Chính quyền Bố Láo dân lãnh đủ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mrKimRabbit, 14/05/2008.

3637 người đang online, trong đó có 212 thành viên. 06:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1620 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. mrKimRabbit

    mrKimRabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Chính quyền Bố Láo dân lãnh đủ

    Miến Điện là nước độc tài Quân sự, đàn áp dân chúng sư sãi ... hơn 10 ngày trước bão tràn qua, dân chúng khốn khổ vẫn muốn thống trị cả phân phối cứu trợ dù thiếu khả năng.
    Trung Quốc bá quyền từ chủ quyền đất - biển đến tư tưởng, xâm chiếm đàn áp Tây Tạng, lấn chiếm Đất Biển Việt Nam ... Chính trị hoá Thể Thao Olimpic ... không biết rước đốc đến Tứ Xuyên chưa nhưng chắc khoảng 20,000 người TQ không được chứng kiến cái Olimpic tởm lợm này ...
    Còn Ở VN ta, tuy chưa có thảm hoạ nào chết người nhiều như 2 chỗ thối tha kia nhưng cứ cái đà này thì sẽ có ngày ... hãy dừng lại vì có thể nạn nhân có thể chính là người thân của Quí Ngài đấy ... Mịa
  2. mrKimRabbit

    mrKimRabbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Tuy ghét Tàu khựa nhưng không thể xũ động khi đọc bài viết có nạn nhân là những đứa trẻ 5-6 tuổi ngây thơ như con mình. Lớn lên chúng có thể bị tiêm nhiễm thứ tư tưởng bá quyền ghẻ lở thối tha thụ hưởng từ Đại Hán, nhưng bây giờ chúng vô tội, bố mẹ chúng cũng là nạn nhân từ thể xác đến tinh thân, đa số gia đình đều chỉ có 1 bé ...

    Những nạn nhân nhỏ trong động đất

    Một gia đình than khóc bên thi thể của con, bên ngoài nhà quàn gần trường Xinjiang sau động đất. Ảnh: NYT.
    Trường tiểu học Xinjiang ở Tứ Xuyên. Thi thể các em bé nằm rải rác khắp nơi. Một số em nằm trong các túi nilon có khóa kéo màu trắng, các em khác trong những tấm chăn hoặc trong quần áo mới. Hầu hết các em là con một.
    > Phút đầu tiên của trận động đất kinh hoàng

    "Đau khổ tột cùng", Li Ping, 39 tuổi, mắt đỏ ngầu, nói. Vợ anh đang chầm chậm, cẩn thận mặc bộ đồ màu hồng vào cơ thể trầy xước của đứa con gái 8 tuổi tên là Ke. "Chúng tôi cưới muộn, có con cũng muộn. Con bé là con duy nhất của chúng tôi".

    Trận động đất đánh vào tỉnh Tứ Xuyên hôm thứ hai vừa rồi lấy đi sinh mạng của khoảng 15.000 người, và hàng chục nghìn người khác vẫn đang mất tích hoặc bị chôn vùi dưới đống đổ nát của các tòa nhà. Cảnh tượng trong nhà quàn ở cạnh ngôi trường ở ngoại ô thành phố Đô Giang Yển này khiến người ta đau nhói hơn, bởi hầu hết các em đều là những đứa con duy nhất trong các gia đình.

    Những đứa trẻ này là biểu tượng cho sự tàn khốc của hậu quả thiên tai. Nhưng trong mắt cha mẹ chúng, sự tàn khốc này còn do cả con người gây nên.

    Nhiều ngôi trường ở Đô Giang Yển đã bị sập khi các em học sinh đang học trong đó. Hôm thứ ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến thăm hai trường học, trong đó có trường tiểu học Xinjian, nơi mà - theo lời các phụ huynh học sinh - quan chức báo cáo với ông là có 20 học sinh thiệt mạng.

    "Ông là ông Ôn Gia Bảo đây", thủ tướng nói với hai em bé được đưa khỏi đống đổ nát. "Cố lên các cháu. Các cháu sẽ được cứu".

    Nhưng các bậc cha mẹ ở nhà quàn nói trên cho biết giới chức địa phương đã nói dối thủ tướng, che giấu con số thương vong thực sự ở trường này, mà họ ước tính đến 400 cháu. Một số cha mẹ đặt câu hỏi về chất lượng và kết cấu xây dựng của ngôi trường. Họ cũng tức giận vì giới chức đã không cho họ vào tìm kiếm con suốt hai ngày sau động đất, mà chỉ cho họ tiếp cận thi thể các em, sau khi ban phụ huynh khiếu nại tập thể.

    "Trước khi ông Ôn Gia Bảo đến, cả trường đầy thi hài các cháu bé", một bà mẹ ngồi bên ngoài nhà quàn cùng chồng từ mờ sáng, bên cạnh xác đứa con gái 8 tuổi, nói. "Cha nó và tôi đứng bên ngoài trường ngay từ lúc vừa động đất xong. Chúng tôi van nài giới chức ''Nếu nó chết thì cho tôi nhận xác, nếu nó sống phải cho tôi nhận người''".

    Chồng của bà - một người đàn ông gày gò vươn người về phía trước, nói: "Chúng tôi kể sự thật đấy".

    Bãi xe bên ngoài nhà quàn mờ sáng thứ năm đông nghịt. Cha mẹ và thân nhân các nạn nhân nhỏ vây quanh các em. Một số người đốt vàng mã. Phía bên trong, thi thể những em chưa có người nhận nằm rải rác trên sàn. Một số em đã được mang đi, bỏ lại những túi nilong vương vất. Vài gia đình đốt hương và cắm hoa vào những chai nước làm đồ thờ tạm. Các bậc cha mẹ khóc nức nở hoặc ngồi câm lặng bên những em bé.

    "Chúng đều là học sinh", một người đàn ông mặc áo sơ mi xanh nói. "Xem đây", ông chỉ tay vào chiếc áo jacket màu trắng pha đỏ bên cạnh thi thể một em. "Đây là đồng phục của trường, kia là cặp sách".

    Các em được xếp trên sàn thành hai hàng, phía trước một lò hỏa thiêu lớn. Ở Trung Quốc, người ta thường hỏa táng khá nhanh những người đã khuất. Thường thì người qua đời được tổ chức tang lễ với nhiều thủ tục. Nhưng ở đây, thời gian không cho phép, nên một số cha mẹ xin để các em được siêu thoát cùng với các bạn của chúng.

    Động đất xảy ra lúc 2h28 buổi chiều thứ hai, nhiều cha mẹ lập tức chạy đến trường. Trường Xinjiang có chừng 600 học sinh tuổi từ 7 đến 12. Khi họ đến, hầu như tòan bộ ngôi trường đã sập. Họ điên cuồng đào bới giữa đống gạch và những tảng bê tông, bằng những bàn tay trần.

    Người dân và học sinh các trường xung quanh đến trường Xinjiang vào khoảng 4 giời chiều để giúp đào bới và tìm kiếm. Quan chức địa phương cũng đến, xem xét tình hình rồi ra về, cha mẹ các em học sinh kể. Hai giờ sau đó, dân quân và cảnh sát đến, ra lệnh cho các phụ huynh rời hiện trường bởi tình hình rất nguy hiểm. Họ phải ngồi ngoài cổng trường, chờ các quân nhân đào bới.

    Li Chen, 39 tuổi, cho biết con trai chị - cháu Zhang Yuanxin - được tìm thấy ngay trong hôm động đất, và sau đó cùng các nạn nhân khác được đưa lên một chiếc xe tải chở đi.

    "Tôi nghĩ họ chở đi 50 cháu trên hai chiếc xe tải", Chen kể. "Toi gọi giật họ và hỏi ''các anh định mang chúng đi đâu?".

    Các cha mẹ học sinh kể họ đã rất tức giận và lập ủy ban phản đối. Đến ngày thứ ba sau động đất, họ mới được cho vào nhà quàn tìm nhận người thân. Cai Changrong, 37 tuổi, ôm chiếc lọ có tro cốt đứa con 9 tuổi trong lòng, trong khi vợ anh là Hu Xiu không ngừng than khóc.

    "Chúng tôi không thấy vết xước nào trên người cháu", Hu nói. "Nhưng nó mất hết móng tay. Con bé đã cố cào cấu để tìm đường ra. Tôi nghĩ con tôi đã bị ngạt".

    Nhiều bậc phụ huynh đòi thanh tra chất lượng xây dựng các ngôi trường ở Đô Giang Yển. Họ nói có tới 6 ngôi trường bị sập, trong khi các tòa công sở khác vẫn đứng vững. Một người nói rằng giới chức đã cho xây thêm hai tầng ở trường Xinjiang bất chấp việc thanh tra kết luận trường không đảm bảo chất lượng từ hai năm trước - tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.

    Li, người cha mặc áo cho con ở trên, cũng cho rằng chất lượng các trường học không đảm bảo. Anh đến trường chỉ vài phút sau động đất, và ở đó 4 giờ liền để tìm kiếm con. Hai cánh tay Li đầy vết xây xước, móng tay chẻ ra, ngón tay rớm máu vì đào bới.

    Anh mở điện thoại, khoe hình con gái mới chụp tuần trước. Nhưng sáng nay, anh và vợ phải chuẩn bị hỏa táng bé. Họ cố mặc bộ áo hồng cho nó, rồi lại thêm một chiếc sơ mi và quần màu ghi nhạt. Người mẹ đặt một dải lụa trắng bên dưới mái tóc đen của cháu.

    Li mất việc năm 1997 và sống lay lắt nhờ trợ cấp. Anh cho biết trường mà con anh học toàn là con nhà nghèo. "Con tôi học giỏi. Nó ít nói và thích vẽ. Chúng tôi mặc cho cháu bộ này bởi đấy là những thứ con bé thích".

    Li nói anh vừa buồn vừa tức giận. Anh kể rằng khi tìm thấy thi thể con bé trong nhà quàn, nó vẫn còn ấm. Anh không biết con bé đã sống bao lâu trong đống đổ nát. Rồi anh quay đi, cúi thấp xuống, khẽ nói vào tai cháu.

    "Con gái bé bỏng của bố", Li thầm thì. "Con từng biết tự mặc quần áo. Giờ thì bố phải mặc cho con".

    Mai Trang (theo IHT
  3. sonlycai

    sonlycai Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Đã được thích:
    830
    Đúng là không thích tàu nhưng nhìn cảnh những trẻ em bị tai nạn cũng thấy thương tâm.Tuổi ấy cũng như con em nhà mình.Thương quá

Chia sẻ trang này