Chính sách thắt chặt tiền tệ đã "phanh" quá gấp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dung1954, 12/11/2008.

2998 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 05:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 558 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chính sách thắt chặt tiền tệ đã "phanh" quá gấp

    Chính sách tiền tệ đã ?ophanh? quá gấp?MINH ĐỨC12/11/2008






    Câu hỏi này trở thành điểm nóng trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
    Chỉ trong một thời gian ngắn đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước triển khai loạt chính sách mới, theo hướng thắt chặt chính sách tiền tệ. Từ tháng 2 đến tháng 3, qua quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, một lượng tiền lớn được rút khỏi lưu thông (theo tính toán của một số công ty chứng khoán, lượng tiền đó ước khoảng 40.000 - 60.000 tỷ đồng).

    Phía sau những quyết định trên, lãi suất ngân hàng biến động mạnh, tăng cao, nguồn vốn các ngân hàng khó khăn gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp vay vốn, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến thời điểm này, nhiều trường hợp đang đứng trước nguy cơ phá sản.

    Vấn đề trên được các đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu tại nghị trường sáng nay (12/11). Điểm chung là sự ủng hộ hướng thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, nhưng thực hiện quá gấp, quá chặt là vấn đề mà các đại biểu yêu cầu phải nhìn lại.

    Theo đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội), việc thắt quá chặt, bất ngờ và kéo dài trong những tháng đầu năm như một cú ?ophanh gấp? và khiến các doanh nghiệp bị ?osốc?. Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã có sự nới lỏng chính sách tiền tệ một cách thận trọng. Tuy nhiên việc khôi phục hoạt động của nhiều doanh nghiệp bình thường trở lại không dễ dàng, khi mà tiếp cận các nguồn vốn tín dụng vẫn còn khó khăn.

    Còn theo vấn đề đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) băn khoăn, ?oliệu khi ban hành văn bản với liều lượng với thời gian gấp rút như thế thì Ngân hàng Nhà nước và Thống đốc có tiên lượng trước được vấn đề là sẽ ảnh hướng cực lớn dẫn đến sự phá sản cũng như đình trệ sản xuất của nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không??.

    Theo ý trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ không phải thắt chặt, ?ophanh? gấp trong năm 2008 mà đã được thực hiện và có tín hiệu trong năm 2007. Cụ thể, từ ngày 28/5/2007, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được tăng từ 5% lên 10%; đến 16/1/2008 mới tiếp tục tăng 1%. Mặt khác, giữa thời điểm ban hành và thực hiện đều có độ trễ để các ngân hàng chuẩn bị.

    ?oĐối với các tổ chức tín dụng, việc làm này chúng tôi cũng có trao đổi và cũng đưa ra những tín hiệu. Cụ thể, chúng tôi có ban hành Chỉ thị số 06 ngày 2/11/2007, đến 16/1 chúng tôi mới công bố nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc?, Thống đốc giải thích.

    Về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn cho rằng trong thời gian 1 tháng để các ngân hàng chuẩn bị là quá gấp, buộc họ phải chạy đua đẩy lãi suất huy động lên cao để gom đủ vốn, theo đó không còn nguồn vốn cho doanh nghiệp vay hoặc cho vay lãi suất quá cao (23% - 24%/năm), dẫn đến sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.

    Trả lời ý kiến trên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc phát hành tín phiếu cũng đã cho một khoảng thời gian 1 tháng để các tổ chức tín dụng chuẩn bị. Mặt khác, với những dữ liệu ông đưa ra, con số 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, cũng như lượng tiền rút bớt từ tăng dự trữ bắt buộc, khá khiêm tốn so với lượng vốn mà các ngân hàng giải ngân mạnh những tháng trước đó. Và từ đó, Thống đốc gián tiếp trả lời chính sách tiền tệ có quá mạnh tay hay không.

    Cụ thể, trong các tháng 11, 12 năm 2007 và tháng 1/2008, tăng trưởng tín dụng chung là 18%, tức mỗi tháng 6%, đồng nghĩa với tăng trưởng tín dụng là 60.000 tỷ đồng. Còn với quyết định nâng dự trữ bắt buộc thêm 1%, các ngân hàng có 45 ngày chuẩn bị, và thực hiện trong tháng 2 thì thu về khoảng 15.000 tỷ đồng.

    Và với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước quyết định không nâng thêm dự trữ bắt buộc, bởi lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc thấp (1,2%/năm), sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí đầu vào của các ngân hàng, ảnh hưởng đến đầu ra. Theo đó, việc phát hành tín phiếu được xác định và có lãi suất cao hơn mức lãi suất tín phiếu thông thường.

    ?oTôi cho rằng các giải pháp, các bước đi đều có lộ trình. Còn việc điều hành như thế, các doanh nghiệp khó khăn thì chúng ta chống lạm phát trong điều kiện thực hiện 8 nhóm giải pháp cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, chúng ta đã nói rất rõ?, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.

    Do thời lượng chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp có hạn (40 phút), một số câu hỏi về việc Ngân hàng Nhà nước có lường trước những khó khăn đối với doanh nghiệp khi đưa ra các chính sách trên, nếu có sẽ chịu trách nhiệm và rút kinh nghiệm thế nào? vẫn chưa được trả lời. Đáng chú ý là đại biểu Nguyễn Hồng Sơn đã có văn bản chất vấn gửi Thống đốc hơn 10 ngày qua những vẫn chưa được trả lời.
  2. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    CafeF) - Tiếp tục chiều hướng bán ra, hôm nay (12/11), lượng bán ra của nhà đầu tư ngoại đột ngột tăng lên hơn 4 triệu đơn vị, gấp bốn lần khối lượng mua vào.

    Trong thời gian khớp lệnh, khối ngoại đã mua vào 845 nghìn đơn vị và bán ra hơn 2,43 triệu đơn vị. Sang đợt giao dịch thỏa thuận, họ tiếp tục bán ra thêm 1,74 triệu đơn vị và mua vào 175 nghìn đơn vị. Tính chung cả ngày hôm nay (12/11), chênh lệch bán mua của khối ngoại đạt hơn 3,15 triệu đơn vị, tương đương 120 tỷ đồng.
    Dẫn đầu phía được mua vào tiếp tục là một số mã như SBT, REE, VSH? tuy nhiên lượng mua ròng đều không cao.

    Phía bán ra, có tới 9 mã được bán ròng với khối lượng trên 100 nghìn đơn vị, dẫn đầu là VNS với hơn 838 nghìn đơn vị (bán thỏa thuận).Tính chung 2 phiên hôm nay và hôm qua, khối ngoại đã bán ra hơn 1,3 triệu đơn vị VNS.


    VPL vẫn được đều đặn bán ra mỗi phiên vài trăm nghìn đơn vị. Cổ phiếu này tiếp tục dẫn đầu về giá trị bán ròng với 33 tỷ đồng.

    Khá nhiều cổ phiếu chủ chốt góp mặt trong top bán ra hôm nay như DPM, PVD, PPC và VNM.

    Một số mã có lượng bán ra tăng khá mạnh trong phiên hôm nay là MPC (371 nghìn đơn vị), BMP (254 nghìn), GMD (111 nghìn).

    Tại HaSTC, cả lượng mua vào và bán ra trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đều khá cao tuy nhiên phía bán ra vẫn nhỉnh hơn. Tổng lượng mua vào đạt 9,61 triệu đơn vị, trị giá 910 tỷ đồng. Khối lượng bán ra đạt 11,575 triệu đơn vị trị giá 1.110 tỷ đồng.


    Quốc Thắng
  3. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Nhiều NĐT cho rằng nên mua dần cổ phiếu với niềm tin 3 năm nữa, những cổ phiếu tốt hôm nay sẽ lãi gấp đôi.




    Những biến động của thị trường trong thời gian qua khiến nhiều nhà đầu tư bi quan đứng nhìn thị trường nhưng vẫn còn nhiều người lạc quan và đang chờ cơ hội để mua được cổ phiếu với giá thấp hơn.



    Tính thanh khoản "lấn át" bán ròng

    Theo số liệu thống kê từ HoSE, trong 20 phiên giao dịch kể từ đầu tháng 10, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch vẫn đạt gần 290 triệu đơn vị, trung bình 14,5 triệu đơn vị/phiên.


    Ông Phan Anh Tuấn - Trưởng phòng phân tích CTCK Vincom đánh giá, khi thị trường giảm điểm, điểm sáng của thị trường vẫn là tính thanh khoản. Tính thanh khoản của nhiều cổ phiếu được duy trì ở mức cao do nhiều NĐT dài hạn vẫn đang mua vào.Với NĐT tổ chức, tính thanh khoản của thị trường quan trọng hơn các biến động mang tính nhất thời.


    Một số CTCK lớn trên địa bàn TP HCM đã tư vấn cho nhiều NĐT cá nhân về vùng đáy của VN-Index. Nhiều NĐT vẫn đang thực hiện chiến lược mua vào thận trọng và chọn lọc, tập trung vào những mã cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường.



    Cần những quỹ sáng giá


    Theo báo cáo mới nhất của Hãng tài chính LCF Rothschild (Anh) ngày 28/10 cho biết, hiện tại, hầu hết các quỹ hoạt động tại Việt Nam có giá trị tài sản ròng (NAV) giảm từ 25 - 60% so với lúc đỉnh. Giá các chứng chỉ quỹ niêm yết ở nước ngoài cũng đang thấp hơn NAV trung bình 30%, kể cả những quỹ tên tuổi và có mặt tại Việt Nam lâu năm.


    Vừa qua, Cty TNHH quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Cube đầu tư vào TCty đường sông miền Nam (SOWATCO), với 29,8% cổ phần.


    Cty TNHH quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Cube (Cube Securities Ltd.) thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn tài chính Cube - chịu sự quản lý của cơ quan Dịch vụ Tài chính Vương quốc Anh. Được thành lập năm 2003. CUBE hiện quản lý 1,2 tỷ USD và có văn phòng tại London, HongKong... Và bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam năm 2006.

    Đại diện quỹ cho rằng trong thời gian 2 năm nữa, sẽ nhìn thấy lợi nhuận từ những đầu tư bây giờ bởi logistic là lĩnh vực sẽ có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm tới.

    Khả năng huy động vốn của các quỹ trong thời gian tới được đánh giá là rất khó khăn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng, một số đầu tàu lớn của nền kinh tế thế giới ngấp nghé bên bờ vực suy thoái. Do đó, các quỹ đang phải đang phải "liệu cơm gắp mắm" khi tham gia thị trường, xoay chuyển tình thế trong khoản vốn hẹp.



    Nhìn xa trông rộng
    Thời điểm hiên nay, đầu tư vào bất cứ kênh nào cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhưng xét về dài hạn, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhấ bên cạnh các kênh đầu tư khác như ngoại tệ, vàng, bất động sản, tiền gửi...


    Theo một chuyên gia kinh tế đánh giá, "thị trường bất ổn như hiện nay là một thời cơ tốt để các NĐT đánh giá chính xác các DN niêm yết, cơ cấu lại danh mục đầu tư để mang lại lợi nhuận khi thị trường hồi phục."


    Ông Lê Nam Phương - NĐT - C7ty Chứng khoán ACB cho biết: "Trong thời gian này, một luồng cung mới sẽ đổ ra thị trường, sự lựa chọn sẽ thực sự hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nên tìm hiểu cụ thể giá trị của các DN khi đầu tư".



    Theo Hải Ngọc
  4. d0913556579

    d0913556579 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2008
    Đã được thích:
    0
    kinh doanh ở Việt Nam thì phải cố mà quen với chính sách thay đổi chóng mặt dần đê
    Một tháng ra hai chính sách là bình thường

Chia sẻ trang này