[Châm ngôn đầu tư] "Một cơ hội mà mọi người đều biết rộng rãi thì khó có thể là món hời nữa, ngài H.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi The_Messenger, 05/11/2024.

7789 người đang online, trong đó có 1036 thành viên. 10:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 921 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. The_Messenger

    The_Messenger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2018
    Đã được thích:
    515
    [Châm ngôn đầu tư] "Một cơ hội hay một thông tin quan trọng mà tất cả mọi người đều biết rộng rãi thì nó sẽ khó có thể là một món hời nữa", ngài Howard Marks

    @Châm ngôn đầu tư trích từ memo "Everyone Knows", năm 2007 và các bài viết, phỏng vấn liên quan của ngài Howard Marks về chủ đề "second-level thinking"

    @S.A.F.E, đầu T11/2024: Gần đây khi trải nghiệm quan sát những thương vụ special-situation nổi bật trên TTCK - thứ mà giới đầu tư nội địa Việt Nam hay gọi là các "game tài chính" của những conglomerate có quy mô khá lớn trên thị trường, chúng tôi chợt nhớ đến một chủ đề rất hay của ngài Howard Marks, nó không đâu khác chính là: tư duy cấp độ 2nd - "second-level thinking".

    Những game tài chính trên làm chúng tôi nhớ đến một trải nghiệm của chính bản thân chúng tôi cách đây vài năm trước, khi hàng loạt môi giới ở các CTCK lớn với thương hiệu mạnh - gọi trực tiếp điện thoại cho chúng tôi, chào mời một thương vụ IPO trong lĩnh vực thực phẩm tươi sống, có thể vươn tầm Đông Nam Á, ở mức giá đâu đó [75-76], hứa hẹn sẽ sinh lời nhanh chóng lên [90-100] ngay sau khi lên sàn (?!)

    Khi đối diện với một tình huống tiêu biểu như vậy, những người tư duy cấp độ 1 & cấp độ 2 sẽ có hai luồng suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau:

    - Người tư duy cấp độ 1: Đây quả là cơ hội tuyệt vời, tôi có thể kiếm được lợi nhuận 20%-30% nhanh chóng chỉ vài tháng sau khi DN lên sàn! Tôi sẽ bán tất cả cổ phiếu khác để mua vào thương vụ này!

    - Người tư duy cấp độ 2: Tại sao cơ hội nầy lại được chào mời trực tiếp qua điện thoại cho tôi? Tại sao khối Tự doanh CTCK của người broker gọi cho tôi & Ban lãnh đạo giầu có của DN đó với tài sản ròng cá nhân hàng nghìn tỷ, thậm chí lên đến vài chục nghìn tỷ VNĐ lại không mua vào? Họ hoàn toàn có thể dễ dàng vay ngân hàng hoặc vay cầm cố để tài trợ cho thương vụ đó nếu nó thực sự đem lại lợi nhuận 20%-30% trong thời gian ngắn? Tại sao họ phải nhọc công chào bán cho từng NĐT cá nhân nhỏ lẻ với quy mô vốn chỉ vỏn vẹn vài trăm triệu đến vài tỷ VNĐ? Phải chăng mức giá họ chào cho tôi đã quá cao so với giá trị thực? Cơ cấu nợ vay và rủi ro tài chính của DN đó là gì? Có điều gì đó quan trọng mà tôi không biết ở đây? Liệu có phải chính khối Tự doanh CTCK và Ban lãnh đạo DN đó đang bán cho tôi khối lượng cổ phiếu khổng lồ??

    Và như quy luật tất yếu, thương vụ IPO đó đã thất bại nặng nề, giá cổ phiếu chia ba đến chia bốn (giảm -67% đến -75%) từ mức giá họ chào bán chúng tôi cũng không nhớ rõ nữa...

    Có thể thấy, những người tư duy cấp độ 2 là những người mà ngài Howard Marks mô tả luôn tuân thủ chủ nghĩa hoài nghi (skepticism) tột độ, anh ta luôn nghi ngờ động cơ lợi ích cá nhân của các bên, luôn đặt những câu hỏi tại sao, luôn kỷ luật/cẩn trọng kiểm tra mối quan hệ giữa giá cả của chứng khoán so với giá trị thực (*)

    [​IMG]

    Trong khi ở chiều ngược lại, những người tư duy cấp độ 1 chấp nhận mọi thông tin ở bề mặt, tin tưởng mọi thứ họ được nghe bảo, nghĩ rằng TTCK & giới tài chính thực sự dễ dàng và con đường thẳng tắp một cách đơn giản.

    Ở phần Kết luận dưới, chúng tôi sẽ đưa ra luận điểm mạnh mẽ rằng tại sao niềm tin vào một TTCK dễ dàng, ít khốc liệt đó của những người tư duy cấp độ 1 là cực kỳ sai lầm...
    ---------------------------
    *Khi tất cả mọi người đều biết (Everyone Knows), ngài Howard Marks

    *Kết luận bởi S.A.F.E: (1) Sự cạnh tranh kinh ngạc của thời đại Internet - Smartphone - AI ngày nay (2) Động cơ lợi ích cá nhân của loài người "human incentives", NĐT giá trị chúng ta buộc phải trở thành "second-level thinkers" nếu muốn sống sót/tồn tại trên thị trường đầy khốc liệt nầy (*)
    ---------------------------
    ...Để tồn tại và sống sót trong một TTCK ngày càng cạnh tranh cực độ với lượng cơ hội - hàng hóa niêm yết hạn chế, ngày càng nhiều thủ đoạn bất chấp để kiếm lợi nhuận alpha ngày nay, NĐT giá trị/NĐT cá nhân chúng ta buộc phải rèn luyện được tư duy cấp độ 2 (second-level thinking). Chúng ta buộc phải luôn hoài nghi, luôn đặt câu hỏi "Tại sao" quan trọng về động cơ của người bán, luôn tò mò tìm tòi mọi rủi ro, luôn kỷ luật đòi hỏi biên an toàn giữa giá cả so với giá trị thực (*)

    Có như vậy, chúng ta mới tránh được những cạm bẫy, những lừa lọc, những "cây thông" kinh khủng đầy rẫy trên TTCK, từ đó mới có thể thực sự chạm được đến kỳ quan lãi kép hằng mong mỏi...

    Chi tiết tại: https://tinyurl.com/367kpdw4

    Saigon, nhân ngày Thứ hai đen tối (Black Monday) - 04.11.2024, bởi S.A.F.E - TGN
    Paladin1987, LVFFUNDkiemkhach188 thích bài này.
  2. The_Messenger

    The_Messenger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2018
    Đã được thích:
    515
    @S.A.F.E, đầu T11/2024: Gần đây khi trải nghiệm quan sát những thương vụ special-situation nổi bật trên TTCK - thứ mà giới đầu tư nội địa Việt Nam hay gọi là các "game tài chính" của những conglomerate có quy mô khá lớn trên thị trường, chúng tôi chợt nhớ đến một chủ đề rất hay của ngài Howard Marks, nó không đâu khác chính là: tư duy cấp độ 2nd - "second-level thinking".

    Những game tài chính trên làm chúng tôi nhớ đến một trải nghiệm của chính bản thân chúng tôi cách đây vài năm trước, khi hàng loạt môi giới ở các CTCK lớn với thương hiệu mạnh - gọi trực tiếp điện thoại cho chúng tôi, chào mời một thương vụ IPO trong lĩnh vực thực phẩm tươi sống, có thể vươn tầm Đông Nam Á, ở mức giá đâu đó [75-76], hứa hẹn sẽ sinh lời nhanh chóng lên [90-100] ngay sau khi lên sàn (?!)

    Khi đối diện với một tình huống tiêu biểu như vậy, những người tư duy cấp độ 1 & cấp độ 2 sẽ có hai luồng suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau:

    - Người tư duy cấp độ 1: Đây quả là cơ hội tuyệt vời, tôi có thể kiếm được lợi nhuận 20%-30% nhanh chóng chỉ vài tháng sau khi DN lên sàn! Tôi sẽ bán tất cả cổ phiếu khác để mua vào thương vụ này!

    - Người tư duy cấp độ 2: Tại sao cơ hội nầy lại được chào mời trực tiếp qua điện thoại cho tôi? Tại sao khối Tự doanh CTCK của người broker gọi cho tôi & Ban lãnh đạo giầu có của DN đó với tài sản ròng cá nhân hàng nghìn tỷ, thậm chí lên đến vài chục nghìn tỷ VNĐ lại không mua vào? Họ hoàn toàn có thể dễ dàng vay ngân hàng hoặc vay cầm cố để tài trợ cho thương vụ đó nếu nó thực sự đem lại lợi nhuận 20%-30% trong thời gian ngắn? Tại sao họ phải nhọc công chào bán cho từng NĐT cá nhân nhỏ lẻ với quy mô vốn chỉ vỏn vẹn vài trăm triệu đến vài tỷ VNĐ? Phải chăng mức giá họ chào cho tôi đã quá cao so với giá trị thực? Cơ cấu nợ vay và rủi ro tài chính của DN đó là gì? Có điều gì đó quan trọng mà tôi không biết ở đây? Liệu có phải chính khối Tự doanh CTCK và Ban lãnh đạo DN đó đang bán cho tôi khối lượng cổ phiếu khổng lồ??

    Và như quy luật tất yếu, thương vụ IPO đó đã thất bại nặng nề, giá cổ phiếu chia ba đến chia bốn (giảm -67% đến -75%) từ mức giá họ chào bán chúng tôi cũng không nhớ rõ nữa...

    Có thể thấy, những người tư duy cấp độ 2 là những người mà ngài Howard Marks mô tả luôn tuân thủ chủ nghĩa hoài nghi (skepticism) tột độ, anh ta luôn nghi ngờ động cơ lợi ích cá nhân của các bên, luôn đặt những câu hỏi tại sao, luôn kỷ luật/cẩn trọng kiểm tra mối quan hệ giữa giá cả của chứng khoán so với giá trị thực (*)

    [​IMG]

    Trong khi ở chiều ngược lại, những người tư duy cấp độ 1 chấp nhận mọi thông tin ở bề mặt, tin tưởng mọi thứ họ được nghe bảo, nghĩ rằng TTCK & giới tài chính thực sự dễ dàng và con đường thẳng tắp một cách đơn giản.

    Ở phần Kết luận dưới, chúng tôi sẽ đưa ra luận điểm mạnh mẽ rằng tại sao niềm tin vào một TTCK dễ dàng, ít khốc liệt đó của những người tư duy cấp độ 1 là cực kỳ sai lầm...
    The_Messenger đã loan bài này

Chia sẻ trang này