Chiêu phá giá hiểm ác của thương lái Trung Quốc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buonhangnong, 20/06/2011.

3655 người đang online, trong đó có 145 thành viên. 07:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 505 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0











    Tin thế giới


    Tin trong nước


    Kinh tế


    Lập nghiệp


    Thành tựu


    Hồn việt


    Bạn có biết

    Kinh tế
    >Thị trường

    Thứ hai, 20/06/2011, 10:46(GMT+7)

    [​IMG]
    Chiêu phá giá hiểm ác của thương lái Trung Quốc
    Năm 2001-2002, nông dân phía Bắc hồ hởi vì thương lái Trung Quốc thu mua long nhãn với giá 140.000- 80.000 đồng/kg, nhưng khi thu gom về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...
    Năm 2001-2002, nông dân 10 tỉnh phía Bắc hồ hởi vì thương lái Trung Quốc thu mua long nhãn với giá 140.000 - 180.000 đồng/kg. Nhưng khi thu gom về bán, giá đã hạ xuống còn 40.000-60.000 đồng/kg...

    Năm 2004 giá chỉ còn 10.000 - 12.000 đồng. Nhiều nông dân trót mua nhãn đầu vụ với giá 10.000-15.000 đồng/kg, sấy xong giá long nhãn bằng với giá nhãn tươi khiến nông dân lỗ nặng.

    Năm 2004, thương lái Trung Quốc mua dưa hấu với giá 7.000-10.000 đồng/kg khiến nông dân khu vực miền Trung (nhất là Quảng Ngãi) đổ xô trồng dưa hấu. Tới tháng 4.2005, thương lái Trung Quốc dừng, không mua dưa hấu khiến hàng trăm xe chở dưa hấu dồn lại ở cửa khẩu Lạng Sơn không thể xuất vào Trung Quốc, nhiều chủ hàng buộc phải “tháo chạy” sau khi đổ bỏ hàng trăm tấn dưa hấu.

    Năm 2007-2008 lại tiếp tục rộ lên vụ Trung Quốc mua cau sấy với giá 80.000 đồng/kg. Thời điểm đó, nông dân tính cứ 5kg cau tươi= 1kg cau khô nên sấy cau sẽ có thu nhập hợp lý. Nhưng tới năm 2009-2010, thương lái tiếp tục “chiêu” mua nhỏ giọt với giá thấp và hiện nay không thu mua nữa.

    Giữa tháng 10.2010, khu vực vùng núi Kiên Giang có thông tin thương lái Trung Quốc mua tắc kè (loại 300gr/con) với giá hàng trăm triệu đồng. Hậu quả của tin đồn đó là hàng trăm ngàn con tắc kè nhỏ bị săn lùng tận diệt để bán nhưng chỉ được với giá rẻ.

    Cuối năm 2010- đầu năm 2011, khu vực miền Bắc rộ lên thông tin thương lái Trung Quốc thu mua… đỉa với giá 2 triệu đồng/kg. Nhiều tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh đã thành lập hẳn các chi nhánh thu mua đỉa tươi, đỉa phơi khô. Cũng theo “tin đồn”, thương lái mua với số lượng “khủng” 300-400kg/đợt. Giá thu mua đỉa tươi lên tới 10.000 đồng/con. Thế nhưng, tới thời điểm này, phong trào thu mua đỉa đã bắt đầu “xẹp”.




    Theo Dân Việt
    Tin đăng lạ
  2. mrtttue

    mrtttue Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Đã được thích:
    2
    Bác khuyến cáo vô ích, VN với cái kiểu tham bát bỏ mâm và làm ăn manh mún thì khi thấy cái lợi trước mắt thì cứ thế mà theo thôi.
    Đơn cử 1 trường hợp khác rất phổ biến mà người ta hay gọi mỹ miều là buôn có bạn bán có phường như sau : nhà bên cạnh nó mở 1 cửa hàng buôn bán đồ gỗ và làm ăn rất có lãi, mình cũng về mở ngay 1 cửa hàng như thế... cuối cùng thì cả 1 phố đều là buôn bán đồ gỗ cả, tranh cướp khách của nhau.
  3. khoile28

    khoile28 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Đã được thích:
    4
    chiêu này các đội lái CK hay sử dụng nhất, đầu tiên gom hàng, tung tin đẩy giá, âm thầm xả hàng...
  4. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0

    Tin thế giới


    Tin trong nước


    Kinh tế


    Lập nghiệp


    Thành tựu


    Hồn việt


    Bạn có biết

    Bạn có biết
    >Sức khỏe - Đời sống

    Thứ năm, 02/06/2011, 20:25(GMT+7)

    [​IMG] Thạch rau câu TARO.

    Thu hồi thạch rau câu xuất xứ Trung Quốc có phụ gia tạo đục chứa DEHP
    Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm của Công ty New Choice Foods, Bình Dương, hạn chót là ngày 6/6.
    Ngày 1/6, đoàn thanh tra số 1 của Bộ Y tế đã hoàn tất công việc thanh tra đột xuất tại Công ty New Choice Foods.

    Đoàn đã xác nhận, niêm phong 100 kg chất phụ gia thực phẩm tạo đục của DN này nhập từ Công ty Triko Foods Co.LTD (Đài Loan, Trung Quốc) và lưu giữ tại một kho riêng thuê tại Khu Công nghiệp Việt Nam –Singapore II, Bình Dương chờ xử lý.

    Công ty New Choice Foods cho biết họ chỉ nhập phụ gia để sản xuất mà không bán chất phụ gia này cho bất kỳ một nhà sản xuất hoặc đại lý nào khác.

    Tính đến 11h ngày 1/6/2011, Công ty đã thu hồi được 3.582 thùng sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO có sử dụng chất phụ gia nói trên. Theo báo cáo của Công ty, hiện trên thị trường còn 3.688 thùng thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO.

    Công ty đã thông báo cho hệ thống phân phối gồm 75 đại lý và 307 siêu thị trên toàn quốc dừng kinh doanh tiến hành thu hồi nhanh chóng toàn bộ sản phẩm này và phải thu hồi toàn bộ đến hết ngày 6/6/2011.

    Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) yêu cầu Thanh tra Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh giám sát việc thu hồi, xử lý sản phẩm nêu trên theo đúng quy trình quy định. Sau ngày 6/6/2011, các đoàn thanh tra liên ngành sẽ thanh tra việc chấp hành của công ty.

    Cục ATVSTP cũng khuyến cáo người tiêu dùng không nên hoang mang, lo lắng.

    Theo Cục trưởng Cục ATVSTP Nguyễn Công Khẩn, hiện các mặt hàng thạch trên thị trường không có nhiều nguy cơ nhiễm các chất này vì hầu hết các loại thạch trên thị trường Việt Nam qua điều tra của Cục ATVSTP đều có xuất xứ từ châu Âu. Trong khi đó đối tượng bị tình nghi nhất là các sản phẩm thạch có xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc.

    Đồng thời, những DN nào có quan hệ buôn bán với công ty Dục Thân hoặc với công ty thứ cấp của Công ty Dục Thân đều bị theo dõi kiểm tra chặt chẽ.


    (Chinhphu.vn)
    Tin đăng lại
    Từ khóa: Nguồn gốc gây ung thư từ Trung Quốc
  5. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0












    Tin thế giới


    Tin trong nước


    Kinh tế


    Lập nghiệp


    Thành tựu


    Hồn việt


    Bạn có biết

    Bạn có biết
    >Sức khỏe - Đời sống

    Thứ sáu, 27/05/2011, 10:53(GMT+7)

    [​IMG] Nông dân nhảy lên dùng 2 chân dẫm không vỡ (Ảnh: Truyền hình Tứ Xuyên)

    Lại xuất hiện dưa hấu cứng như đá
    Nông dân Trung Quốc chưa hết sửng sốt khi một loạt dưa hấu đến kỳ thu hoạch đột nhiên vỡ toác thì mới đây, họ lại vô cùng choáng váng khi bắt gặp những quả dưa cứng như đá, nhảy lên dẫm chân không vỡ.
    Những nông dân ở nông trường chủ yếu trồng dưa hấu ở phía Bắc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đang rất choáng váng khi dưa đã sắp đến ngày thu hoạch nhưng chúng cứng như đá, người nhảy lên, dẫm lên quả dưa hoặc bê cả quả dưa đập xuống đất mà dưa vẫn không vỡ.

    Khi dùng dao bổ một vài quả dưa ở nông trường này, nhiều người mới vỡ lẽ rằng quả dưa này cùi quá dày, chất lượng dưa vô cùng kém.

    Theo một chuyên viên khuyến nông địa phương, nhiều khả năng những nông dân đã mua phải giống dưa hấu rởm. Hiện cảnh sát địa phương này đang phối hợp với ngành nông nghiệp để tìm ra nguồn gốc giống dưa "lạ" trên.

    Trước đó, truyền hình trung ương CCTV đưa tin, khoảng 20 nông dân trồng dưa ở tỉnh Giang Tô bị thiệt hại nặng nề tới 45 ha bởi tình trạng dưa hấu tự nhiên nổ tung. Những người trồng dưa dường như thiếu kinh nghiệm, mới sử dụng lần đầu loại chất kích thích tăng trưởng forchlorfenuron nên “quá tay”.

    Giáo sư Wang Liangju tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, forchlorfenuron an toàn và có hiệu quả khi được sử dụng một cách thích hợp. Sở dĩ có tình trạng dưa hấu “nổ” như vậy là vì người trồng dưa đã dùng thuốc quá muộn cũng như thời tiết ẩm ướt gần đây làm tăng nguy cơ dưa tự vỡ.

    Có thể thấy trong vài tháng qua tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc là những câu chuyện về giá đỗ nhiễm độc, dầu ăn bẩn, thịt lợn “siêu nạc”, sữa “bẩn”… Hiện tượng dưa tự dưng nổ tung và đập không vỡ lại thêm một cảnh báo nữa về an toàn thực phẩm, vấn nạn mà chính phủ nước này đang cố gắng giải quyết.




    Theo VNN
    Tin đăng lại
  6. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0









    Tin thế giới


    Tin trong nước


    Kinh tế


    Lập nghiệp


    Thành tựu


    Hồn việt


    Bạn có biết

    Bạn có biết
    >Sức khỏe - Đời sống

    Thứ sáu, 22/04/2011, 09:41(GMT+7)

    [​IMG] Thịt lợn khi chưa tẩm phụ gia (trái) và thịt lợn sau khi được tẩm phụ gia (phải).

    Phụ gia "biến" thịt lợn thành thịt bò bán đầy chợ Việt Nam
    Trên mạng Internet mấy ngày gần đây đưa tin, một số quán ăn nhẹ tại thành phố Hợp Phì, An Huy (Trung Quốc), chủ quán chỉ cần thêm một vài thìa phụ gia là có thể hô biến thịt lợn thành thịt bò. Ở Việt Nam phụ gia này cũng được bày bán công khai ngoài chợ, bất kỳ ai có nhu cầu đều có thể dễ dàng mua được.
    Theo PGS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trước những thông tin về phụ gia "cao thịt bò" biến thịt heo thành thịt bò có xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Cục đã có chỉ đạo tiếp tục giám sát và lấy mẫu để xét nghiệm. Hiện chưa thể có kết luận gì về chất phụ gia này là có hàm lượng vượt quá quy định hay không.

    Trong thời gian vừa qua, Cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên ngành thanh kiểm tra chất phụ gia thực phẩm trên toàn quốc. Cục liên tục phát hiện nhiều phụ gia thực phẩm vượt quá tiêu chuẩn cho phép và cũng đã tiêu hủy rất nhiều phụ gia không rõ nguồn gốc. Nhưng theo bảng công bố phụ gia hiện có trên 7.000 loại phụ gia thực phẩm, việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành liên tục, chặt chẽ.

    [​IMG]

    Có thể dễ dàng mua loại phụ gia này ở chợ.Ảnh: V.Khánh

    Trước đó, theo giới truyền thông tỉnh An Huy (Trung Quốc), chất phụ gia độc hại này có thể biến thịt heo thành thịt bò giống cả vẻ bề ngoài lẫn mùi vị. Công đoạn tẩm ướp chỉ mất khoảng 90 phút. Theo người dân địa phương, chất này thậm chí có thể biến cả thịt gà thành thịt bò. Một số cửa hàng nhỏ và quán ăn nhẹ tại tỉnh An Huy đang sử dụng chất phụ gia này để làm thịt bò giả.

    Một chủ cửa hàng bán gia vị cho biết, chất này thường được sử dụng kết hợp với một loại gia vị khác, gọi là maltol để giảm mùi đặc trưng của thịt lợn. Với một chai khoảng 500g có thể biến khoảng 25 thậm chí 50 kg thịt heo thành thịt bò. Giá một cân thịt heo chỉ khoảng 22 Nhân dân tệ (khoảng 70 ngàn đồng) tại Hợp Phì, trong khi đó giá một cân thị bò là 40 Nhân dân tệ (khoảng 128 nghìn đồng), cao hơn rất nhiều. Cơ quan chức năng Trung Quốc đang tiến hành điều tra, tìm hiểu vụ việc.





    PV/Giadinh.net
    Tin biên tập
    Từ khóa: Nguồn gốc gây ung thư từ Trung Quốc
  7. kaminagai

    kaminagai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Đã được thích:
    0
    *** thằng tầu khựa dân mình chỉ bị nó tung tin rồi quay vòng nả luôn, bao lần rồi vẫn ham hố
  8. lucynbt

    lucynbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn . Dù sao cũng là lời cảnh tỉnh cho mọi người sống chạy theo tin đồn. Cũng co thể đây là chiêu của bọn trung quốc muốn phá kinh tế việt nam

Chia sẻ trang này