Chim gì đây các bác...........

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haid999, 16/01/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5439 người đang online, trong đó có 497 thành viên. 21:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 853 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. haid999

    haid999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Chim gì đây các bác...........

    VN-Index 250 điểm chưa là đáy
    16/01/2009 9:59:39 AM




    Ông Trần Sĩ Chương


    Suy thoái kinh tế Mỹ sẽ có những tác động nào đến kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán? ?oCăn bệnh? của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cần được bốc thuốc ra sao? Dự báo thị trường thời gian tới? Những nội dung này sẽ được chuyên gia tài chính - ngân hàng Trần Sĩ Chương (*) lý giải trong cuộc phỏng vấn dành cho Chuyên đề Thị trường chứng khoán


    Ông Trần Sĩ Chương lấy hình ảnh một con bệnh để nói về ?osức khỏe? của kinh tế Mỹ cũng như thị trường chứng khoán. ?oNgười bệnh nặng thì cần nhiều thời gian để ăn cháo, tập đi, phục hồi dần dần. Phục hồi rồi thì mới trở lại đấu trường được?.

    Suy thoái của Mỹ sẽ kéo dài ít nhất ba năm

    Đầu tháng 12 vừa rồi, Chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận kinh tế nước này đã suy thoái kể từ tháng 12/12007. Ngay lập tức, thị trường chứng khoán toàn cầu đã có phản ứng tiêu cực trước thông tin này. Vậy thời gian tới, tác động của ?otin xấu? từ Mỹ đối với thị trường sẽ ra sao, thưa ông?

    Mầm mống suy thoái kinh tế Mỹ thực ra đã bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 1998, Mỹ đã khai tử Glass - Steagal, là đạo luật tách bạch họat động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư; cho phép các ngân hàng đầu tư lấy vốn từ ngân hàng thương mại cho vay ồ ạt vào địa ốc.

    Luồng tiền khổng lồ từ các ngân hàng đầu tư này, cộng với tác động của truyền thông và các thủ thuật ?obốc giá? tinh vi đã tạo nên những giá trị ảo, tạo nên ?okinh tế bong bóng?. Chỉ số P/E trên thị trường chứng khoán tăng cao. Bong bóng căng quá thì sẽ vỡ, đó là quy luật. Đặc biệt là lần này bong bóng quá căng và căng quá nhanh nên khi đổ vỡ thì gây thiệt hại vừa sâu vừa rộng.

    Nhưng việc Mỹ tuyên bố suy thoái từ tháng 12/2007, theo tôi sẽ không có tác động xấu mà sẽ có thể là tác động tốt. Như vậy, người ta sẽ hiểu rằng bão xảy ra lâu rồi, bây giờ đang dần tản lực, và thị trường đã gần đụng đáy, nếu chưa đụng.

    Vậy theo ông đợt suy thoái này sẽ kéo dài bao lâu?

    Những năm 1980, ở Mỹ cũng đã khủng hoảng tương tự nhưng với quy mô nhỏ hơn. Thời điểm đó, Chính phủ Reagan chủ trương tự do hóa mạnh mẽ thị trường, để thị trường tự vận hành, và nới lỏng các quy định về ngân hàng. Luật Reagan cho phép các ngân hàng tiết kiệm đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao, nhất là nhà đất. Chỉ vài năm sau, khủng hoảng xảy ra ngay với các ngân hàng tiết kiệm. Lúc đó Mỹ cần đến 300 tỷ USD mới giải quyết được vấn đề, và kéo dài từ 1986 đến 1991 mới xong.

    Vấn đề hồi đó cũng không khác bây giờ. Bao giờ thị trường hồi phục? Cần ít nhất một năm nữa để thị trường chứng khoán đứng dậy, đi vào giai đoạn hồi phục, ổn định. Sau đó thị trường nhà đất cần 2 - 3 năm để giải quyết dư cung hiện rất lớn. Từ đó kinh tế mới thực sự hồi phục được. Theo tôi cần tối thiểu ba năm để sức khỏe của kinh tế Mỹ bắt đầu chuyển mình khá lên.

    Lấy hình ảnh một con bệnh nặng thì thấy rõ hơn. Bệnh nhân suy sụp toàn diện, liệt giường, chỉ còn đủ sức húp cháo. Phải qua nhiều cơn sốt nóng lạnh thì mới tỉnh dậy húp cháo. Ăn cháo rồi lần dò tập đi, đi đứng vững vàng thì mới có thể trở lại đấu trường để thi thố tiếp. Những chuyện này rõ ràng cần một khoảng thời gian không ngắn, vì con bệnh lần này rất nặng, bệnh do những lỗi lầm có tính hệ thống nghiêm trọng.

    Khi xảy ra đại khủng hoảng 1929, thị trường chứng khoán Mỹ đã suy thoái mạnh, mãi đến năm 1954, nghĩa là 25 năm sau, mới trở lại mức của năm 1929. Nhưng hiện nay, do toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ, các thị trường có mối liên kết với nhau. Cả thế giới đang cùng chịu bi kịch với Mỹ. Mỹ đã xuất khẩu đến 70 ?" 80% vấn đề khó khăn của mình ra bên ngoài. Vì vậy cả thế giới phải chia sẻ với Mỹ. Nhưng sau đợt khủng hoảng này, thế giới, kể cả Mỹ, sẽ bảo thủ hơn, thận trọng hơn. Cho nên thị trường chứng khoán có phục hồi cũng sẽ lên chậm thôi, không tăng ào ạt.

    Tuy vậy, nếu Mỹ hồi phục trước mà các thị trường khác không đi lên đồng bộ, sẽ cần thời gian dài để kích cầu tạo cung, rồi từ cung tạo cầu mới, cầu mới lại tạo cung mới... Cứ thế rồi hồi phục dần. Nếu lạc quan thì ít nhất cũng 10 năm nữa chứng khoán thế giới mới trở lại đỉnh điểm như trước đây.

    Các căn bệnh của thị trường chứng khoán Việt Nam

    Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào, thưa ông?

    Cách đây vài năm, thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới, nhiều tiền từ các nguồn khác nhau đổ vào thị trường. Thời điểm đó, giá cổ phiếu cứ tăng vùn vụt và thị trường Việt Nam miễn nhiễm với những tác động từ thị trường thế giới.

    Nhưng nay, Việt Nam đã gần như đi song song với thị trường thế giới. Mọi tác động từ các biến động từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính ?" ngân hàng, theo ông đâu là các căn bệnh của thị trường chứng khoán Việt Nam?

    Tôi không gọi đó là bệnh, mà là các yếu kém của một thị trường mới, trong bối cảnh của một nền kinh tế có nhiều yếu kém.

    Một đứa trẻ đang lớn thì có thể mắc nhiều thứ dịch bệnh, như lên sởi, sốt... đó là chuyện bình thường. Nếu đứa trẻ đó sống trong một môi trường thiếu vệ sinh, không được chăm chút dinh dưỡng tốt thì càng có nguy cơ dễ nhiễm bệnh và chữa chạy vất vả hơn và dĩ nhiên, không thể lớn mạnh tốt.

    Nếu cứ che giấu bệnh và ảo tưởng, dẫn đến ngộ nhận sai lạc về sức khỏe thì vấn đề càng trở nên nan giải.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam cần sự minh bạch. Minh bạch không có nghĩa là cứ đòi hỏi các công ty niêm yết có ý thức đạo đức trong sạch.

    Cái gốc rễ của minh bạch là ở chỗ nhà đầu tư phải ý thức được tính quan trọng của tính minh bạch, vì nó xác định giá trị thực. Nó đòi hỏi có những cơ cấu và cách thức quản lý, điều hành, báo cáo, tham gia trung thực và đúng chuẩn mực. Đó là yếu tố chính yếu tạo nên một thị trường chứng khoán có khả năng phát triển bền vững.

    Cả ở thời điểm trước và sau khi bùng phát khủng hoảng tài chính Mỹ, các công ty tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều tuyên bố sẽ không rút vốn. Nhưng quan sát thị trường ba tháng qua, các quỹ này đều thể hiện bán ròng. Bình luận của ông?

    Dĩ nhiên là người ta phải làm thế. Các quỹ nói trên cũng có thể đã nhận ra khủng hoảng từ lâu. Nhưng trước khi có những thông tin chính thức về khủng hoảng, bản thân những quỹ này không muốn tạo ra xáo động về tâm lý cho công chúng và thị trường. Có bán cổ phiếu thì cũng phải im lặng mà bán, chứ nói vung vít thì khó bán! Nói một cách giản dị, chuyện nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra là đương nhiên. Trên thế giới, không ai không làm như thế cả.

    Cái đáng nói và nguy hại hơn, là những sự ?onói theo? chuyện nước ngoài không rút vốn của chính những thành phần trong nước. Luận điệu này đã có những thời điểm được một vài giới chức, đại diện thành phần đầu tư trong nước phát tán, làm mạnh lên. Qua các hội thảo quốc tế, họ cứ mạnh miệng nói thị trường Việt Nam vẫn tốt, ổn định vĩ mô, tăng trưởng vẫn khả quan...

    Phương thuốc cho thị trường?

    Ông cho rằng yếu tố nền tảng của thị trường chứng khoán Việt Nam là chỗ nào?

    Tôi có đọc được một bài báo gần đây cho rằng nhà đầu tư trong nước bắt chước động thái tăng giảm của thị trường tài chính quốc tế. Không hẳn là như vậy. Theo quan sát của tôi, kiến thức trung bình về thị trường chứng khoán của một người Việt Nam bình thường có thể cao hơn một người Mỹ. Nhiều người làm nghề công chức hay buôn bán nhỏ cũng có thể nói về chứng khoán rất sâu sắc.

    Vài năm qua, những trồi sụt của thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự đã trở thành một trường đào tạo chứng khoán vĩ đại cho công chúng. Đó là điều kiện nền tảng, tạo ra yếu tố dân chủ để xây dựng thị trường chứng khoán phát triển một cách tích cực nhất cho thời gian tới.

    Tâm lý hồ hởi đầu tư, kết hợp với kinh nghiệm từ thua lỗ sẽ góp phần tạo ra tầm mức mới cho công chúng.

    So với cách đây vài tháng, phải chăng ?obão? đã lan đến Việt Nam mạnh hơn?

    Khi có sóng lớn thì nhà bên bờ biển, dù có kiên cố, cũng bị đánh tơi bời. Nhà bên trong bờ thì gió ít hơn. Nhưng dù gió nhẹ, mà nhà làm bằng tranh tre thì cũng bị hư hại. Việt Nam không phải là Mỹ, tuy nhiên tác động của khủng hoảng, xét về giá trị tuyệt đối thì khác nhau, nhưng xét về tương đối thì tương tự như nhau.

    Ông có thể nói rõ hơn?

    Thị trường chứng khoán không thể đứng ngoài nền kinh tế. Thu nhập quốc gia của Việt Nam phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Xuất khẩu chiếm 60 - 70% GDP của Việt Nam. Nếu thị trường xuất khẩu giảm 10%, GDP sẽ giảm 6 - 7%.

    Nhưng sự suy giảm không dừng ở đó. Thị trường xuất khẩu giảm, hàng không bán được thì sẽ đình đốn sản xuất, các công ty đóng cửa, tạo ra ảnh hưởng dây chuyền. Như vậy giảm sút GDP sẽ lên đến 10-15%.

    Đơn hàng xuất khẩu của nhiều công ty trong nước hiện đã giảm 50 - 70% so với đầu năm 2008. Trong khi đó, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu đã giảm từ 2/3 đến 3/4 so với lúc cao điểm. Thu nhập sẽ giảm mạnh.

    Hiện nay, theo tôi, không phải là thiểu phát nữa mà là giảm phát trầm trọng. Tất cả các chỉ số tăng trưởng đều đi xuống mạnh.

    Nền kinh tế bị bệnh nặng, thiếu ăn, dật dờ thì thị trường chứng khoán cũng dật dờ theo. Nước lên thuyền lên, nước cạn thuyền mắc cạn, đó là quy luật. Dĩ nhiên, trong khó khăn, vẫn có cơ hội cho một số công ty làm ăn tốt. Tuy vậy, ảnh hưởng của suy thoái là không chừa ai.

    Cách đây 10 tháng, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 20 tỷ USD. Các đánh giá mới nhất cho biết giá trị này hiện còn khoảng hơn 10 tỷ USD. Liệu sự ?ođịnh giá? mới đã phản ánh đúng giá trị thị trường?

    Theo tôi là chưa sát. Thị trường chứng khoán là thể hiện của các quy luật chi phối hoạt động kinh tế. Đó là vật lý (tác động tự nhiên của các lực liên quan), tâm lý và xác suất. Hội tụ của ba yếu tố này tạo nên những kết quả của thị trường. Hiện nay sự thể hiện vẫn chưa cho thấy kết quả đúng.

    Tôi nêu một vài khía cạnh để làm rõ vấn đề này. Các biến động ở thị trường Việt Nam luôn có độ chậm so với thế giới.

    Mặt khác, 60 ?" 70% dân số chưa tham gia vào thị trường kinh tế chính thức. Phản ứng của người dân mình thường khó thấy như so với người dân các nước phát triển. Một biểu hiện khác là nhiều công ty đã ?oliệt? nhưng chưa khai tử, do vấn đề sĩ diện hoặc chưa giải quyết nợ.

    Một yếu tố quan trọng là lượng tiền mặt người dân nắm giữ bằng 15 -18% GDP quốc gia (so với Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông là khoảng 2%). Tiền mặt nhiều thì dễ có tâm lý an toàn, vẫn tiêu xài dù khó khăn. Đó là cảm giác an toàn ảo. Thời gian sau Tết âm lịch, các bất ổn sẽ lộ rõ hơn.

    Cảm giác an toàn ảo rất nguy hại. Nhưng chuyện gì đến sẽ phải đến, không phải do mình có mong muốn hay không. Cuối năm nay, nhiều ngân hàng sẽ bắt buộc phải chuyển những khoản nợ khó đòi thành nợ xấu. Như vậy, đó sẽ là thời điểm đánh dấu hàng loạt công ty chính thức phá sản.

    VN-Index 250 điểm chưa phải là đáy?

    Ông nhận định xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam sắp tới diễn biến ra sao?

    Một người có bệnh, muốn chữa khỏi bệnh thì trước hết phải bỏ những tật xấu: hút thuốc, uống rượu, bỏ nhậu nhẹt, sống điều độ rồi mới uống thuốc thì bệnh mới lui. Hết bệnh, mạnh khỏe lên nhanh hay lâu trước hết là do chuyện có bỏ được các thói hư tật xấu nhanh hay chậm, chứ không hẳn tùy thuộc vào thuốc hay ông bác sĩ.

    Nếu Việt Nam không cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, làm ăn cho thuận lợi hơn thì cũng như là không sửa tật xấu để khỏi bệnh.

    Như vậy, sẽ không ai đầu tư vào. Sân chơi không những không phẳng mà còn vừa nghiêng vừa lắc, thì chơi với ai? Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia cũng như chính các công ty.

    Nếu thị trường thế giới bốc lên mà mình không kịp thời sửa các thói tật xấu để chuẩn bị thì cũng không lên theo được.

    Cho nên theo tôi, đây đã là cơ hội cuối để nền kinh tế chỉnh đốn, nhận thức căn bệnh nghiêm túc, quyết liệt chữa bệnh đàng hoàng. Không sửa tật, chữa bệnh tận gốc thì không còn cơ hội nữa.

    Vậy đáy của VN-Index sẽ là...?

    Kinh tế nói chung vẫn tiếp tục chịu nhiều tác động xấu, và chứng khoán cũng không ở ngoài luồng.

    Tôi cho rằng VN-Index có rơi xuống 250 điểm thì tôi cũng không ngạc nhiên.



    VŨ THƯỢNG thực hiện

    Bài viết đăng trên Tạp chí Thị trường Chứng khoán Chủ nhật - số tháng 12/2008
  2. VLchua

    VLchua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    456
    chim này là chim tưởng tượng các bác à
  3. saolinh80

    saolinh80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2007
    Đã được thích:
    0
    chuyên gia xuất hiện rồi tín hiệu đáng mừng
  4. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Nói luôn là CHIM NGƯỜI cho nó đúng tiếng việt nhỉ
  5. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Chim người kêu tiếng lợn
  6. povvop

    povvop Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Hố hố hố

    Chuyên gia đã xuất hiện...Dấu hiệu tốt đây rồi
    Sóng sẽ nổi lên trong tuần sau...

    Hố hố hố
  7. aicungdung2

    aicungdung2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia đã nói: Bệnh thủ dâm tinh thần là nặng nhất.
    Xem ra bệnh của các bác còn nặng lắm. Thế này thì thị trường khó mà lên được.
  8. redbull77

    redbull77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Đã được thích:
    3
    Bài phỏng vấn tuyệt vời, thẳng thắn và chân thành.
    Đừng chửi người ta, thời gian sẽ trả lời, ko lâu nữa đâu.
  9. Xatitmu

    Xatitmu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Đã được thích:
    0
    nó sợ nên mới chửi
    các cụ vẫn nói rằng chó sủa thì ko cắn mà chó cắn thì ko sủa.
  10. bobylamx

    bobylamx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này