“Chính sách tiền tệ đã bành trướng quá lớn trong nền kinh tế”- ..... cần phải siết chặt như năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giacmotrua26, 22/02/2013.

6719 người đang online, trong đó có 1008 thành viên. 16:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 354 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    “Chính sách tiền tệ đã bành trướng quá lớn trong nền kinh tế”


    Để trả chính sách tiền tệ về đúng chỗ và nâng vai trò của thị trường vốn, cần phải siết chặt như năm 2012 trong vòng 5 - 10 năm tới.
    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa có buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 21/2/2013.

    Trả lời câu hỏi bản chất của khủng hoảng trong các lĩnh vực kinh tế như chứng khoán, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, nợ xấu, công ty phá sản, giải thể…năm qua là do sự bất cân đối giữa tích lũy và đầu tư. Trong vòng 10 năm qua, tích lũy của chúng ta chỉ đạt xấp xỉ 20% GDP, nhưng nhu cầu đầu tư luôn tới 40% và ta cũng luôn cố gắng đầu tư đến mức đó. Thế là nó làm xô lệch hết.

    Giải tỏa cho sự mất cân đối đó, Thống đốc cho rằng đó là vốn FDI. Theo Thống đốc, vì không làm đến đầu đến đũa, nên luồng vốn FDI vào mà chất lượng không cao, chủ yếu ở bất động sản, không tạo ra giá trị gia tăng. Làm gì để giải quyết lỗ hổng đó? Năm qua vĩ mô đặt ra vấn đề phải có làn sóng FDI mới, đi kèm là cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài mới.

    Thống đốc cũng bày tỏ, sự mất cân đối trên có sự đóng góp của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ đã bành trướng quá lớn trong nền kinh tế và năm ngoái chúng ta mới chỉ bắt đầu trả nó về đúng vị trí.

    Theo tính toán của NHNN, với cơ cấu kinh tế hiện nay, phải mất 5 – 10 năm nữa, nếu làm quyết liệt như năm 2012, chúng ta mới trả được chính sách tiền tệ về vị trí của nó và nâng được vai trò của thị trường vốn lên.

    Trên thị trường vốn, trái phiếu chính phủ phải làm nhiệm vụ dẫn dắt. Tuy nhiên đến giờ trái phiếu chỉ phát hành để có nguồn bổ sung chi tiêu, còn sau đó làm sao để nó đẻ ra tiền tiếp thì bỏ trống. Theo nguyên lý bình thông nhau, nếu NHNN hạ quả bóng tiền tệ xuống thấp, thì quả bóng thị trường vốn phải được đẩy lên. Suốt thời gian qua, không ai dẫn dắt thị trường vốn. Sự bền vững của nền kinh tế phải trông chờ vào thị trường vốn còn chính sách tiền tệ chỉ là giải cứu trong một lúc nào đó.

    Theo TBKTSG
    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...n-trong-nen-kinh-te-20130222051044730ca34.chn

Chia sẻ trang này