh dạn phát hành trái phiếu để ?ogiải tỏa? cơn khát vốn. Đại diện của chủ đầu tư này cho biết, mỗi trái phiếu trị giá 500 triệu đồng, sau 4 tháng chia cổ tức, dự án hoàn thành xong phần móng khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ với mức giá giảm 5% tổng giá trị.

    Một dự án khác của một công ty BĐS ở quận 7 thông báo sẽ bán trái phiếu góp vốn cho dự án (1,5 tỷ đồng/trái phiếu) với lãi suất 1%/tháng. Trước đó, Công ty cổ phần Vincom cũng đã phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp huy động vốn cho dự án khu đất vàng ở quận 1, TP.HCM. Công ty cổ phần đầu tư Masan phát hành thành công 720 tỷ đồng trái phiếu để phát triển một dự án BĐS cao cấp trên đường Trần Hưng Đạo, TP.HCM.

    Theo ông Lê HoàngChâu, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, phát hành trái phiếu hay chứng chỉ hóa BĐS là cách đã được nhiều quốc gia ở Châu Á thực hiện từ lâu. Ông Châu đưa ra trường hợp của Singapore với nhà đầu tư địa ốc danh tiếng CapitaLand (phát triển dự án The Vista ở Việt Nam). Tập đoànnày vừa liên kết với tập đoàn Lippo tung ra lượng trái phiếu trị giá 342 triệu USD cho hai dự án chung cư. Đây là lần thứ năm, CapitalLand mở rộng dòng vốn bằng cách phát phát hành trái phiếu căn hộ.

    Tại hội thảo bàn tròn mới đây do Thời báo Kinh tế Sài Gòn và CLB doanh nghiệp địa ốc (thuộc Saigon Times Club) phối hợp tổ chức, ông Vũ Công Chính, Chuyên gia tư vấn chứng khoánthuộc Công ty chứng khoánACB, cho rằng, trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn về các khoảnvay tín dụng BĐS thì phát hành trái phiếu có thể xem là một kênh huy động vốnnhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp.

    Ông Chính nêu ra một số ưu điểm của kênh huy động vốn này như : Có thể huy động vốn dài hạn từ nhiều đối tượng khác nhau như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, tập đoàntài chính... Áp dụng lãi suất linh hoạt(thậm chí thấp hơn lãi suất ngân hàng), linh động trong việc trả lãi và gốc. Ngoàira, doanh nghiệp cũng có thể chủ động hơn trongviệc quản trị tài chính bằng cách thực hiện việc mua đi bán lại trái phiếu của chính mình trên thị trường.

    Một yếu tố khác phải kể đến là việc ra đời của các quỹ đầu tư tín thác BĐS. TS Trần Du Lịch,Viện trưởng Viện kinh tế TP.HCM trước đây từng bày tỏ nổi bức xúc của mình về việc Việt Nam thiếu các quỹ đầu tư tín thác BĐS trong khi các nước ở Đông Nam Áđã phát triển rất mạnh quỹ này từ thậpniên 90.

    ?oTính cơ động và mềm dẻo của quỹ này cùngvới khả năng thu hút vốn nhanh từdoanh nghiệp, quỹ đầu tư, các cá nhân... có thể giúp các DN BDS giải nhanh bài toán khát vốn địa ốc?, ông Lịch nói.
    Còn theo chuyên gia tài chính Huy Nam, cơn sốt khát vốn ngân hàng vừa qua cho thấy các công cụ hỗ trợ thị trường BĐS của Việt Nam còn rất yếu kém nếu không muốn nói là không có gì. Ông Nam nói nếu Chính phủ sớm thúc đẩy việc thành lập các quỹ đầu tư tín thác BĐS thì khi gặp các sự cố trên thị trường tài chính các DN BĐS đã không ?ochết đứng? hay ?olúng ta, lúng túng? đi tìm nguồn vốn cho mình!

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/thitruong.aspx

    (Theo VTConline)
  7. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Nóng bỏng thị trường bất động sản Việt Nam tại nước ngoài

    Sự nóng lên của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã thu hút gần 100 nhà kinh doanh BĐS từ khắp nơi trên thế giới đến với hội thảo "Vietnam Real Estate 2008" tổ chức tại Singapore trong hai ngày 4 - 5.3. Hơn 50 doanh nghiệp trong nước cũng sang Singapore để tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài

    Nhiều doanh nghiệp hướng vào Việt Nam

    Chiếm tỷ lệ áp đảo trong thành phần tham dự là các công ty Singapore và các tập đoàn nước ngoài đặt văn phòng tại Singapore. Nhiều doanh nghiệp Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và từ những nước Tây Âu cũng đến đây tìm hiểu cơ hội làm ăn.

    Martin Lund từ công ty phát triển BĐS có cái tên rất ngộ 100% (của Đan Mạch) cho biết, anh vừa từ Bắc Âu sang và thật sự chưa biết nhiều về Việt Nam. Việt Nam là bước tiếp theo sau khi doanh nghiệp này đã có cơ sở ở Singapore. Sau gần 4 giờ tham dự hội thảo, anh cho biết có thể hướng tới một dự án phát triển khu dân cư tại tỉnh Hà Tây.

    Ken Wee, Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty Independent Projects Associates của Singapore cũng tìm đến đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư thể hiện nguyện vọng mở văn phòng ở Hà Nội. Trong khi đó, Wong Meng Fook của Tập đoàn FedEx Express muốn tìm kiếm những địa điểm để có thể phát triển BĐS cho thuê làm trung tâm hậu cần.

    Bà Len Siew Lian, Tổng giám đốc marketing của Wing Tai Property Management Pte Ltd, mong muốn tìm đối tác ở TP.HCM để kinh doanh nhà ở...

    Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, có thể thấy sự chủ động tìm kiếm đối tác nước ngoài là một trong những việc hết sức quan trọng trong giai đoạn kinh doanh BĐS ở Việt Nam trở nên hết sức sôi nổi và cạnh tranh. Một vài doanh nghiệp cho biết sang Singapore lần này là để tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết còn lại là tìm kiếm đối tác góp vốn, công nghệ hoặc góp phần đưa dự án của họ đến với khách hàng.

    Địa điểm đầu tư hấp dẫn

    Không tập trung vào hai thành phố lớn của Việt Nam là TP.HCM và Hà Nội, nơi mà giới đầu tư BĐS cho rằng đã quá nóng và muộn khi bây giờ mới đặt vấn đề đầu tư nữa vào đây, hội thảo lần này tập trung giới thiệu những cơ hội đầu tư ở những địa bàn lân cận Hà Nội như: Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng.

    Bên cạnh kế hoạch phát triển nhà ở, các tỉnh này chú trọng kêu gọi đầu tư phát triển khu công nghiệp, hạ tầng và du lịch. Thừa Thiên - Huế đặc biệt kêu gọi đầu tư vào du lịch.

    Giáo sư Tay Kheng Soon từ Tập đoàn Akitek Tenggara, người khơi mào cho nhiều doanh nghiệp Singapore đầu tư vào các dự án phát triển du lịch tại Huế và mới đây nhất là bản ghi nhớ hợp tác phát triển, quản lý sân bay quốc tế Phú Bài giữa Cụm cảng hàng không miền Trung và Tập đoàn Changi Airports International, cho biết ông rất tin tưởng vào tiềm năng du lịch của Việt Nam. Tại hội thảo, ông gần như đóng vai trò "chủ nhà" giới thiệu tiềm năng du lịch của Thừa Thiên - Huế.

    Marc Towsend, Giám đốc điều hành CB Richard Ellis Việt Nam, Zulkifli Baharudin, Giám đốc điều hành Global Biz Integrators Pte Ltd của Singapore và có hàng chục năm kinh doanh tại Việt Nam, cũng khẳng định Việt Nam đang là một địa điểm đầu tư BĐS hấp dẫn.

    Một số vướng mắc

    Trong các cuộc thảo luận ngắn của phiên khai mạc, đại diện các công ty kinh doanh, môi giới, dịch vụ pháp lý về BĐS tại Việt Nam cũng đề cập đến những vướng mắc trong hoạt động của họ.

    Bà Margaret Brooke, Tổng giám đốc điều hành Professional Property Services Ltd, trụ sở tại Hồng Kông và hoạt động tại Việt Nam hơn 15 năm qua, cho biết hoạt động quản lý và kinh doanh BĐS tại Việt Nam vẫn còn nhiều điều không rõ ràng.

    Cô Nguyễn Sương Đào, luật sư điều hành của Tập đoàn Mayer Brown JSM tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có những kế hoạch quy hoạch tổng thể rất tuyệt vời, nhưng thực hiện thì lắm bất cập. Điều đó gây khó khăn không ít cho những nhà đầu tư, kinh doanh BĐS. Còn ông David Blackhall, Giám đốc điều hành VinaCapital thì than phiền về vấn đề di dời, tái định cư để thực hiện dự án.

    Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Tạp chí Vietnam Economic Times, đơn vị phối hợp với Synergy Int''l Events tổ chức cuộc hội thảo này, khẳng định lĩnh vực BĐS Việt Nam đang trở nên rành mạch, quy chuẩn hơn. Còn Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Tây Nguyễn Văn Tứ cam kết sẽ không có trở ngại nào đối với nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với tỉnh này trong phát triển BĐS.

    Ngày mai hội thảo dành trọn ngày để các tỉnh và các doanh nghiệp giới thiệu cụ thể dự án kêu gọi đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ mong đợi nhiều hơn ở ngày thứ hai này với hy vọng sẽ tìm được những đối tác kinh doanh thích hợp tại Việt Nam.

    Sáng 4.3, trước khi diễn ra hội thảo chính thức, đoàn Việt Nam đã đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Tổng cục Tái phát triển đô thị (URA), cơ quan trực thuộc Bộ Phát triển quốc gia và chuyên trách việc quy hoạch và quản lý đất đai Singapore. Bà Mavis MC Tsoi, chuyên viên quy hoạch cao cấp của URA, đã giới thiệu quy trình quy hoạch và phát triển Singapore thành một thành phố hiện đại, gọn gàng, nhiều mảng xanh dù diện tích đất rất hạn chế và mật độ dân cư rất cao.

    Lãnh đạo các tỉnh thành và các cơ quan quy hoạch và quản lý đất đai nước ta rất ấn tượng về điều này và đặt nhiều câu hỏi. Cuộc trao đổi làm vỡ ra vấn đề cốt lõi trong quy hoạch là tầm nhìn dài hạn, sáng tạo và minh bạch, kế hoạch nhất quán và quyết liệt.

    ?oNhững hội nghị kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS cũng là điều kiện để các nhà đầu tư biết rõ hơn về hoạt động đầu tư trong nước. Nhưng cần cân nhắc nên kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nào. Ví dụ, những vấn đề quy hoạch, thiết kế các cụm công trình lớn, có tính quốc tế thì hiện nay doanh nghiệp (DN) trong nước đang yếu, rất cần có sự hợp tác hỗ trợ của DN nước ngoài.

    Tuy DN trong nước thời gian qua đã lớn mạnh về kinh nghiệm, nỗ lực tạo dựng thương hiệu nhưng còn yếu về năng lực tài chính để thực hiện các dự án. Nên khuyến khích nếu có những "bắt tay" liên doanh với DN nước ngoài để thúc đẩy dự án phát triển. Về lâu dài, các DN trong nước rất cần liên kết, hợp tác để trở thành những DN mạnh, đủ sức đối trọng, cạnh tranh lành mạnh với DN nước ngoài, thúc đẩy thị trường BĐS cùng phát triển?. (Ông Lê Hoàng Châu, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM)

    ?oTrong bối cảnh hiện nay, việc siết lại cho vay tín dụng BĐS của ngân hàng đang đặt các DN trong nước vào tình thế vô cùng khó khăn. Theo tôi, nếu kéo dài tình trạng này, sẽ có ít nhất 50% DN BĐS trong nước bị phá sản. Lúc đó, các DN nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, sẽ áp đảo thị trường. Vì vậy, việc liên kết giữa các DN trong nước với nhau cũng cần thiết, tuy nhiên chính sách của Nhà nước cũng cần phải bình đẳng.

    Tôi lấy ví dụ: trong khi mức thuế thu nhập DN đối với DN nước ngoài là 25% thì DN trong nước phải đóng 28%; hoặc một số chính sách khác như giao đất, cho thuê đất, các thủ tục về quy hoạch, xây dựng đối với DN trong nước vẫn rất nhiêu khê khiến cho sức cạnh tranh của DN trong nước bị sút giảm so với DN nước ngoài?. (Ông Nguyễn Văn Khởi, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà (Intresco))

    * Giá văn phòng cho thuê tại Việt Nam cao thứ 2 Đông Nam Á. Đó là kết quả điều tra của Công ty tư vấn bất động sản Cushman & Wakefiel (Mỹ). Việt Nam hiện giữ vị trí thứ 5 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 17 trên thế giới về các quốc gia có giá cho thuê văn phòng đắt nhất. Theo Cushman & Wakefiel, giá thuê tại các trung tâm thương mại ở Việt Nam đã tăng 40% trong năm 2007 và đạt bình quân 68 USD/m2/tháng do sự thiếu hụt nguồn cung các văn phòng hạng ưu và văn phòng hạng A tại TP.HCM. (N.Hằng)

    * Giá đất nền dự án Him Lam - Kênh Tẻ, Q.7 (TP.HCM) giảm nhưng vẫn cao. Giá nền nhà phố được giao dịch khoảng 60 - 70 triệu đồng/m2 tùy vị trí; mức giá này giảm 2 - 5 triệu đồng/m2 so với giữa tháng 1 nhưng đắt gấp 3 lần so với đầu năm 2007 (khoảng trên 20 triệu đồng/m2)... (N.Hằng)

    * Giá nhà đất khu ngoại ô Đà Nẵng ổn định. Với loại đường 7,5m, ở khu dân cư Hòa Minh 1 và 2 (Liên Chiểu, Đà Nẵng), giá giao dịch đứng từ 330 - 340 triệu đồng/lô loại 90m2; đường 5,5m giá hiện tại cũng chỉ dao động 170 - 180 triệu đồng/lô. Đường mặt tiền, diện tích 15 x 17m giá 1,9 tỉ đồng, so với hai tháng trước đó giá không chênh nhau đáng kể. (Đặng Cường Trung)

    http://timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    (Theo Thanh Niên)

Chia sẻ trang này