Chính sách tiền tệ mới của chính phủ có thể thất bại nếu gọi là chống lạm phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguyenhuho, 03/04/2011.

5887 người đang online, trong đó có 672 thành viên. 08:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1063 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Năm 2010 do chính sách sai của NHNN về tài chính tiền tệ đã dẫn đến mất giá đồng bạc VNĐ thì chính phủ thắt chặt tiền tệ thì đúng.

    Nhưng sau khi phá giá VNĐ, tiếp đến tăng giá xăng dầu, tăng giá điện thì có thể đúng đẫn đến lạm phát mạnh vào quý 1-2011.

    Nhưng cách đây vài hôm tăng tiếp giá xăng là kg thể nói chuyện chống lạm phát bằng cách thắt chặt tín dụng nữa mà lạm phát này du nhập từ bên ngoài vào: Xăng, nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm... Vì chúng ta là nước nhập siêu cho nên khi giá cả thế giới tăng buộc giá thành hàng hoá trong nước phải tăng theo, nhất là giá xăng dầu liên quan đến mọi ngành kinh tế.

    Năm 2010 mọi hàng hoá DN Việt nam đều có chi phí cho sản xuất tăng, buộc hàng hoá bán ra phải tăng, nay đầu năm đến giờ 2 lần tăng giá xăng lên 5000đ kết hợp với chi phí vay NH cao thì hàng hoá đều phải tăng dẫn đến tác động chung mọi hàng hoá trong nước đều tăng trong khi đồng lương của Cán bộ, Công nhân, Viên chức... đều kg đủ để bù chi phí tăng sinh hoạt hàng ngày. Do đó Lạm phát kép diễn ra liên tục. Nhất là nếu tình hình xăng dầu thế giới tiếp tục tăng, lãi suất NH kg hạ thì cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục diễn ra.

    Nếu như 2008 đỉnh cao của giá xăng dầu thế giới thì với tỉ giá USD lúc đó xăng dầu trong nước cao nhất chưa đến 20 K vậy mà đợt này xăng dầu thế giới mới 100 -105 thì xăng trong nước đã 21300, vậy thì làm sao mà chính phủ nói thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho chỉ số CPI hạ nhiệt? Nếu tình hình xăng dầu thế giới tiếp tục tăng thì chính phủ chống nổi kg, NH kg chịu giảm lãi suất thì làm sao mà các DN sẽ dễ thở khi mà hàng hoá làm ra phải chịu chi phi quá lớn?

    Tôi lấy ví dụ như chuyện ly cà phê: năm vừa rồi giá cà phê tăng mạnh nhưng các quán sá kg tăng giá bán cà phê, vậy mà sau 2 đợt tăng giá xăng thì các quán cà phê cũng tăng giá 2 lần trong khi giá cà phê đang giảm trở lại?
  2. zaq1mlp0

    zaq1mlp0 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Chính sách thất bại toàn diện.
    Càng thắt, doanh nghiệp đang chết dần chết mòn, nhưng lạm phát vẫn ngày càng cao =))
  3. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Tất cả cùng khổ, mà dân nghèo càng khổ.
  4. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Quà sáng teo tóp vì bão giá

    Dẫn đứa con nhỏ vào quán hủ tiếu định dùng bữa điểm tâm, song khi nhìn bảng giá đã lên 23.000 đồng một tô, chị Lệ ngán ngẩm quay đầu xe tấp vào một quầy hàng xôi trên đường mua đại hai hộp với giá 14.000 đồng.
    > Thay đổi thói quen tiêu dùng vì giá leo thang


    "Sáng ra ăn xôi khô khốc nuốt không trôi nhưng chả lẽ không ăn. Giờ cái gì cũng đắt đỏ không tính kỹ thì chỉ có đói", chị Lệ - nhân viên một công ty bất động sản tại TP HCM thở dài.
    [​IMG]Sáng nay giá nhiều món ăn bình dân tại TP HCM được điều chỉnh tăng từ 1.000 - 3.000 đồng. Ảnh: TN.
    Theo ghi nhận của VnExpress.net, từ sáng 2/4 nhiều cửa hàng bán đồ ăn, thức uống tại Sài Gòn đã niêm yết giá mới. Theo đó, mỗi phần ăn ở các nhà hàng lớn tăng từ 4.000 đến 5.000 đồng (tương đương 10-15%), riêng các món ăn bình dân bày bán ở lề đường như: xôi, hủ tiếu, bánh mì, cơm tấm cũng đồng loạt tăng thêm 1.000-3.000 đồng một phần. Hầu hết nguyên nhân được người bán hàng giải thích là do giá cả thị trường, nhất là giá xăng tăng đột biến.
    Tại tiệm phở Hà Nội trên đường Trần Phú (quận 5), giá mỗi tô phở hôm qua là 22.000 đồng, đến sáng nay đã được thông báo lên 25.000 đồng. Bà Linh, chủ tiệm cho biết, do giá sỉ thịt bò, gà sống đã tăng thêm từ 2.500 đến 4.000 đồng, cộng thêm các loại rau sống, gia vị cũng tăng từ vài trăm đồng đến vài nghìn một kg nên tiệm phải điều chỉnh giá để không bị lỗ.
    "Thịt, rau, thậm chí cả tỏi, ớt đã tăng từ mấy ngày nay rồi nhưng quán vẫn cầm cự đến hôm nay mới tăng vì sợ khách hàng chưa quen với mặt bằng giá mới", bà Linh phân trần. Bà cho biết, mặc dù số lượng khách đến ăn hôm nay có giảm so với trước nhưng mức giảm không đáng kể.
    Gia đình ông Trường gồm 4 người lâu nay có thói quen ra tiệm phở vào mỗi buổi sáng cuối tuần. Hai tháng trước giá ở đây chỉ 18.000-20.000 đồng một tô, rồi tăng lên 22.000 đồng, đến nay 25.000 đồng. Ông nhẩm tính, trung bình mỗi buổi sáng gia đình ông phải chi 100.000 đồng cho bữa sáng (tốn thêm khoảng 20.000 đồng so với tháng trước).
    "Giờ phải tính toán lại thôi chứ cứ ăn uống đà này tốn kém quá. Vợ chồng tôi làm lương công chức thu nhập cộng lại chưa đến 5 triệu cũng đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, đóng phí điện, nước và để dư được chút đỉnh, nhưng cứ đà cái gì cũng tăng thế này chắc không còn đồng nào", ông Trường nói.
    Còn bà Kiều đến đây mua một tô phở mang về cũng cho biết, bắt đầu từ nay gia đình bà tập thói quen sáng dậy sớm nấu cơm hoặc mì tôm ăn rồi ai nấy đi làm, đi học để tiết kiệm. Riêng chỉ có mẹ của bà năm nay gần 90 tuổi răng yếu nên được "ưu tiên" ăn phở.
    [​IMG]Quán cơm tấm trên đường Thành Thái (quận 10, TP HCM) giá vẫn chưa đổi. Ảnh: TN.
    Một số cửa tiệm mặc dù không tăng giá song lại áp dụng chiêu "sẻ thịt lọc xương" khẩu phần ăn của khách để giảm chi phí, đảm bảo doanh thu.
    Có mặt tại tiệm cơm tấm bình dân trên đường Sư Vạn Hạnh, anh Triệu, công nhân cầu đường cho biết, mặc dù giá ở quán này không tăng nhưng theo quan sát của anh thì miếng sườn có vẻ mỏng hơn và lượng cơm trong mỗi khẩu phần cũng vơi hơn trước.
    "Ngày nào mình cũng ăn ở đây nên quen rồi, hồi trước miếng thịt sườn dày và to, còn giờ thì bọn mình vẫn đùa với nhau là lấy miếng sườn dán vào mắt mà vẫn thấy đường đi. Đã vậy trước ăn chỉ ăn một dĩa cơm là no nhưng giờ phải thêm một dĩa nhỏ nữa mới đủ", anh Triệu than.
    Thừa nhận thực tế này, song theo lời giải thích của chủ tiệm thì cách cắt giảm lượng thức ăn như vậy chỉ là "kế tạm thời" để không bị mất khách. "Cũng không phải giảm đi nhiều nhưng biết làm sao bây giờ, tháng trước thịt lợn có 80.000 đồng giờ lên cả trăm nghìn rồi. Người ta tăng giá ầm ầm còn mình đâu có tăng đồng nào", bà chủ quán cho biết.
    Song song đó, tại một số điểm bán thực phẩm bình dân khác, chủ quán cho biết vẫn chưa có kế hoạch tăng giá vì xuất phát từ mong muốn chia sẻ khó khăn cùng khách hàng. "Thay vì trước đây lời 4.000 đồng một dĩa giờ xuống chỉ còn 3.000 đồng, mặc dù ít một chút nhưng vẫn sống được", anh Hòa chủ tiệm cơm tấm trên đường 3/2 (quận 10, TP HCM) nói với VnExpress.net.
  5. vietsovpetro1

    vietsovpetro1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    504
    Trong cấu thành sản phẩm của doanh nghiệp thì ngoài các loại chi phí thiết yếu đầu vào như chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí quản lý . . . còn có chi phí vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành giá của sản phẩm dịch vụ. Chính sách tiền tệ của nhà nước hiện nay đang ngày càng bóp chết doanh nghiệp dẫn đến bóp chết nền kinh tế, dẫn đến thất ngiệp tràn lan.
  6. Manhbeo

    Manhbeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    780
  7. nguyenhuho

    nguyenhuho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/07/2010
    Đã được thích:
    0
    writeFolderTitle(PAGE_FOLDER);KINH DOANH
    Thứ bảy, 2/4/2011, 11:55 GMT+7

    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/04/gia-thuc-pham-tang-cho-e/','Giá+thực+phẩm+tăng,+chợ+ế','Giá+thực+phẩm+tăng,+chợ+ế','sociable',1000506228); [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Giá thực phẩm tăng, chợ ế

    Đi kèm với đà tăng giá tại gần như tất cả các chợ ở Hà Nội là hình ảnh những sạp thịt, quầy rau còn ê hề đến tận trưa, thậm chí chiều muộn.
    >Giá cả tăng cao, quán ăn bình dân tìm kế giữ khách
    >Rau xanh, thực phẩm vào đợt tăng giá mới


    Đầu giờ sáng thường là thời điểm đông khách nhất, nhưng sạp thịt lợn của chị Tâm tại chợ Nghĩa Tân (Hà Nội) vẫn vắng hoe. Chị bảo, ngày trước, những hôm sát mùng một phải kéo cả chồng hoặc con trai đi phụ bán hàng. Nếu không có người phụ giúp, một mình chị phục vụ không xuể, có khi gặp khách khó tính còn bị dỗi. Còn từ nửa tháng nay, chị lấy hàng ít đi nhưng chỉ bán được bằng nửa so với trước.
    [​IMG]Hàng thịt vẫn vắng vẻ vào 8h30 trước ngày mùng một. Bình thường, thời điểm này là lúc những người bán hàng phục vụ khách không kịp. Ảnh: Tuệ MinhChị Hiền bán thịt lợn tại chợ Thái Hà cũng than thở, hôm 31/3, ngồi từ sáng đến 12h trưa, chỉ bán được hơn ba cân thịt cho 10 khách. Giá tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, khách đến toàn mua 2-3 lạng, làm lượng bán giảm mạnh, chị nhận xét.
    Trước đây, cả giao nhà hàng và bán lẻ cho người dân, chị vẫn bán được khoảng 50 kg, có khi gần 1 tạ mỗi ngày. Khoảng nửa tháng nay, doanh số bán hàng sụt đáng kể. Mỗi ngày, chị chỉ nhập về khoảng 25-30 kg, trong số đó đã có 15 kg giao cho nhà hàng. Số còn lại gồm cả thịt, xương và nội tạng bán lẻ từ sáng tới chiều mà có hôm vẫn ế. Hiện tại, giá bán thịt lợn nạc thăn tại chợ này phổ biến 120.000 đồng một kg, các loại khác khoảng 100.000-110.000 đồng.
    Bà Vân, nhà ở đường Đặng Tiến Đông vẫn hay mua rau củ, thực phẩm ở đây bảo, mỗi lạng thịt đã đắt hơn trước 1.000-2.000 đồng, tính đơn lẻ thì không đáng gì, nhưng về lâu dài, mỗi thứ đắt lên đều mỗi tốn. Nhà có bốn người, bình thường bà Vân vẫn mua khoảng 4 lạng rưỡi thịt, nhưng từ lúc mặt hàng này lên giá, bà cắt xuống chỉ còn 4 lạng.
    [​IMG]Những loại thực phẩm khác như thịt bò, gà cũng trong tình trạng vắng khách. Ảnh: Tuệ Minh"Ế ẩm, chán" cũng là những câu cửa miệng của nhiều tiểu thương kinh doanh rau củ, thực phẩm tại nhiều chợ như Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Ngọc Khánh, Thành Công...
    Cô Tuyết, bán rau tại chợ Thành Công than thở, đi lấy hàng, khổ nhất là cứ phải tính toán làm sao để bán được hết trong ngày vì rau để lâu sẽ không bán được. Bình thường, cô vẫn đều đặn lấy nhiều loại, mỗi thứ một ít; từ khi bán chậm hơn, cô tăng cường các loại củ, quả như su su, cải bắp, hành tây, đậu quả hay các loại khoai... để có thể bán dài ngày. Trước cô bán hết một xe rau đầy, nhưng giờ chỉ dám lấy bằng hai phần ba, mà vẫn có hôm ế.
    Có hôm thấy rau cải bán rong rẻ, chỉ 1.500 đồng một mớ cô mua 20 mớ và phải bán hai ngày mới hết. Theo cô, cũng có thể do quá "tham", bán giá 2.500 đồng một mớ, nên mới ế. "Nhưng cả chợ toàn bán thế, hàng nào bán rẻ hơn sẽ bị cho là phá giá. Mà cũng sợ khách quen mua rẻ rồi, lần sau không tìm được nguồn hàng giá rẻ, thì mất hết khách", cô chia sẻ.
    [​IMG]Bán hàng khó khăn, nhiều người kinh doanh rau củ chọn cách nhập những mặt hàng củ, quả để có thể bán dài ngày. Ảnh: Tuệ MinhLàm nghề mổ lợn thuê gần chục năm, anh Hùng ở Từ Liêm tiết lộ ngay cả lúc hàng khan miễn là chấp nhận giá của lò mổ thì lấy bao nhiêu cũng được. Song lò mổ cũng ít khi tự ý nâng giá, mà chỉ tăng khi giá bán từ các trang trại đưa hàng về đội lên. Do đó, lý do "vì giá lấy tại lò đã cao nên người bán phải bán cao" như giải thích của người bán hàng không hợp lý.
    Theo anh, giá bán tại lò mổ phụ thuộc vào định mức bán hàng trang trại đạt được. Chẳng hạn, mỗi tháng, trang trại sẽ cung cấp 1.000 con lợn cho toàn bộ các lò mổ tại Hà Nội, giá ổn định ở mức 50.000 đồng mỗi kg. Nhưng khi lò mổ chỉ có nhu cầu nhập 800 con, thì trang trại hạ giá xuống để "đẩy" được đủ định mức 1.000 con nên giá chỉ còn khoảng 48.000 đồng một kg.
    Bù lại, tháng nào nhu cầu lò mổ cao, lên tới 1.200 con, thì giá lại đẩy lên đến 53.000- 55.000 đồng mỗi kg. Chi phí vận chuyển đến các đầu mối bán lẻ cũng chỉ tăng thêm khoảng 10% nên cũng không đến mức tiểu thương phải điều chỉnh giá cao như hiện tại.
  8. WarrenttBocPhet

    WarrenttBocPhet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Mấy thằng doanh nghiệp lừa đảo, ngu đôt trong làm ăn như thế này phải giải tán hết đi.
    Theo tôi chính sách của CP hiện thời là hoàn toàn đúng đắn: giải tán hết các DN hiện thời, xoá hết để đánh ván mới cho nó hoành tráng
  9. maybaytrongtrang

    maybaytrongtrang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    812
    chả ai nói chính sách là sai cả... giờ ko đủ tiền ngồi cafe bar... mắc quá
  10. khongPR

    khongPR Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/03/2010
    Đã được thích:
    216
    Doanh nghiệp lừa đảo thì ko chết đâu vì càng lạm phát chúng càng lừa đảo tợn, chỉ chết các doanh nghiệp làm ăn lương thiện.
    Lam phát thế này chứ lạm phát nữa, rồi các ngân hàng ngừng hẳn cho vay thì các DNNN vẫn sống khỏe, chỉ có tư nhân là chết, các tập đoàn kinh tế NN càng độc quyền tợn.
    Haizzzzzzzzzzzz!

Chia sẻ trang này