Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tiếp tục giảm 0,76% - Chính thức bòng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi robinhoodhn, 25/11/2008.

5930 người đang online, trong đó có 749 thành viên. 17:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 622 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tiếp tục giảm 0,76% - Chính thức bòng

    Xin mạn phép trích bài từ một website khác. Rất xin lỗi tác giả vì sự vi phạm bản quyền này....

    + Giảm phát (Deflation)
    Giá cả đi xuống: Đây là điều lo ngại hơn là mừng rỡ

    Giá bán lẻ (CPI) được tường trình trong tuần cho biết là đã đi xuống 1%, một con số kỷ lục. Đây là một tin vui cho người tiêu thụ khi họ có thể tiết kiệm được ít nhiều trong việc mua sắm nhưng đối với các người phân tích kinh tế thí đây là triệu chứng cho biết là tình trạng giảm phát (deflation) có thể đã bắt đầu. Và nó là một con bệnh rất tệ trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay.

    Hiện nay chúng ta đang ở trong một thời kỳ kinh tế bất bình thường. Hằng ngày luôn có những tin mới, thật sự rất khác lạ và chúng ta rất không biết phải phản ứng như thế nào vì chúng ta không thấy nó trong một khoảng thời gian dài khá lâu. Chỉ vì giá dầu rớt xuống chúng ta được nhìn thấy Giá bán lẻ (CPI) lần đầu tiên rơi xuống lớn nhất từ năm 1947.

    Đối với những người tiêu thụ như chúng ta, giá cả đi xuống là điều mừng rỡ trong hoàn cảnh kinh tế đi xuống bây giờ. Nhưng cùng nhìn vào con số này, các Ngân Hàng Trung Ương, Giám Đốc hãng xưởng và các chuyên gia về kinh tế lo ngại là chúng ta đang bắt đầu đi vào thời kỳ giảm phát. Nếu chúng ta tự hỏi là tại sao nó lại có thể là điều xấu, chẳng ai dám mắng bạn là thiếu hiểu biết đâu, tôi có thể cho bạn một tí tin tức để bạn có thể phỏng đoán: Lần cuối cùng chúng ta bị giảm phát là trong thời kỳ của Tổng Thống Herbert Hoover.

    Con số Giá bán lẻ giảm xuống 1% và kỷ lục trong 61 năm là do sức ép của tình trạng tài chánh tệ hại xẩy ra. Người tiêu thụ hiện nay rất lo sợ bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hậu quả chung là họ không tiêu thụ nhiều nữa và làm cho giá cả không còn ổn định. Theo Donald Kohn, Vice Chairman of the Federal Reserve, thì sự may rủi của tình trạng giảm phát hay sự tiếp tục giảm giá ngày càng gia tăng. Những điều này không đến một cách đột ngột. Cách đây 4, 5 tháng chúng ta đã thấy nó xuất hiện nhưng rất nhỏ, bây giờ nó đến với một sức mạnh, tuy nhiên so sánh với quá khứ thì nó vẫn còn là một chỉ số tương đối. Nhìn kỹ vào bản tường trình thì chúng ta thấy là mặc dù nó đã được loại bỏ giá xăng dầu và thực phẩm, chúng ta thấy ngày càng đi xuống giá cả của các sản phẩm trong tương lai.

    Mùa tiêu xài bắt đầu đến tại Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy các cửa hàng sẽ phải đại hạ giá để có thể hấp dẫn được người đi mua trong thời buổi kinh tế hiện nay. Cái tệ hại của giảm phát là sau khi phải cắt giá đến mức độ chưa từng thấy, các cửa tiệm bán lẻ có lẽ phải tiếp tục cắt giá sau mùa Giáng Sinh, tháng này qua tháng nọ, nếu tiếp tục như vậy, chúng ta đã bắt đầu vào chu kỳ giảm phát mà không hay. Tại sao chúng ta bị giảm phát? Chỉ vì tình trạng kinh tế quá yếu. Khi kinh tế quá yếu, thất nghiệp sẽ gia tăng và đây là điều xấu ảnh hưởng trực tiếp vào nền kinh tế... Và điều này sẽ xẩy đến giảm phát mạnh hơn? và thất nghiệp sẽ lên cao hơn... Và tất cả sẽ đẩy người tiêu thụ vào nợ nần nhiều và phá sản... như chúng ta đã thấy hơn $860 tỉ dollars nợ nần của người tiêu thụ và nợ học của sinh viên đã không trả được gần đây.

    [​IMG]

    Giảm phát (Deflation) dẫn đến một tình trạng nguy hiểm

    Ngay lúc này người tiêu dùng hưởng lợi khi giá cả giảm xuống nhưng họ chưa nhìn thấy hiểm họa của giảm phát bởi vì khi nó đến, nó sẽ đến rất lẹ. Nếu bạn chỉ nghĩ là người tiêu thụ sẽ gặp khó khăn không thôi, chưa chắc đúng như vậy, thật ra các công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Họ tùy thuộc rất nhiều vào tín dụng (credit). Khi có sự sụp đổ của giá bán lẻ và không còn có nhiều tiền để vay mượn lúc cần thiết sẽ trở thành một tình trạng nguy hiểm không ai muốn nghĩ đến.

    Để chứng minh cho tình trạng kinh tế ngày nay thay đổi rất lẹ: Nhìn vào giá dầu lên con số kỷ lục vào tháng 7 với khoảng $147 một barrel, ai cũng lo sợ lạm phát, không một ai nghĩ đến giảm phát nhưng bây giờ nó là câu chuyên để nói của các nhà kinh tế. Thử nghĩ khi các món nợ ngày càng trở nên quá cao các hãng xưởng không còn muốn nợ nần nữa, đặc biệt là giảm phát lại mang xuống số tiền thu nhập của họ. Nhiêu người phải nhớ rằng chính là giảm phát đã mang trị giá nhà của họ đi xuống. Khi không còn đủ sức trả tiền nợ nhà nữa, họ sẽ bị xiết nợ, và có nghĩa là ngân hàng sẽ lỗ lã. Nó sẽ kéo theo tình trạng ngân hàng sẽ thắt chặt vay mượn và kết quả là nó sẽ kéo nguyên cả nền kinh tế đi xuống.

    Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xẩy ra tương tự như vậy cho các công ty trong nước. Nghĩ đến chuyện gì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Phải nghĩ đến con nợ giảm phát (debt-deflation) xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng năm 1933. Bây giờ chúng ta hãy thử nghĩ bi thảm hóa vấn đề một chút. Ngoại trừ phải có những biện pháp kịp thời và thích ứng để ngăn chặn giá cả tiếp tục đi xuống như chúng ta nhìn thấy nó đã xẩy ra trong cuộc khủng hoảng năm 1932, 1933 và có thể tiếp tục đi xuống thêm nữa trong nhiều năm. Tưởng tượng như con tầu bị nghiêng từ từ cho đến lúc hoàn toàn bị lật úp. Thế thì làm cách nào để có thể cứu con tầu này. Một biện pháp với một danh từ mới là reflation (nhớ là chữ này không phải inflation). Thế thì reflation nghĩa là gì, bạn có nhớ đến The Fed Ben Bernanke không? Ông ta có nói đến một tình trạng có thể xảy ra như vậy vào năm 2002, và với một biện pháp in thật nhiều tiền, quang tiền ra khỏi máy bay. Bạn có thấy chính phủ Hoa Kỳ và các nước trên thế giới kể cả Trung Quốc làm như hiện nay không? Họ quang cả ngàn tỉ ra khỏi của sổ máy bay và hy vọng có người lấy tiền này tiêu xài và để tránh giảm phát.

    + Kinh tế trong nước

    Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 2809/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản từ 12% xuống còn 11%, đây là lần giảm thứ ba trong vòng một tháng. Các mức lãi suất mới sẽ chính thức áp dụng vào ngày 21-11. Như vậy, mức lãi suất tối đa mà các ngân hàng cho vay chỉ còn 16,5%/năm.

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số 2810/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm xuống 10%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ 13%/năm xuống 12%/năm.

    Một lần nữa, dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lại được cắt giảm thêm hai điểm phần trăm nhằm tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng. Đối với các ngân hàng quốc doanh (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, dự trữ bắt buộc giảm từ 10% xuống 8% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 4% xuống 2% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

    Đối với Agribank, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam giảm từ 7% xuống 5% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, và từ 3% xuống 1% đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các ngân hàng cổ phần nông thôn và quỹ tín dụng nhân dân trung ương cũng giảm từ 3% xuống 1% đối với tất cả các loại tiền gửi.
  2. quy1001

    quy1001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Đã được thích:
    24
    Các bác cho hỏi, năm 2006 LSCB là bao nhiêu ấy nhỉ?
  3. adminx1

    adminx1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
  4. Cyberart

    Cyberart Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Đã được thích:
    13

    Hay
  5. bitter_failure

    bitter_failure Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Đã được thích:
    131
    không nhớ
  6. ngheoviCK

    ngheoviCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Đã được thích:
    12
    2006 ko ai quan tâm LSCB bác ạ. Nếu ko nhầm nó là 9% đó bác.
  7. quy1001

    quy1001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Đã được thích:
    24
    Lúc thấp nhất ý, có bác nào nhớ không nhỉ?
  8. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Em nhớ không nhầm thì khoảng 8.5%
  9. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy vừa ra Thông báo số 3417/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam (VNĐ), áp dụng từ ngày 1/5/2006 như sau:

    Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,25%/năm; lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,50%/năm; lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 4,50%/năm.

    Được robinhoodhn sửa chữa / chuyển vào 18:02 ngày 25/11/2008
  10. trungisme

    trungisme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    7
    vẫn đang lo lạm phát nên vẫn bơm tiền ra thị trường 1 cách thận trọng chứ lại lo sợ giảm phát thì đúng là buồn cười muốn bơm thêm tiền ra ngoài lúc nào chả được. LS 11% vẫn còn cao giảm tiếp cho các doanh nghiệp đơ khó khăn. tiền lại đổ vào CK

Chia sẻ trang này