Chiến lược tên lửa phòng thủ của Nga, nên theo hướng nào?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nganguyen6, 15/05/2008.

6901 người đang online, trong đó có 617 thành viên. 21:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 328 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược tên lửa phòng thủ của Nga, nên theo hướng nào?

    Chiến lược tên lửa phòng thủ của Nga, nên theo hướng nào? 13:48'' 15/05/2008 (GMT+7)
    Nhiều chuyên gia cho rằng Nga không nên tham gia vào một cuộc chạy đua nữa với Mỹ về hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM) do Nga không có tiềm lực tài chính mạnh như Mỹ. Sẽ hiệu quả hơn nếu Nga phát triển các loại vũ khí có khả năng chọc thủng hệ thống tên lửa phòng thủ của đối phương.

    (ảnh RIA)
    Cách đây 30 năm, vào ngày 15/5/1978, một hệ thống tên lửa phòng thủ đã được triển khai để bảo vệ Moscow - lúc đó là Thủ đô của Liên bang Xô Viết.

    Từ nắm chuôi...

    Trên thực tế, Nga đã phát triển các hệ thống tên lửa phòng thủ kể từ đầu những năm 1960. Vào ngày 1/3/1961, lực lượng phòng không Liên Xô đã tiến hành vụ thử đầu tiên khi tên lửa đánh chặn V-1000 do Cục Thiết kế Fakel phát triển dưới sự giám sát của Pyotr Grushin, một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, phá hủy thành công đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-12 (ICBM). R-12 được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Kapustin ở vùng Volga.

    Nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung R-5 đã bị phá hủy trong suốt các cuộc thử nghiệm sau đó. 23 năm sau, Mỹ mới thể tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự.

    Từ 1961 tới 1971, các chuyên gia Liên Xô đã phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ thử nghiệm A-35 quanh Moscow. Hệ thống này đã được triển khai trong tháng 6/1971 để bảo vệ Thủ đô của Liên Xô và các khu vực công nghiệp xung quanh.

    Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn chưa có các hệ thống tương tự và buộc phải đàm phán với Liên Xô. Năm 1972, Moscow và Washington đã ký kết Hiệp định Chống tên lửa đạn đạo (ABM) - yếu tố cân bằng hạt nhân chính giữa hai bên trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Theo hiệp ước này, mỗi bên chỉ có thể triển khai hai căn cứ tên lửa phòng thủ trên mặt đất. Các căn cứ này được quy định chặt chẽ và phải nằm ở một nơi để không thể trở thành hệ thống ABM toàn quốc hoặc cơ sở để phát triển một hệ thống như vậy. Cả hai bên cũng nhất trí hạn chế việc cải tiến công nghệ ABM của họ.

    Trong năm 1974, hai nước đã ký nghị định thư giảm số căn cứ ABM xuống còn một. Căn cứ này có thể nằm xung quanh thủ đô của mỗi bên. Các hệ thống phòng chống tên lửa dàn trải khắp đất nước bị cấm. Điều này, trên lý thuyết, sẽ ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân bởi mỗi bên không thể khiêu chiến khi biết rõ mình không có khả năng bảo vệ toàn bộ lãnh thổ quốc gia nếu đối phương trả đòn.

    Hiệp ước ABM cũng cho phép Moscow nâng cấp hệ thống ABM 1971 của Liên Xô. Vào ngày 15/5/1978, hệ thống tên lửa phòng thủ A-35M hiện đại hơn đã được đưa vào sử dụng quanh Moscow. Tuy nhiên, Mỹ sau đó đã dồn sức cho một chương trình chế tạo tên lửa MIRV đầy tham vọng. Loại tên lửa tối tân này đã vô hiệu hóa các khả năng của hệ thống A-35M.

    Do vậy, hệ thống ABM A-135 của Nga, có khả năng đối phó với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa MIRV, được phát triển và đưa vào sử dụng năm 1995 và 1996. Hệ thống này dựa vào radar đa chức năng Don-2N và một máy tính chỉ huy nằm bên trong một kim tự tháp tứ diện. Các tên lửa đánh chặn nằm dưới mặt đất được triển khai dọc quốc lộ A-108, hay đường vành đại Moscow lớn, tại các vùng Moscow, Kaluga và Yaroslavl.

    ...Tới cầm lưỡi

    Hệ thống tên lửa phòng thủ quanh Moscow phải được nâng cấp không ngừng để đối phó với những đe dọa mới. Điều không may là đầu tư của liên bang không đủ để đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của hệ thống này. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng vào cuối những năm 1990 khi số tiền nâng cấp hệ thống ABM chỉ bằng 1% so với những năm 1980.

    Moscow lo ngại rằng Nga có thể đánh mất tiềm năng về kỹ thuật và khoa học ABM mà đã tích lũy được kể từ cuối những năm 1950. Tình hình mới được cải thiện trong vài năm gần đây. Theo chương trình tái vũ trang quốc gia cho tới năm 2010 mà cựu Tổng thống Putin đã thông qua, mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tối thiểu trong lĩnh vực phát triển tên lửa phòng thủ sẽ được phục hồi.

    Chương trình tái vũ trang của Nga được thông qua nhằm đáp lại các kế hoạch tên lửa phòng thủ mới của Mỹ. Chính quyền Reagan đã chi 3,4 tỷ USD mỗi năm cho các hệ thống ABM. Số tiền đầu tư này lên tới trên 5 tỷ USD dưới thời Tổng thống George H. W. Bush và Bill Clinton. Còn Tổng thống Bush đã thuyết phục Quốc hội Mỹ chi 8 tỷ USD mỗi năm cho các hệ thống phòng thủ ABM.

    Năm 2002, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp định Chống tên lửa đạn đạo để có thể mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Washington muốn đặt một số bộ phận của hệ thống này, gồm trạm radar và tên lửa đánh chặn tại Ba Lan và Cộng hoà Séc để chặn các cuộc tấn công từ Iran. Hệ thống phòng thủ hiện nay của Mỹ, với các tên lửa đánh chặn đặt tại Alaska và California, chỉ hiệu quả khi chống các tên lửa từ CHDCND Triều Tiên

    Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng cả hai bên nên đàm phán và thống nhất về một cơ chế đánh giá sự cân bằng về tên lửa phòng thủ và hạt nhân chiến lược của nhau. Gia tăng ở một khu vực này sẽ cần sự giảm bớt trong các khu vực khác. Tuy nhiên, Washington sẽ không bao giờ chấp nhận việc này bởi điều đó đi ngược lại học thuyết quân sự Mỹ. Học thuyết này nhằm đảm bảo sức mạnh chi phối của Mỹ về kỹ thuật và quân sự. Mỹ cũng đã bác bỏ mọi sáng kiến của Nga và Trung Quốc về việc ngăn chặn việc triển khai vũ khí trong không gian. Washington có thể quay lại dự án Những viên sỏi thông minh - một hệ thống tên lửa có kích cỡ bằng quả dưa hầu được đặt trên các vệ tinh.

    Theo Yury Zaitsev, cố vấn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học công trình Nga, Moscow không nên tham gia vào một cuộc chạy đua ABM nữa bởi nước này không đủ tiềm năng tài chính để phát triển và triển khai một hệ thống tên lửa phòng thủ toàn quốc như Mỹ mà có thể bảo vệ hiệu quả lãnh thổ quốc gia rộng lớn trong hiện tại hoặc trong tương lai gần. Thay vào đó, Moscow nên lựa chọn phát triển các tên lửa có khả năng chọc thủng hệ thống tên lửa phòng thủ của đối phương.

    Minh Sơn (tổng hợp)
  2. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    *** hiểu bác là kiểu gì nữa
  3. nickbell

    nickbell Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Đã được thích:
    30
    Đang đau đầu về chứng khoán, bác lại đi post 2 cái thằng ở đâu thế này

Chia sẻ trang này