CEO cứu giá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi totti24794, 14/08/2007.

6046 người đang online, trong đó có 636 thành viên. 17:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 435 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    CEO cứu giá

    Khi CEO nỗ lực cứu giá
    Thứ ba, 14/8/2007, 11:15 GMT+7
    Cuộc phỏng vấn trực tuyến chiều 10/8 kéo dài trong 2 giờ rưỡi của ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc (CEO) Công ty cổ phần FPT có nội dung chủ yếu xoay quanh hiện tượng cổ phiếu của công ty này rớt giá liên tục trong thời gian qua.


    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT.
    Trong năm 2007, ông Bình là một trong hiếm hoi các CEO phải "trần tình" trước cổ đông nói riêng và công luận nói chung về chuyện cổ phiếu rớt giá.

    Cho dù nội dung cuộc trả lời phỏng vấn, theo báo điện tử VnExpress, có thêm phần chiến lược kinh doanh của tập đoàn, các câu hỏi và trả lời, lại chủ yếu nằm ở chỗ lí giải vì sao cổ phiếu xuống giá và khả năng cứu vãn của nó. Rất dễ thông cảm nỗi lo của các cổ đông FPT cũng như những người quan tâm đến vận mệnh của một công ty công nghệ thông tin đầu tiên lên sàn vì sự sa sút phong độ của công ty này nếu vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hầu bao của nhiều người, cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới thị giá của các công ty công nghệ thông tin đang chuẩn bị lên sàn.

    Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi thị giá cổ phiếu FPT xuống còn 217.000đồng/cp, thì một công ty đầu tư công bố đánh giá khá tốt về FPT, cũng như xuất hiện của vị CEO trước công luận nhằm "giảm bớt các thông tin nhiễu" như ông Bình hy vọng.

    Thông tin làm rõ tin đồn


    FPT chiếm 25% ở FPTS, 33% ở FPTC, 15% ở FPTB. Trong khi tổng số vốn của HĐQT chiếm tương ứng là 29%, 47,7% và 4,5%. Phần của tôi trong các công ty trên tương ứng là 4,3%, 6,8%, 1,1%.

    Theo Trương Gia Bình


    Với một số cổ đông FPT, cuộc trao đổi trực tuyến vừa qua, phần nào làm họ nhận thức rõ hơn, nói chính xác hơn, xác thực lại những thông tin truyền miệng ngày càng nhiều trên diễn đàn. Cam kết không bán cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị FPT có thể làm cổ đông tạm yên tâm trong suốt thời gian còn lại của năm, còn sang năm sẽ là chuyện năm tới. Và sự lo lắng của các cổ đông trước việc các đối tác nước ngoài như Texas Pacific Group hay Intel có thể ra đi, dù được ông Bình khẳng định 2 công ty này vẫn là đối tác chiến lược, cũng không làm cổ đông yên lòng. Bởi ông Bình xác định rằng, Intel có thể bán 3,75 triệucổ phiếu FPT bất cứ lúc nào mà không phải xin phép.

    Cuối cùng, ông Bình xác nhận rằng, thành viên Hội đồng quản trị của FPT có quyền mua khá lớn số cổ phiếu ở các công ty mới thành lập như chứng khoán FPT (FPTS), quản lý quỹ FTPC. Theo trả lời của ông Bình, phó chủ tịch Hội đồng quản trị FPT - ông Hoàng Minh Châu "được mua" 4 tỉ đồng cổ phiếu của FPTS, tương đương với 2,6% số vốn điều lệ của công ty này. Số vốn của các thành viên hội đồng quản trị đóng góp vào FPTS, như lời ông Bình là 29% cao hơn 4% so với vốn góp của FPT vào FPTS. Lí giải mức đóng góp thấp của FPT vào các công ty con, theo ông Bình, một phần nhằm bảo đảm an toàn tài chính, một phần là do vốn FPT không đủ.

    Ông Bình cung nêu rõ quan điểm "thà sở hữu một phần cái bánh to còn hơn sở hữu cả cái bánh nhỏ", cho nên "phải dành phần đáng kể" cho những người có thể làm chiếc bánh to lên. Vị CEO cũng cố thuyết phục công luận rằng việc dành quyền mua cổ phiếu cho các vị trong hội đồng quản trị là "tương ứng với những đóng góp trong quá khứ cũng như tương lai cho tập đoàn FPT".

    Trò chơi thông tin

    TIN LIÊN QUAN:
    Bán 225.000 cổ phiếu, Phó chủ tịch HĐQT FPT nói gì ?
    Cổ phiếu FPT bị ''xả hàng''
    Điều gì đang xảy ra đối với cổ phiếu FPT?


    Lập luận của ông Bình có đủ thuyết phục các cổ đông và công luận hay không, điều này sẽ được phản ánh đầy đủ qua giá cổ phiếu FPT trong thời gian tới.

    Hơn ai hết, vị CEO của công ty có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán hiện nay, ước tính 1,9 tỉ USD, hiểu rất rõ tầm quan trọng của thông tin trên thị trường chứng khoán. Chính vì vậy ông đã thừa nhận: "ngoài công việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt ra còn rất nhiều những việc quan trọng khác nếu không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và gây thiệt hại cho các cổ đông". Cũng chính vì vây, mà ông đã phải trả lời trực tuyến.

    Thế nhưng vài ba tháng trước, khi đại hội cổ đông FPT diễn ra, cổ đông được thông tin về các công ty con nhưng không được rõ về các cổ đông chính của công ty con. Chỉ đến hôm nay, qua lời ông Bình công bố, người ta mới biết đến hội đồng quản trị "có phần" thế nào trong các công ty con này.

    Có lẽ vì thế, mà ngay sau khi kết thúc đại hội, có ngay trên blog 1 bài phân tích khá chi tiết về FPT, trong đó có nhận định một số người đang trục lợi trên thương hiệu FPT. Người ta thấy hợp lí khi các thành viên quan trọng có phần đóng góp và sau đó, hưởng lợi, ở các công ty mới. Nhưng rất không hợp lý khi lý giải rằng, các cổ đông khác chỉ được hưởng gián tiếp qua phần vốn 15% của FPT.

    Thành quả từ số cổ phiếu FPT sở hữu đã đưa ông Bình vào danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Điều này phản ánh đúng công lao đóng góp của ông vào việc xây dựng và phát triển FPT. Xét về mặt người góp vốn, ông Bình cũng như mọi cổ đông, đều có phần tương xứng khi các công ty con phát triển. Người ta có cảm giác mất công bằng khi các vị trong hội đồng quản trị đã hưởng phần gián tiếp, nay lại trực tiếp có thêm quyền lợi trong các công ty mới.

    Ngày 13/12/2006, FPT trở thành cổ phiếu công nghệ đầu tiên lên sàn chứng khoán, với giá khớp lệnh 400.000đồng, gấp 40 lần mệnh giá. Chưa đầy 3 tháng, giá cổ phiếu đạt đỉnh 672.000 đồng (tương đương giá 448.000 đồng sau chia tách) và sau đó rơi vào giai đoạn trượt dốc từ cuối tháng 5/2007 cho đến ngày 3/8 giá cổ phiếu FPT chạm đáy 217.000đồng, giảm hơn 48,4% so với đỉnh cao.



    Một điều khó trả lời, mà bản thân ông Bình và các vị trong hội đồng quản trị đều biết, là xác định giá trị thương hiệu mà các công ty con được thừa hưởng. Điều này trong luật định chưa có, Nhưng thị trường không chờ luật định và đã phản ánh giá trị thương hiệu của FPT qua thị giá của các công ty con.

    Dù Công ty chứng khoán FPTS trong tháng 8 này mới hoạt động chính thức, giá của nó đang được giao dịch ở mức 8 - 10 so với mệnh giá. Người ta có thể hiểu được thị giá cổ phiếu Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) ở mức 15 lần, so với ban đầu dựa trên kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, đạt hơn 600 tỉ, vượt cả vốn điều lệ.

    Nhưng người ta không thể lập luận tương tự với thị giá của FPTS. Và các hợp lý nhất là dựa vào giá trị thương hiệu mà công ty con này thừa hưởng cũng như sự kỳ vọng và niềm tin của nhà đầu tư vào thương hiệu FPT.

    Trong buổi giao lưu trực tuyến, xuất hiện câu hỏi lạc điệu về chế độ lương bổng, đến từ một nhân viên FPT. Câu hỏi này khiến các nhà đầu tư phải tự hỏi: Phải chăng chế độ thông tin của công ty này đang có vấn đề, khiến người lao động phải trông chờ buổi giao lưu để đề đạt nguyện vọng. Câu hỏi tự đặt ấy càng làm rõ hơn vấn đề của FPT chính là bài toán thông tin.

    Thông tin không rõ về đường hướng phát triển cũng như các quyết định bán của các tổ chức đầu tư đã ảnh hưởng nhiều đến quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường. Thông tin tạm hoãn về chia cổ tức theo tỉ lệ 2: 1 khiến nhà đầu tư thêm nghi ngại. Liệu các thông tin rõ ràng từ buổi trực tuyến lần nàycó giúp nhà đầu tư nhận rõ đâu là bản chất của một công ty công nghệ hay dịch vụ, cũng như cái tâm và tầm của đội ngũ lãnh đạo trong hoạch địch chiến lược? Điều này thì thị trường sẽ cho đáp án chính xác trong thời gian tới.

Chia sẻ trang này