Chào các ACE khong co CP giá ảo mà chi co ..........?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdao, 18/04/2007.

7409 người đang online, trong đó có 963 thành viên. 13:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 281 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    Chào các ACE khong co CP giá ảo mà chi co ..........?

    Trong những tháng đầu năm, giá CP lên quá cao và đã có nhiều thông tin nhận định đó là giá "ảo". Tuy nhiên, thạc sĩ Lâm Minh Chánh, nghiên cứu sinh tiến sĩ về chứng khoán của Viện Công nghệ châu Á (AIT), tại buổi hội thảo khẳng định không hề có khái niệm "giá ảo" hay "giá trị ảo". Trong thực tế và cả lý thuyết kinh tế, chỉ có khái niệm và định nghĩa về "giá thị trường" - là giá chấp nhận mua bán và "giá trị thực" - là

    những gì ta nhận được từ CP. Cũng theo ông Chánh, đối với các nhà kinh doanh CP theo trường phái chuyên về phân tích kỹ thuật thì chỉ có giá CP cao hay thấp. Còn đối với NĐT dài hạn, NĐT theo giá trị thật thì khi giá CP vượt quá giá trị thực gọi là over-priced (giá thị trường được đánh giá cao hơn giá trị thực) chứ cũng không gọi là giá ảo. Giá trị thực của CP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quyết định đầu tư của NĐT theo trường phái giá trị.

    Như vậy, làm thế nào để xác định được giá trị thực của một CP? Theo ông Lâm Minh Chánh, giá trị thực của CP được xác định theo một số nguyên tắc như theo cổ tức, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ số giá thị trường so với lợi nhuận (PE), tỷ số giá thị trường so với doanh số, tỷ số giá thị trường so với giá trị sổ sách, công ty có thể "xẻ thịt được" (khi chia nhỏ mà giá trị cao hơn)... Trên thực tế, các NĐT sẽ phối hợp 2, 3 phương pháp để tìm ra giá trị thực của một CP nào đó. Thế nhưng, không phải mọi CP có giá thị trường cao hơn giá trị thực đều là "hàng xấu" mà sẽ có trường hợp ngoại lệ. Đó là CP tăng trưởng (sức bật mạnh) và CP có hiệu ứng hàng hiệu (công ty có mức vốn hóa cao, có thương hiệu tốt hoặc có ban lãnh đạo giỏi có tầm nhìn chiến lược...).

    Do đó, lời khuyên của ông Lâm Minh Chánh đưa ra cho NĐT là hãy giữ lại hoặc tự tin mua vào những CP có giá trị thực bằng hay cao hơn giá thị trường hoặc CP có mức độ tăng trưởng cao và CP có hiệu ứng hàng hiệu.

    Ông Lê Châu Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Đào tạo quản trị quốc tế cho rằng, cần phải có một cách nhìn mới về đầu tư chứng khoán trong thời điểm hiện nay. Ngoài việc nắm vững các kiến thức căn bản, tìm hiểu cách dự đoán kỳ vọng, tuân thủ một số nguyên tắc thì NĐT nên tập trung vào chiến lược thay vì chiến thuật. Chiến lược đó được tính theo năm tài chính (dài hạn) hơn là từng ván và NĐT phải biết chấp nhận "tồn kho", kiên nhẫn và giới hạn sự thua lỗ.

Chia sẻ trang này