Chim lợn Tây dìm giá VNI.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SoldierVN, 13/12/2008.

3743 người đang online, trong đó có 178 thành viên. 00:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1107 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Chim lợn Tây dìm giá VNI.

    Đáy mới sẽ xác lập vào quý I/2009

    Đó là nhận định của ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán HSC, tại hội thảo ?oViễn cảnh thị trường chứng khoán 2009? do Công ty Chứng khoán HSC tổ chức ngày 12-12.

    Theo ông Fiachra Mac Cana, với tình hình xuất nhập khẩu giảm, giá VNĐ giảm nhẹ so với giá USD, giá vàng giảm liên tục trong thời gian gần đây cùng lãi suất cơ bản giảm sẽ làm cho cán cân thanh toán năm tới sẽ xấu hơn năm nay. Trong khi đó, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa nên tác động rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Ông dự đoán lãi suất cơ bản sẽ phải ở mức 8% trong vòng 3 tháng tới và cho rằng thị trường chứng khoán hiện tại chỉ phục hồi trong ngắn hạn. Đáy mới của VN-Index sẽ xác lập vào quý I/2009.

    S. Nhung


    Được soldiervn sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 13/12/2008
  2. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    VN-Index có thể đạt 340 điểm

    Diễn giả chính của hội thảo - ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), đã đưa ra một dự báo khá tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam trong những tháng của năm 2009 sắp tới. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng sẽ giảm từ tháng 4.2009 với mức giảm từ 1%-2%/tháng, cả năm ở mức 6%. Đồng thời lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ được điều chỉnh giảm còn 8% vào khoảng cuối tháng 2.2009. Đó chính là những dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

    Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm mạnh từ nay đến hết quý 1/2009; lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ ít đi và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng giảm, dự báo chỉ còn khoảng 3 tỉ USD. Thế nhưng thâm hụt cán cân ngoại tệ cũng không còn mạnh và lượng ngoại tệ ròng chảy từ Việt Nam ra là khoảng 1,6 tỉ USD.

    Từ đó đồng Việt Nam có thể sẽ giảm giá nhẹ so với USD nhưng lại không mất giá nghiêm trọng so với những đồng ngoại tệ khác. Với chính sách cắt giảm lãi suất liên tục thì hiện nay tỷ suất sinh lợi của trái phiếu Chính phủ đã không còn quá hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài...

    Một dấu hiệu khả quan nữa, đó là các TTCK New York, London... trong thời gian ngắn vừa qua đã có sự hồi phục. Theo ông Fiachra Mac Cana, lý do có thể vì Chính phủ một số nước đã in thêm tiền nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và các ngân hàng cũng đã sẵn sàng cho vay trở lại. "Khi tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được gia tăng thì lượng tiền sẽ chảy vào các thị trường đầu tư, trong đó có thị trường cổ phiếu và giá sẽ được đẩy lên", ông Fiachra Mac Cana nói. TTCK Việt Nam cũng có những diễn biến tương tự.

    Thế nhưng, quy mô của TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ, giá trị giao dịch mỗi ngày khá ít nên lực đẩy giá cổ phiếu sẽ hạn chế. Nhận định riêng của ông Fiachra Mac Cana là sự phục hồi của các TTCK gần đây chưa bền vững. Do đó sự tăng điểm của VN-Index trong những ngày qua và trong vòng 1-2 tuần tới (nếu có) nhiều khả năng vẫn xuất phát từ yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Diễn biến đó có thể đưa VN-Index tăng lên mức từ 300 - 340 điểm.

    Xu hướng đi ngang

    Mặc dù thị trường đang khá hơn nhưng theo nhóm nghiên cứu của HSC, xu hướng tăng điểm chưa chắc chắn. Đặc biệt dù hiện nay lượng vốn đang dư thừa ở các ngân hàng thương mại trong nước khá nhiều nhưng bản thân ngân hàng vẫn ngại cho vay và ngại cả đầu tư vào thị trường tài chính.

    Vì vậy có thể ngân hàng vẫn tiếp tục mua trái phiếu chính phủ cho dù tỉ suất lợi nhuận của trái phiếu đang giảm xuống và sẽ xem xét quay trở lại thị trường cổ phiếu. Theo ông Fiachra Mac Cana, khi nào ngân hàng sẵn sàng cho vay trở lại thì cũng là thời điểm các ngân hàng sẽ bắt đầu mua vào cổ phiếu.

    Qua phân tích 20 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường, HSC cho biết chỉ số P/E trung bình hiện khoảng hơn 10 lần trong khi P/E trung bình của TTCK Việt Nam từ khi mở cửa đến nay dao động từ 6-30 lần. Năm 2009, theo dự báo của HSC thì mức P/E trung bình của thị trường sẽ ở mức 8,6 lần.

    Tương tự, mức độ lợi nhuận chung của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2009 dự báo sẽ giảm khoảng 10% vì những khó khăn chung. Từ những phân tích đó, ông Fiachra Mac Cana cho rằng có thể thị trường sẽ giảm tiếp một chút nữa và từ tháng 2 đến tháng 3.2009 sẽ là thời điểm tốt nhất để nhà đầu tư mua vào cổ phiếu.

    Trao đổi với một số chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM về những nhận định trên, chúng tôi đã nhận được câu trả lời chung là rất khó để dự đoán đâu là đáy của TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

    Tuy nhiên, thị trường cũng sẽ không giảm quá sâu so với mức 286,85 điểm của ngày 10.12 vừa qua. Do đó xu hướng đi ngang của thị trường xoay quanh mức 300 điểm sẽ diễn ra chủ yếu trong quý đầu tiên của năm 2009. Sau đó, với những gói giải pháp để khôi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung, thị trường sẽ "ngấm" hơn để đi lên.



    Được soldiervn sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 13/12/2008
  3. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Bắt khẩn cấp đối tượng lừa bán 10.000 cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội
    13/12/2008 - ĐTCK


    Ngày 12/12, Cơ quan CSĐT - CA TP.Hà Nội đã bắt khẩn cấp Ngô Quốc Hoàng - ở tập thể UBKH Nhà nước (294 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), làm nghề môi giới chứng khoán tự do - về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Vụ việc xảy ra như sau: Ngày 9/12, anh Nguyễn Đắc Hướng - ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) - mua lại của Hoàng 10.000 cổ phiếu MB với giá 146.750.000 đồng. Hoàng chuyển lại cho anh một đơn yêu cầu chuyển nhượng cổ phần mang tên Nguyễn Văn Tuấn, có chữ ký của chị Trần Thị Nam Hương - cán bộ bộ phận chuyển nhượng chứng khoán và dấu của Ngân hàng TMCP Quân đội.



    Ngày 11.12, anh Hướng ra sàn giao dịch 16 phố Liễu Giai để kiểm tra. Trao đổi với nhân viên giao dịch, anh Hướng được biết, trong danh sách cổ đông của Ngân hàng TMCP Quân đội không có ai tên là Nguyễn Văn Tuấn. Chữ ký của bà Hương và con dấu trong đơn chuyển nhượng cổ phần là giả mạo. Kiểm tra trong người của Hoàng, phát hiện rất nhiều giấy tờ giao dịch chuyển nhượng cổ phần đã được đóng dấu giả khống.



    Tại Cơ quan điều tra, Ngô Quốc Hoàng khai nhận hiện đang làm môi giới chứng khoán.



    Thời gian gần đây, do nợ nần, Hoàng đã nghĩ cách lừa đảo bán cổ phiếu bằng cách dùng bộ hồ sơ giao dịch chuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng TMCP Quân đội thật, mang ra hàng photocopy scan lại mẫu dấu, mẫu tên của cán bộ bộ phận chuyển nhượng, sau đó mang đến một cửa hàng trên phố Lý Thường Kiệt để thuê khắc dấu giả.



    Với 2 con dấu giả này, Hoàng đóng khống vào các đơn yêu cầu chuyển nhượng cổ phần để lừa những người có nhu cầu mua.


    Được soldiervn sửa chữa / chuyển vào 22:11 ngày 13/12/2008
  4. BULLTRAP

    BULLTRAP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Đã được thích:
    5
    Đáng cho vào trại phục hồi nhân phẩm lắm
  5. tktengiday

    tktengiday Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    trời, chim lợn thế này ai ko yêu không quý
  6. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    ngon thía !
  7. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Em này là Á hậu Thái Lan được chọn đi thi Mít Gua
  8. tvplassma

    tvplassma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    43
    Chim lợn đây nè
    http://www10.ttvnol.com/uploaded2/tvplassma/t18573.jpg
  9. octieu82

    octieu82 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    0
    xong phim. Chủ topic này đã xác nhận bị khoá nick vì lập topic spam
  10. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Trước ngày IPO của Vietinbank - 13/12/2008, 08:53 (GMT+7)
    Trước ngày IPO của Vietinbank


    IPO của Vietinbank vào ngày 25-12 sắp tới lại tiếp tục đi vào lối mòn mà Vietcombank và các doanh nghiệp khác đã đi -Ảnh: LÊ TOÀN
    (TBKTSG) - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chỉ bán đấu giá công khai 53,6 triệu cổ phiếu, tương đương 536 tỉ đồng mệnh giá, bằng 4% vốn điều lệ 13.400 tỉ đồng, trong lần IPO được ấn định đúng vào ngày Giáng sinh năm nay.

    Như thế phương thức cổ phần hóa dựa trên IPO một số lượng nhỏ cổ phiếu thông qua đấu giá đã từng áp dụng với Bảo hiểm Dầu khí, Bảo Việt, Habeco, Sabeco, Vietcombank, một lần nữa lại được tiến hành với Vietinbank. Liệu với cơ chế này Vietinbank có tìm được đối tác chiến lược nước ngoài như ý, nhằm đổi mới quản trị doanh nghiệp, trở thành một ngân hàng cổ phần thực sự làm ăn hiệu quả?

    Lối mòn

    Còn nhớ IPO Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) vào cuối năm 2006 là một sự kiện ?ođình đám?. Lúc đó thị trường chứng khoán đang trên đà tăng điểm và giá đấu bình quân của PVI nhảy vọt lên 160.000 đồng/cổ phiếu từ giá khởi điểm 11.500 đồng. Thế nhưng mãi hai năm sau, PVI mới chọn được đối tác chiến lược nước ngoài là Temasia (Hồng Kông - Trung Quốc).

    Với Bảo Việt, chỉ ít lâu sau ngày IPO, ba đối tác chiến lược trong nước bỏ cuộc, còn mỗi Vinashin đồng ý nộp tiền mua 3,5% cổ phần như đã đàm phán. Nhưng xem ra Bảo Việt vẫn còn ?omay? khi bán được 10% cổ phần cho HSBC vào cuối quí 3-2007.

    Habeco trầy trật hơn Bảo Việt khi IPO chỉ bán được 4,4 triệu trong tổng số 35 triệu cổ phần chào bán và đối tác nước ngoài duy nhất là Carlsberg (Đan Mạch) mua 5,77% cổ phần. Carlsberg đã nắm giữ 10% cổ phần Habeco từ trước, nên việc họ tăng tỷ lệ cổ phần sở hữu sau IPO không có gì quá ngạc nhiên.

    Tuy nhiên, ?othần may mắn? đã không ?omỉm cười? với Sabeco và Vietcombank khi cho đến giờ cả hai vẫn chưa thể tìm ra đối tác chiến lược nước ngoài như mong muốn. Vietcombank đã phải giảm vốn điều lệ từ mức dự kiến 15.000 tỉ đồng khi IPO xuống 12.100 tỉ đồng. Điều đáng nói là hiện tại Nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ cổ phần quá cao ở các công ty cổ phần hóa nói trên, nên công tác quản trị của những doanh nghiệp này hầu như chưa có gì thay đổi. Vẫn là cung cách quản lý, điều hành quốc doanh như hàng chục năm nay.

    IPO Vietinbank lại tiếp tục lối mòn mà Vietcombank và các doanh nghiệp khác đã đi. Vietinbank có sớm tìm được đối tác chiến lược nước ngoài?

    Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank, nói rằng đã có 10 doanh nghiệp của Tây Ban Nha, Mỹ, Anh, Đức đề nghị được trở thành đối tác chiến lược của Vietinbank và Vietinbank sẽ lựa chọn một vài đơn vị trong số họ. Ông Hùng rất tự tin về triển vọng tìm kiếm đối tác nước ngoài của Vietinbank.

    Năm ngoái, trước khi IPO Vietcombank đã có một danh sách dài các đối tác chiến lược nước ngoài với những cái tên sừng sỏ trong giới tài chính quốc tế. Nhưng rồi họ lần lượt ra đi với những điều khoản thương lượng cứ mờ nhạt dần. Bây giờ đang khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Vietinbank có làm nên bất ngờ trong chọn lựa đối tác nước ngoài?

    P/E Vietinbank cao hơn P/E Vietcombank và ACB

    So với Vietcombank, giá khởi điểm đấu giá của Vietinbank chỉ bằng một phần năm, là 20.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ đi sau có một năm (Vietcombank IPO tháng 12-2007) mà giá khởi điểm của Vietinbank thấp hơn giá khởi điểm của đồng nghiệp năm lần, trong khi quy mô và hiệu quả kinh doanh của Vietcombank có vượt trội hơn 5 lần so với Vietinbank? Điều này đủ để giải thích lựa chọn thời điểm IPO quan trọng đến mức nào! Nó cũng cho thấy một cái nhìn khác của cơ quan quản lý và các bộ, ngành liên quan về xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa chăng?

    Hãy tạm cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Vietinbank là chuẩn xác. Mối quan tâm của giới đầu tư hiện nay là IPO Vietinbank có thành công? Nếu có, ở mức độ nào?

    Việc đầu tư, dù ở quy mô nào, cũng phải tính tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Nợ xấu của Vietinbank, theo lời ông Hùng, trong cuộc họp báo ngày 5-12-2008, hiện dưới 3% tổng dư nợ tính theo chuẩn quốc tế với số tuyệt đối khoảng 1.200 tỉ đồng trong khi ngân hàng đã trích dự phòng rủi ro 2.000 tỉ đồng. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 1.149 tỉ đồng và kế hoạch năm nay là 1.237 tỉ đồng. Giả sử giá đấu giá thành công thấp nhất đúng bằng giá khởi điểm, P/E (giá trên lợi nhuận của cổ phiếu) của Vietinbank là 21,7, gấp hai lần P/E chung của thị trường chứng khoán hiện nay.

    Trong khi đó trên thị trường OTC cổ phiếu Vietcombank đang được giao dịch ở mức 32.000-33.000 đồng. Với lợi nhuận trước thuế năm 2008 dự kiến 4.000 tỉ đồng (chín tháng đầu năm đã đạt 3.400 tỉ đồng), lợi nhuận sau thuế của Vietcombank ước khoảng 2.880 tỉ đồng, tương đương P/E 13,5 lần (tính theo vốn điều lệ 12.100 tỉ đồng, giá OTC 33.000 đồng/cổ phiếu, EPS 2008 chừng 2.380 đồng/cổ phiếu). Uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm, quy mô... của Vietcombank cũng không kém Vietinbank nếu không muốn nói là hơn về công nghệ, uy tín thanh toán quốc tế. Vậy nên mua cổ phiếu Vietcombank hay tham gia đấu giá Vietinbank?

    Còn so với ACB, ngân hàng cổ phần đang niêm yết trên sàn Hà Nội, thì giá khởi điểm của Vietinbank cũng không có nhiều sức thuyết phục tạo ra lực hút. Sau đợt chia tách cổ phiếu tuần trước, năm tới ACB sẽ có vốn điều lệ xấp xỉ 6.350 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm nay của ACB chắc chắn vượt 2.500 tỉ đồng (đến ngày 5-12-2008 đã đạt 2.500 tỉ đồng), tương ứng 2.150 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp 14%/năm áp dụng cho hai năm niêm yết). Tính trên vốn điều lệ mới, P/E của ACB hiện khoảng 8,9 lần (lấy giá ngày 5-12-2008 là 30.100 đồng/cổ phiếu). Như vậy, với giá khởi điểm, cổ phiếu Vietinbank đang được chào bán với chỉ số P/E gấp gần 2,5 lần P/E của ACB, gấp 1,6 lần P/E của Vietcombank.

    Tuy nhiên mọi so sánh đều là khập khiễng và nhà đầu tư không chỉ nhìn vào chỉ số P/E để quyết định mua hay bán cổ phiếu. Còn nhiều yếu tố khác quan trọng không kém như giá trị sổ sách (B/V), khả năng sinh lời trên vốn, trên tổng tài sản, các chỉ số nợ và nhất là triển vọng phát triển trong tương lai. Dù sao Giáng sinh năm nay cũng là thời khắc đáng nhớ với Vietinbank, thời khắc sẽ ghi nhận ảnh hưởng IPO của nó đối với thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đang trong những ngày gian khó!




    Được soldiervn sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 13/12/2008

Chia sẻ trang này