Chiếc bánh vẽ WTO và câu chuyện tăng trưởng GDP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi protein66, 19/05/2008.

8961 người đang online, trong đó có 1051 thành viên. 15:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 990 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. protein66

    protein66 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    422
    Chiếc bánh vẽ WTO và câu chuyện tăng trưởng GDP

    Bàn về WTO

    Trong thời gian vừa qua, đâu đâu cũng thấy bàn về 3 chữ WTO, chúng ta đã là thành viên của WTO, chúng ta phải thế này chúng ta phải thế kia, chúng ta đứng trước thách thức, đứng trước những cơ hội cực kỳ lớn...
    Mọi người tô vẽ cái gọi là WTO như một chiếc bánh ngon lành, và dường như chúng ta chỉ việc chờ chiếc bánh đó rơi vào miệng, chúng ta đã lý tưởng hoá, đã đề cao quá mức về WTO, Trong tài liệu chính thức của WTO giới thiệu về tổ chức này, ?oAn introduction to the World Trade Organization?, có đưa ra một câu chuyện vui làm định nghĩa, đại ý trong một cuộc thảo luận về WTO, những thành viên đang tràn đầy ý tưởng, nói rằng WTO phải làm cái này, WTO phải làm cái kia. Nhưng có một thành viên bỗng nhiên cắt lời: ?oChờ chút, WTO là một cái bàn. Mọi người ngồi xung quanh cái bàn đó để đàm phán. Các anh có thể trông đợi một cái bàn sẽ làm gì??
    Nhìn từ khía cạnh cách nói của câu chuyện, chính thức vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam chính thức có một chỗ ngồi trên bàn đàm phán, có thể cất lên tiếng nói của mình, đòi hỏi những quyền lợi cho quốc gia mình. Nhưng trọng lượng của tiếng nói đó lại phụ thuộc rất nhiều vào nội lực kinh tế và sức cạnh tranh của mỗi quốc gia.
    Thế nhưng, ngay cả sau khi vào WTO, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với một thực tế là Việt Nam, cho dù đã có những thành tựu lớn về kinh tế, hiện vẫn ở một vị trí rất thấp trong bản đồ kinh tế thế giới.
    Mục tiêu của chúng ta là gì? Là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh? Vậy thử nhìn lại xem trong thời gian qua chúng ta đã đạt được điều gì? Tăng trưởng cao? Những con số chỉ mang ra " loè" những người thiếu trình độ, ai cũng hiểu rằng điều quan trọng nhất phải là đời sống của nhân dân được cải thiện, đó mới là thực chất của sự phát triển, chứ không phải là những con số rỗng tuếch, khi mà GDP tăng nhưng tiêu dùng người dân không tăng, tức là dân vẫn nghèo, điều đó đồng nghĩa với việc chi tiêu của chính phủ tăng nhiều, các dự án đầu tư vào nước ta nhiều, nhiều thật đấy nhưng hiệu quả là bao nhiêu? Điều này ai cũng hiểu. THêm vào đó nếu như ta không bàn đến chất lượng của con số GDP thì nếu so sánh với các nước đã từng phát triển thì thế nào??? Tôi chỉ có 3 chữ để nói " quá khiêm tốn"
    Có rất nhiều nước đã từng trải qua quá trình phát triển như nước ta và họ đã từng phát triển với tốc độ trung bình hơn 10%/ năm và liên tiếp trong cả chục năm, vậy ta thử so sánh xem ta đã cao hay chưa? Chúng ta phát triển trên cái gốc yếu kém, nhưng lại đem so với cái gốc to lớn của các nước khác, có thể hình dung một công ty đang làm ăn trên bờ thua lỗ, năm nay may mắn không lỗ mà lãi 10.000 đồng, năm sau ta chật vật lãi được 100.000, vậy là ta lãi gấp 10 lần, như vậy có cao không??? so với những công ty khác năm trước lãi hàng 10tr usd và năm sau " chỉ " lãi 15tr usd???
    Những nước đã phát triển tột bậc ví như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, vì thị trường đã khai thác gần như hết, công suất đã chạy chạy đến mức độ giới hạn nên tăng trưởng hàng năm thấp là chuyện dễ hiểu, nhưng nước ta chỉ mới bước vào ngưỡng cửa phát triển, cái ngưỡng cửa mà các nước trên thế giới đã từng trải qua, thì cái tốc độ này là quá khiêm tốn, chưa kể lạm phát gia tăng, đời sống nhân dân thực ra là nghèo đi, với giá cả leo thang như hiện nay thì những người nghèo không có cái mà ăn, những gia đình khá hơn một chút thì trước kia có thịt cá để ăn thì có lẽ giờ chủ yếu là rau và đậu...Như vậy có phải là phát triển???
    Tôi xin lấy thêm một minh chứng cụ thể nữa để so sánh, nếu nói tốc độ phát triển của chúng ta là cao? Hãy nhìn xem tốc độ phát triển của các nước trên thế giới là bao nhiêu? Tôi xin lấy số liệu cuối năm 2006 làm ví dụ: Xếp theo tốc độ phát triển GDP thì Việt Nam chỉ xếp thứ 28 trên thế giới, và nước có tốc độ nhanh nhất là Azerbaijan với tốc độ 32,5%/ năm ! Mauritania là 19% Guinea Xích đạo là 18,6% và gần chục nước có tốc độ hơn 10%! trong đó có Trung Quốc,láng giềng của ta
    Điều tôi muốn nói ở đây chính là: CHúng ta không nên bị những lời " ca ngợi có chủ ý " từ các nước làm cho hoa mắt, mà quên đi cốt lõi của vấn đề, hãy so sánh để có được cái nhìn chính xác về cuộc sống mà người dân đang phải chịu đựng
    Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, dân số đông, trình độ phát triển chưa cao, vì vậy đây mới đuợc coi là thị trường tiềm năng, là điểm đầu tư an toàn...Tất cả chỉ là những lời ca ngợi có chủ đích nhằm gây cho chúng ta ảo tưởng về những điều huy hoàng sắp xuất hiện khi ta gia nhập WTO, hãy tỉnh táo!
    Đừng có đi vào vết xe đổ của những năm 60-80 của thế kỷ trước, khi mà ta định hướng theo con đường XHCN một cách giáo điều máy móc, XHCN phải là thế này, XHCN phải là thế kia, làm sai theo những điều đó thì không được, khiến cho nhân dân lầm than, biết bao những cải cách mới bị vứt bỏ, làm đất nước chậm phát triển, nghĩ lại thời đó chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta còn thấy sởn gai ốc !
    Tất cả mọi lý thuyết, tất cả mọi tư tưởng của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào đều sẽ là vô nghĩa nếu nhân dân không được no đủ, cuộc sống không được ấm no hạnh phúc. Điều gì trái với quyền lợi của người dân thì nhất quyết không được làm, đó mới là một xã hội văn minh
    Mỗi dân tộc,mỗi đất nước đều có những đặc điểm riêng, phải tìm ra được điểm riêng ấy và tìm cách hoà hợp nó, chứ không phải bắt nó phải theo một khuôn khổ nào cả
    Gần đây có rất nhiều việc thể hiện tư duy giáo điều, máy móc, có hiện tượng đi vào vết xe đổ của chế độ trước, vì lý do : " Chúng ta gia nhập WTO, nên chúng ta phải xây dựng sao cho xứng đáng với tầm vóc đó" Nên mới có chuyện những khu chợ vốn rất sầm uất đang có chỉ thị là đập phá đi để xây lại những siêu thị 9-10 tầng !!!
    Trong khi nhân dân còn nghèo, tiền ăn còn không có, chính phủ lại đi xây dựng vô tội vạ mà không tính toán, người dân toàn dân nghèo, khi xây dựng nên thì lại thu thuế cao, người bán hàng bắt buộc phải đẩy giá cao hơn, ai sẽ mua??? Siêu thị OCD( ô chợ dừa) là một ví dụ, quanh đó là những khu chợ tạm do người dân tự buôn bán đã lâu nay, không hiểu vì lý do gì, xây lên siêu thị, cuối cùng thì không sử dụng và để xuống cấp nghiêm trọng...Ngoài ra còn rất nhiều rất nhiều những ví dụ khác nữa...Làm thất thoát tiền của nhà nước, của nhân dân...Và một điều mà ai cũng hiểu, là không phải tất cả 100% số tiền được cấp cho 1 dự án đều đi đến đúng nơi mà nó cần đến, một phần không nhỏ đã lạc đường !


    Một câu cuối:
    ''Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"
    Câu nói này vẫn luôn luôn đúng, hết lòng vì nhân dân sẽ được nhân dân ủng hộ, đi trái lại với lợi ích của nhân dân thì dân sẽ không theo

    Liệu dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không???

    Điều đó không chỉ phụ thuộc vào công học tập của mọi người mà còn phụ thuộc vào sự sáng suốt và tấm lòng của chính phủ đối với nhân dân, đối với dân tộc!

    Câu trả lời chính xác xin chờ đợi vào chính phủ, chờ đợi vào những người được nhân dân tin yêu bầu ra với hy vọng những người này sẽ sáng suốt mang lại cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc!
  2. damtri

    damtri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá mới thấy bác protein66 pót bài. Mừng bác quay trở lại định hướng cho anh em. Chứ chúng em mất hòan tòan niềm tin vào các ảnh LĐ rồi.
    Chết cha rồi, các anh ý lại họp rồi kìa.
  3. khongten007

    khongten007 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Sao lại post vào đúng ngày SN Bác thế?
  4. satthuusa

    satthuusa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Việt Nam đã có công biến CƠ HỘI thành THÁCH THỨC????

    A! có Bác Hồ đời em được ấm no!
    Nếu không ấm no? thì lý do ...????


    Được satthuusa sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 19/05/2008
  5. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Đã được thích:
    0
    Bài viết rất hay. Cám ơn bác chủ topic. ko biết bài này là do bác viết hay ở đâu? Nếu ko phải bác cho xin link gốc dê vào đọc thêm
  6. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0

    Có thể UBCK đề nghị phương án mở room trong biên độ hẹp hơn và khả thi nhất hiện nay
    1) Chỉ mở ngành Ngân Hàng và chỉ Ngân Hàng đang niêm yết, cụ thể là Sacombank và ACB
    2) Chỉ tăng room từ 30% lên 35% đồi với ACB và Sacombank vì thừc tế room nước ngoài đã đạt 30% từ lâu
    3) ACB và Sacombank là 2 cổ phiếu đầu tàu có khả năng dẩn dắt chỉ số ở 2 sàn TPHCM và Ha Nội. 5% room tăng thêm nhằm kích cầu khối đầu tư nước ngoài, từ đó tạo đông lực kích cầu nhà đầu tư trong nước, góp phần làm giảm nguy cơ khủng hoảng thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ nói chung ở thời điễm hiện nay Giới hạn room 35% cho nhà đầu tư nước ngoài vẩn nằm trong hạn mức cho phép ( chủ quyền quốc gia ) và sớm muộn gì cũng phải tăng theo lộ trình WTO

    Nguyễn Văn Nguyên
  7. damtri

    damtri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là làm thế nào để mấy ảnh ở trển hiểu được tác dụng quan trọng này.
    Tôi e rằng các ảnh vẫn còn đang loay hoay dịch từ "room" theo nghĩa nào? Nhiều ảnh hiện nay vẫn còn đọc là zom đấy!
  8. protein66

    protein66 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    422
    Xin cám ơn bạn đã quan tâm ,bài viết này do tôi viết, nhưng có sử dụng số liệu và ví dụ có thật mà tôi tìm hiểu được, khi VN gia nhập WTO, chúng ta đối mặt với cả cơ hội và thách thức, nhưng xem ra trong thời điểm này chúng ta đang gặp phải thách thức nhiều hơn là cơ hội, những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ đã tác động mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ không kiểm soát được thị trường, có thể gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế, tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước
    Thêm vào đó vai trò lãnh đạo của Đảng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, theo tôi, trong thời gian này, chính phủ nên kêu gọi sự đóng góp ý kiến của toàn dân, lắng nghe kiến nghịa của nhân dân để tìm ra các đối sách thích hợp, chỉ có những người đang chịu hậu quả nặng nề mới tìm được giải pháp tối ưu nhất, như một câu chuyện tôi được chứng kiến : KHi xây dựng khu vệ sinh cho người khuyết tật, những người lành lặn sao có thể hiểu và làm cho phù hợp, cuối cùng thì 1 người khuyết tật đã hoàn thành công việc này xuất sắc, đơn giản vì họ hiểu họ cần gì
    Những vị quyền cao chức trọng thì sao có thể hiểu người nghèo nghĩ gì khi bụng họ lúc nào cũng căng tròn!

Chia sẻ trang này