Châu Á an toàn trước sóng gió tín dụng ở Mỹ*****************

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hazi, 17/08/2007.

3630 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 01:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 371 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. hazi

    hazi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Châu Á an toàn trước sóng gió tín dụng ở Mỹ*****************

    Thứ Sáu, 17/08/2007, 06:56

    Châu Á an toàn trước sóng gió tín dụng ở Mỹ

    Cơn sóng gió tín dụng ở Mỹ vừa qua hầu như không tác động trực tiếp đến Châu Á và thị trường chứng khoán tại khu vực này đã trở thành nơi an toàn cho các nhà đầu tư quốc tế còn e ngại.

    Trong thời gian qua, các ngân hàng Châu Á đã được trang bị tốt hơn để đối phó với những cơn căng thẳng về tín dụng. Họ đã đầu tư nhiều vào việc cải thiện hệ thống quản lý rủi ro và điều tiết thị trường sau cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính năm 1997 ở Đông Á. Trong các phòng của Giám đốc thậm chí đã xuất hiện cả văn hoá quản lý công ty.

    Các bảng cân đối tài chính nói chung đang trong trạng thái tốt nhờ tăng trưởng tiêu dùng lành mạnh và luồng tài chính rẻ trên thị trường tiền tệ toàn cầu từng làm cho các hệ thống ngân hàng dư khả năng thanh khoản.

    Các luồng vốn đổ vào Đông Á, nơi có các nền kinh tế phát triển nhất khu vực, đã lên tới con số kỷ lục 269 tỷ USD trong năm 2006. Điều đáng lo ngại, nếu có, ở đây là những nguồn tài chính phong phú này dễ gây ra những biến động về tỷ giá tiền tệ cho một số nền kinh tế khi xuất hiện tình trạng rút vốn mạnh, như người ta thường thấy trong các đợt rối loạn thị trường trước đây. Thế nhưng ông Jong-Wha Lee, Trưởng Phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB, cho biết mặc dù mối lo sợ về sự sụp đổ của thị trường tín dụng tăng lên, "chúng ta không hề thấy các nhà đầu tư ngắn hạn có xu hướng rút tiền ra khỏi Châu Á vào thời điểm này".

    Các ngân hàng cũng đã cải thiện được mô hình kinh doanh và chất lượng tài sản bằng cách đề phòng trước những tài sản dễ bị nguy hiểm. Về mặt này, ADB cũng lưu ý một điểm là các hệ thống tài chính, đặc biệt ở Thái Lan và Inđônêxia, có thể chưa tiết lộ đầy đủ những khoản cho vay khó đòi, điều này dễ dẫn đến tình trạng tỷ lệ nợ xấu bất ngờ tăng vọt một khi kinh tế sa sút.

    Số tiền mặt đổ vào Châu Á trong năm 2006 có thể "đã tìm đường vào các kho dự trữ ngoại tệ", nhưng phần chạy vào các quỹ tự vệ hay các công cụ tài chính dễ biến động khác thì chưa rõ, nên trong các thị trường cổ phiếu và trong giới quản lý tiền tệ Châu Á vẫn còn còn có yếu tố không chắc chắn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng Moody''s và Standard & Poor''s (S&P) đều nói rằng các ngân hàng Châu Á đã không trực tiếp cho các nhà cho vay cầm cố Mỹ vay tiền.

    Có lẽ dễ gặp nguy hiểm nhất là những người nắm giữ chứng khoán có tài sản cầm cố hỗ trợ (MBS) và những ngân hàng và các nhà môi giới bảo hiểm đồng bảo trợ nợ (CDO). Tuy nhiên số này không nhiều và khả năng dự trữ ngoại tệ của họ thừa đủ để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.

    Theo các nhà phân tích thị trường, phần lớn các quỹ ở Châu Á không mặn mà với kênh tín dụng CDO mặc dù kênh này cho lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn, nên Châu Á không có gì phải bận tâm về lĩnh vực này. Giới phân tích nhận định cơn cuộc khủng hoảng lòng tin tại Mỹ sẽ không kéo dài và sẽ không có chuyện thị trường tài chính Mỹ sụp đổ. Tình hình xây dựng nhà cửa ở Mỹ cho thấy sức ép tín dụng sẽ lên đến đỉnh cao vào tháng 10 này và cơn rối loạn chắc chắn sẽ qua đi vào cuối năm nay.

    Ở Đông Á, cơn sóng động có dội đến một số thị trường, nhưng tình hình đã lắng dịu trở lại. Còn các thị trường khác hiện đang rất thuận lợi, nhất là những thị trường có đủ khả năng thanh khoản, ít phụ thuộc vào nguồn quỹ bên ngoài và có cán cân thanh toán ở vị thế mạnh, như Xingapo và Hồng Công. Hai nền kinh tế này có thể đáp ứng các nhu cầu tài chính của họ thông qua chính các thị trường vốn của mình và có các kế hoạch tài chính thận trọng.

    Malaixia cũng được lợi từ việc kiểm soát vốn từ năm 1997 để điều tiết các luồng vốn và có một thị trường thuận lợi cho các chính sách kinh tế của chính phủ. Trung Quốc đang là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn không thể cưỡng lại được đối với các nhà đầu tư. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng 130% kể từ thập kỷ trước, lên 1.100 tỷ USD, đủ để bảo vệ họ trước các sức ép từ bên ngoài. 63 quỹ đầu tư khu vực của nước này đã tăng 7,44% trong tháng 7 và 33,86% kể từ tháng 7/06, những mức tăng ngoạn mục nhất thế giới.

    TTXVN
  2. OTC_Broker

    OTC_Broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Đã được thích:
    0
    thôi thế là tuần sau Tăng roài...

    các bác hô hào cho nó xuống nữa đi, em vẫn chưa gom đủ hàng.
  3. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
  4. hazi

    hazi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai sẽ up mạnh

Chia sẻ trang này