chiến con THT nào !!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thaymatlathaytien, 28/04/2010.

3262 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 442 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. thaymatlathaytien

    thaymatlathaytien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    0
    THT
    đang có dự án tăng thêm vốn phát triển khu Tây Hồ tây
    ự án Khu đô thị Tây Hồ Tây: Sắp có mặt bằng “sạch”

    Ngày đăng: 06/04/2010


    TP. Hà Nội quyết tâm giải phóng xong và bàn giao 20 ha đất đầu tiên của Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây để tiến hành lễ khởi công xây dựng vào tháng 8 năm nay.

    [​IMG] Khu đô thị Tây Hồ Tây nằm trên khu đất 207 ha bên bờ Hồ Tây, với tổng vốn đầu tư 314 triệu USD. Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội đang quyết liệt triển khai công tác chuẩn bị để đến tháng 6 năm nay sẽ giải phóng xong và bàn giao 20 ha đầu tiên của Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
    Theo ông Trịnh Hoà Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố, 20 ha đầu tiên này sẽ được sử dụng cho lễ khởi công Khu đô thị và khởi công hạng mục Nhà hát Thăng Long (thuộc khu đô thị này) vào tháng 8 năm nay, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
    “Công tác giải phóng mặt bằng đang được thực thi rất quyết liệt, các phương án bồi thường và tái định cư đều đã làm xong và chúng tôi hy vọng sẽ bàn giao được đất sạch cho dự án đúng tiến độ,” ông Trần Huy Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất nói. Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, để giải phóng được mặt bằng, trước mắt, chủ đầu tư là Công ty TNHH T.H.T cần phải chuyển ngay 67 tỷ đồng vào ngân sách Thành phố để bồi thường hỗ trợ cho 105 hộ dân đầu tiên trong số 240 hộ của đợt 1.
    “Chỉ khi nhà đầu tư chuyển tiền, chúng tôi mới có đủ cơ sở báo cáo với UBND huyện Từ Liêm và công khai việc chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho người bị thu hồi đất biết”, ông Dũng nói.
    Như vậy, nguyên nhân chính ngáng trở tiến độ triển khai dự án này vẫn là giải phóng mặt bằng. Vấn đề này đã ách tắc lâu nay do có những thay đổi lớn về giá đền bù giải phóng theo quy định tại Nghị định 69/2001/NĐ-CP về bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Theo đó, tổng kinh phí dành cho đền bù giải phóng mặt bằng của Dự án đã lên tới 7.600 tỷ đồng, tăng khoảng 2.000 tỷ đồng so với trước đây. Tuy nhiên, ông Bình cũng cho biết, số tiền đền bù giải toả này sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp sau này.
    Mặc dù vẫn cam kết tiếp tục thực hiện Dự án, nhưng được biết, tới thời điểm 31/3/2010, nhà đầu tư vẫn chưa chuyển tiền vào ngân sách của Thành phố để thực hiện công tác đền bù.
    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, nhà đầu tư đã khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện Dự án và họ sẽ chuyển kinh phí theo đúng như cam kết.
    Để chứng minh quyết tâm triển khai Dự án trong thời gian sớm nhất, Thành phố đã ứng trước kinh phí hơn 100 tỷ đồng làm con đường số 4, dẫn từ đường Phạm Văn Đồng vào trung tâm Dự án.
    Theo số liệu từ Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố Hà Nội, tổng diện tích đất thu hồi giai đoạn I của Dự án là hơn 1,17 triệu m2, với 1.420 hộ sử dụng đất nông nghiệp, thuộc các xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế.
    Công tác giải phóng mặt bằng sẽ được chia ra làm 4 đợt. Đợt 1 có diện tích thu hồi là 20 ha, với 240 hộ dân. Giá trị bồi thường hỗ trợ cho người bị thu hồi đất trong đợt này là 231 tỷ đồng. Đợt 2 có diện tích thu hồi khoảng 41,3 ha, với 350 hộ dân. Đợt 3 sẽ thu hồi 39,4 ha, với 300 hộ dân. Đợt 4 thu hồi 16 ha, với 320 hộ dân.
    Cũng theo Trung tâm Phát triển quỹ đất, chủ đầu tư T.H.T đã cam kết chuẩn bị nguồn lực tài chính để chi trả kinh phí bồi thường hỗ trợ cho người bị thu hồi đất giai đoạn I, với tổng kinh phí hơn 1.937 tỷ đồng.
    Giai đoạn II của Dự án sẽ phải thu hồi 90 ha thuộc các phường Xuân La (quận Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Trong đó, phường Xuân La có khoảng 85 ha, với 1.450 hộ sử dụng đất nông nghiệp, 900 hộ đất ở và 5 tổ chức sử dụng đất. Phường Nghĩa Đô có khoảng 5 ha, vói 50 hộ sử dụng đất nông nghiệp và 30 hộ đất ở. Kinh phí dự kiến cho đền bù và giải phóng mặt bằng của giai đoạn II là hơn 5.750 tỷ đồng.
    Khu đô thị Tây Hồ Tây nằm trên khu đất 207 ha bên bờ Hồ Tây, với tổng vốn đầu tư 314 triệu USD của tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc. Được cấp giấy phép từ tháng 2/2006, nhà đầu tư dự định bắt đầu xây dựng từ năm 2007 và hoàn thành vào năm 2014, cung cấp gần 5.000 căn hộ, biệt thự, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện..., đáp ứng nhu cầu cho khoảng 20.000 dân.
    Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa thể khởi công do nhiều lý do. Trước hết là việc Công ty Daewoo được Tập đoàn Kumho mua lại năm 2006, dẫn đến những xáo trộn về nhân sự cũng như kế hoạch triển khai các dự án của Công ty tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách giải phóng mặt bằng và bồi thường tái định cư tại Việt Nam có thay đổi, nên chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đã phải điều chỉnh phương án bồi thường tái định cư và kế hoạch triển khai dự án...

  2. peepbo0407

    peepbo0407 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Con lạy hồn. Đúng là F319 nhiều thằng vừa chim lợn lại vừa ngu dốt. Đăng tin vớ vẩn mà cũng không biết đúng hay sai. Đọc đi"Đây là dự án do Công ty TNHH phát triển T.H.T làm chủ đầu tư 100% vốn Hàn Quốc. Đơn vị thiết kế là Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cùng với đại diện các công ty tư vấn về kiến trúc, xây dựng của Hàn Quốc"

Chia sẻ trang này