Chính phủ Latvia sụp đổ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tvplassma, 22/02/2009.

3743 người đang online, trong đó có 415 thành viên. 08:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 357 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. tvplassma

    tvplassma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    43
    Chính phủ Latvia sụp đổ

    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=153107&ChannelID=5
  2. tvplassma

    tvplassma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    43
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2009/02/3BA0B881/

    Cổ phiếu rớt giá, khối ngoại nghiêng về bán ra, kết quả sản xuất kinh doanh nhiều công ty thua lỗ phải đưa vào diện kiểm soát khiến Vn-Index mỗi ngày đều có đáy mới. Theo ông Ken Tai, phân tích kỹ thuật công ty chứng khoán Kim Eng, tháng 10 mới là thời điểm đáng đầu tư nhất trong năm.
    > Chứng khoán 2 sàn xác lập đáy mới

    Trọn tuần lao dốc, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM mất tổng cộng 21,94 điểm, tương đương 8,2%. Cứ mỗi ngày trôi qua, Vn-Index lại xác lập một đáy mới để chốt phiên cuối tuần chỉ còn có 252,57 điểm, mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua.


    Vn-Index mất tổng cộng 21,94 điểm trong tuần. Ảnh: Đức Quang.

    Tuy nhiên, theo nhận định của ông Ken Tai, đây chưa phải là chặng dừng chân cuối cùng của Vn-Index: "Châu Á sẽ không tách ra khỏi sự đi xuống từ Mỹ và Vn-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống các mức thấp hơn. Mức hỗ trợ mạnh hiện tại là 221 điểm". Và chỉ khi xuất hiện các tin đặc biệt xấu làm cho ngưỡng 221 bị phá thì thị trường mới có thể xuống các mức sâu hơn.

    Theo ông Ken Tai, chu kỳ của một cuộc khủng hoảng thường kéo dài khoảng 1 năm 11 tháng. Thị trường thế giới đã tạo đỉnh vào tháng 10/2007 nên có thể kỳ vọng Vn-Index sẽ tạo đáy vào quý IV năm nay. Đáng chú ý, nếu xem xét tính chu kỳ của Vn-Index, giai đoạn từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau là thời điểm chỉ số chứng khoán gia tăng mạnh nhất, nên ông Ken Tai cho rằng "tháng 10 là tháng đáng để đầu tư nhất trong năm". Do đó, nhà đầu tư không nên bán ra ở thời điểm này.

    Dù chưa tích lũy thêm điểm nào trong 5 phiên qua, nhưng giao dịch thị trường đã có phần ráo riết, nhộn nhịp hơn khi khối lượng chứng khoán chuyển nhượng bỗng vọt hơn 11 triệu ở hai phiên giữa tuần. Màu xanh cũng đã chớm trở lại nhưng không thể duy trì lâu khi lượng bán ra vẫn là rào cản chính không cho Vn-Index trở mình. Bình quân mỗi phiên có gần 9,2 triệu chứng khoán chuyển nhượng, vượt 30% so với bình quân tuần trước, trị giá 171 tỷ đồng.

    Một tuần trôi qua, có thêm 5 cổ phiếu bị Sở giao dịch chứng khoán TP HCM đưa vào diện kiểm soát do kết quả kinh doanh năm 2008 phát sinh âm, gồm có SAM, HAP, TPC, PPC, TYA. Thị trường đã ngay lập tức "sốc" ngay sau khi thông tin trên được công bố, tuột hẳn 9,24 điểm (3,339%) vào ngày 17/2. Danh sách cổ phiếu bị kiểm soát liệu có được nối dài thêm trong những ngày tới vẫn là câu hỏi khi còn 11 công ty niêm yết xin chậm nộp báo cáo tài chính.

    Nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cường bán ra so với mua vào. Cụ thể, khối ngoại mua tổng cộng gần 3,2 triệu chứng khoán, tập trung ở các cổ phiếu DPM, PPC, VNM, CII, trong khi lượng bán ra lên đến 6,3 triệu, hướng vào các mã KDC, NKD,SSI, ANV, DPM.

    HaSTC-Index sàn Hà Nội may mắn hơn khi có được một phiên đi lên trong tuần dù chỉ nhích nhẹ 0,65 điểm, nhưng cũng góp phần hãm đà đi xuống của chỉ số. HaSTC-Index sẽ bắt đầu tuần mới với 84,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường mỗi phiên trong tuần đạt 3,3 triệu chứng khoán, ứng với 71 tỷ đồng.

    Bạch Hường
  3. tvplassma

    tvplassma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    43
    TP - Chính phủ trung hữu của Latvia sụp đổ hôm 20/2, trở thành chính phủ thứ hai ở châu Âu, sau Iceland, tan vỡ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.


    Thủ tướng Latvia Ivars Godmanis (trái) tuyên bố từ chức trước các nhà báo Ảnh: IHT


    Thủ tướng Latvia Ivars Godmanis lên cầm quyền từ tháng 12/2007 chính thức nộp đơn từ chức lên Tổng thống Valdis Zatlers.

    Tuy nhiên, trong khi một chính phủ mới chưa được thành lập, ông Godmanis vẫn tiếp tục tạm quyền điều hành hoạt động hàng ngày của chính phủ.

    Thủ tướng Godmanis và các đảng trong liên minh trung hữu cầm quyền phải chịu trách nhiệm về việc điều hành kinh tế đất nước kém hiệu quả.

    Tình hình chính trị ở Latvia thời gian qua trở nên khó kiểm soát, sau khi dân chúng tổ chức cuộc xuống đường biểu tình lớn nhất kể từ năm 1991, với hơn 10.000 người xuống đường hồi tháng 1 để phản đối chính phủ điều hành kém dẫn đến kinh tế sa sút nhanh chóng.

    Trật tự xã hội rối loạn, biểu tình phản đối chính phủ nổ ra ở khắp nơi, dân chúng mất niềm tin vào chính phủ, lương của các quan chức nhà nước bị cắt giảm 25 phần trăm.

    Người biểu tình cướp bóc các cửa hàng, đụng độ với cảnh sát khiến khoảng 40 người bị thương. Hai đảng trong liên minh cầm quyền gồm đảng Xanh và đảng Nhân dân đòi phế truất Thủ tướng Ivars Godmanis.

    Latvia là một trong ba nước cộng hòa nhỏ bé ở vùng Baltic của Liên Xô trước đây từng đi đầu trong làn sóng đòi độc lập với Liên Xô. Hồi đầu thập kỷ 1990 của thế kỷ trước, Latvia cùng với Estonia, Litva tách ra khỏi Liên Xô. Sau khi gia nhập Liên minh Châu Âu (EU), Latvia được nhiều người nói tới như một con hổ kinh tế ở vùng biển Baltic.

    Thế mà giờ đây, chính phủ của đất nước bé nhỏ với hơn hai triệu dân này trở thành một chính phủ vỡ nợ, thua lỗ lớn nhất ở châu Âu. Tình trạng thất nghiệp ở Latvia đang tăng với tốc độ phi mã.

    Thu ngân sách của các chính quyền địa phương giảm 40 phần trăm. Các ngành xây dựng, bất động sản, nông nghiệp của Latvia rơi vào tình trạng bấp bênh.

    Chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu của Latvia được dự báo sẽ suy giảm nghiêm trọng năm 2009.

    GDP cả nước của Latvia tháng 1/2009 giảm 10,2 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Các quan chức Bộ Tài chính Latvia dự báo, cuối năm nay nền kinh tế Latvia sẽ giảm hơn 12 phần trăm trong khi các chuyên gia kinh tế cho rằng mức giảm thực tế của kinh tế Latvia còn sâu hơn.

    Theo ông Peteris Strautins, chuyên gia kinh tế chính của Ngân hàng Swedbank ở Riga, mức giảm GDP của Lativa năm nay khoảng 15 phần trăm.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước buộc Chính phủ Latvia phải cầu đến EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để được nhận khoản viện trợ cả gói 7,5 tỷ USD kèm theo những điều kiện kiểm soát khắc nghiệt. Trong số các điều kiện này có việc chính phủ phải cắt giảm hết sức chi tiêu chính phủ; các bệnh viện, trường học có thể phải đóng cửa.

    Với việc Chính phủ Latvia vỡ nợ, đất nước Baltic nhỏ bé này bị liệt kê bổ sung vào danh sách dài các nước phải quay sang cầu viện các tổ chức tài chính quốc tế.

    IMF dự định sẽ sớm cử một phái đoàn đến Latvia để đánh giá tình hình trước khi đưa ra quyết định giúp đỡ Latvia đến mức độ nào. Trong bối cảnh đó, rất có thể Latvia phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vào đầu năm nay.

    Đ.P
    (Theo IHT)
  4. nhnghi1980

    nhnghi1980 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
  5. tvplassma

    tvplassma Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    43
    Dow Jones xuống thấp nhất trong hơn 6 năm

    Thị trường phố Wall hôm 19/2 chứng khiến thêm một phiên giảm mạnh, khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones xuống sát mức điểm của năm 2002.

    Chỉ số quan trọng nhất thế giới đã phá vỡ ngưỡng của ngày 20/11 năm ngoái và rơi xuống sát mức điểm của ngày 9/10/2002. Đóng cửa ngày giao dịch, Dow Jones chốt ở 7.465,95 điểm, giảm 89,68 điểm (1,2%). S&P 500 cũng giảm thêm 1,2%, trong khi Nasdaq mất tới 1,7%.

    Nguyên nhân giảm điểm của thị trường phố Wall được nhận định là do yếu tố tâm lý. Nhà đầu tư chưa thấy xuất hiện hy vọng kinh tế Mỹ cũng như thế giới phục hồi, trong khi khủng hoảng nhà đất đã kéo dài trong 14 tháng. Kế hoạch kích thích kinh tế và hỗ trợ thị trường nhà đất của Tổng thống Mỹ Obama cũng chưa tạo được niềm tin cho nhà đầu tư.

    Cùng ngày, thị trường châu Âu có phần khởi sắc, khi FTSE 100 của Anh tăng 0,3%, DAX của Đức nhích 0,2% trong khi CAC 40 của Pháp giảm nhẹ 0,1%. Cùng ngày, thị trường châu Á cũng tăng điểm, trong đó Nikkei 225 tăng 0,3%.

    Tuy nhiên, tại phiên giao dịch sáng nay, các thị trường tại châu Á lại đồng loạt quay đầu đi xuống theo xu hướng của phố Wall. Vào lúc 10h15 tại Tokyo (8h tại Hà Nội), MSCI châu Á giảm 0,6%, với tỷ lệ 2 mã giảm mới có một mã tăng. Nikkei 225 cũng mất 0,7%.

    Ngọc Châu (theo AP, Bloomberg)

Chia sẻ trang này