1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chính sách tiền tệ năm 2023 không thể chủ quan với lạm phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Crocodile68, 11/01/2023.

3250 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 95 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Crocodile68

    Crocodile68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2018
    Đã được thích:
    2.927
    “Chính sách tiền tệ năm 2023 không thể chủ quan với lạm phát”
    Vũ Phong -
    Đây là phát biểu của ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ tại Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2023 – Diễn đàn thường niên lần thứ 15 với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức...
    [​IMG]
    Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ
    Theo ông Quang, vào thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách của các định chế lớn đều nhận định là lạm phát chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi lạm phát lên cao nhất 40 năm gần đây.

    Với sai lầm nhận định đó, các ngân hàng trung ương đều phải chuyển đổi chính sách tiền tệ. Từ nới lỏng chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Thậm chí, Fed đã tăng 4 lần lãi suất với mức tăng 0,75 điểm phần trăm mỗi lần. Trong khi đó, ở quá khứ hầu như Fed chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm mỗi lần. Điều này thể hiện quá trình kiềm chế lạm phát rất nhanh, gấp.

    Vì vậy, mặt bằng lãi suất toàn cầu bị đẩy lên rất cao làm cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Riêng trong năm 2021, chỉ số DXY đo sức mạnh đồng USD tăng tới 21%.

    Điều này tạo lên áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ, không chỉ của Việt Nam mà tất cả lên các nước mới nổi. Trong bối cảnh đó, đồng USD trở thành hầm trú ẩn cho tất cả các nhà đầu tư. Dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới sụt giảm gần 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng khoảng gần 9% tổng dự trữ ngoại hối thế giới. Vì sao, vì dòng chiều đảo chiều chảy về Mỹ.

    "Với bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng", ông Quang nhận định.

    Bài toán khó nhất đối với Ngân hàng Nhà nước là tìm điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá. Bởi lẽ, nếu hy sinh tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối.

    Ngược lại, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn tới với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% so với GDP, dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát. Điều này khiến lạm phát trong nước không kiểm soát được. Mà khi đó, các mục tiêu vĩ mô cũng không thể kiểm soát được.

    Trong bối cảnh đó, năm 2022 Việt Nam nhúng chính sách tiền tệ vào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô thì Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt với nhiều khó khăn Một loạt bài toán khó đặt ra.

    Thứ nhất, làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo. Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu nhìn tỷ lệ trên thì chưa thể đánh giá hết, nhưng nếu nhìn con số tuyệt đối về dư nợ lên tới 12 triệu tỷ đồng thì thật sự là lớn.

    "Thông thường, đầu tư cho nền kinh tế đến từ rất nhiều nguồn, từ vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn FDI, vốn từ thị trường trái phiếu, chứng khoán, đầu tư công, và kiều hối… thì tín dụng chỉ là một kênh trong các nguồn vốn. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế việt nam là phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, cho nên áp lực đối với tín dụng trong bối cảnh biến động của năm 2022 lại càng lớn", ông Quang nhấn mạnh.

    Thứ hai, làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng Đô la tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa kỳ...

    Thứ ba, làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền lệ.

    Bước sang năm 2023, ông Quang cho biết, mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng.

    "Rất may cuộc khủng hoảng lần này rất khác hồi năm 2008. Ở thời điểm 2008, ngành ngân hàng chất lượng, quản trị thực sự có vấn đề và nợ xấu dâng cao. Chúng ta phải trải qua cuộc vật lộn tái cơ cấu hơn 10 năm vẫn chưa xong. Nhưng đến nay, mừng nhất ngành ngân hàng có sức khoẻ tốt hơn, bảng cân đối tốt", ông Quang chia sẻ.

    Theo đó, vị Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trong đó bất biến là kiểm soát lạm phát, còn cách thức điều hành thì rất linh hoạt.

Chia sẻ trang này