Chờ đợi và hy vọng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pipihn, 05/03/2008.

2365 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 04:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 210 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
    Chờ đợi và hy vọng

    VN-Index mất 23,8 điểm (-3,46%) trong tuần qua. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong phương thức khớp lệnh đạt 3.417 tỷ đồng, bình quân 683 tỷ đồng/phiên so với 676 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó.

    Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 577 tỷ đồng, bán ra 186,3 tỷ đồng; bình quân mua vào 115 tỷ đồng/phiên và bán ra 37 tỷ đồng/phiên so với con số tương ứng 78 tỷ đồng và 37 tỷ đồng của tuần trước đó. Như vậy, giá trị mua vào của khối này đã tăng đáng kể trong khi phần bán ra gần như không đổi so với tuần trước. Về trái phiếu, khối này tiếp tục mua vào với tổng giá trị ròng là 350 tỷ đồng.

    2 trong số 5 cổ phiếu lớn nhất thị trường là VNM và PPC tăng giá lần lượt 2,6% và 8,2% trong khi STB, DPM và FPT tiếp tục mất điểm. Đứng đầu trong nhóm giảm giá của các cổ phiếu lớn là REE, SSI và SJS với tỷ lệ giảm từ 15,5- 14,1%.

    Bình luận

    Tình hình vĩ mô vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, những giải pháp mà các cơ quan quản lý tuyên bố sau đợt tuột dốc mạnh của tuần trước đó mang tính ?ochữa cháy? nhiều hơn, có phần thiếu nhất quán, thể hiện sự lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề vĩ mô của nền kinh tế.

    Về phía các nhà đầu tư, tâm trạng lo lắng xen lẫn với thấp thỏm chờ đợi một điều gì đó tươi sáng hơn từ những tuyên bố của các cơ quan quản lý vừa đủ để ngăn cản họ bán tháo chứng khoán với giá sàn nhưng chưa đủ để thúc đẩy nhà đầu tư mạnh tay mua vào. Vì vậy, khối lượng giao dịch chỉ đạt xấp xỉ mức của tuần trước đó. Dấu hiệu khả quan là chỉ số giá cổ phiếu dù liên tục xuyên thủng hết đáy này tới đáy khác nhưng không còn cảnh giảm sàn. Bên cạnh đó là các nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể lượng mua vào với lượng mua ròng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong phương thức khớp lệnh là 390,6 tỷ đồng so với mức 205,4 tỷ đồng của tuần trước đó. Còn trong phương thức thỏa thuận, họ không bán ra mà mua vào gần 300.000 cổ phiếu trị giá 15 tỷ đồng.

    Tuy thị trường bất động sản đã bắt đầu có dấu hiệu rơi vào trầm lắng nhưng luồng vốn đầu tư vẫn chưa tìm đến với chứng khoán. Trong khi đó, giá vàng lại liên tục tăng, sắp chạm ngưỡng 19 triệu đồng/lượng, khiến một số nhà đầu tư ưu ái lựa chọn vàng hơn chứng khoán.

    Phân tích kỹ thuật

    Một tuần giằng co của VN-Index. Sau ngày thứ Hai và phiên 1 ngày thứ Ba lên điểm, VN-Index lại tụt dốc. So sánh với diễn biến của 2 tuần sau Tết, việc mất điểm lần này nhẹ hơn. Thị trường đang có sự đấu tranh tâm lý rất mạnh. Thực tế thì những nhà đầu tư ?ocâu đáy? 2 ngày cuối tuần trước cũng chưa thu được lợi nhuận như mong muốn.

    Trên đồ thị giá, 2 ngày cuối tuần qua có sự tăng lên của chỉ số Momentum (6 ngày). Việc giằng co của thị trường đang đưa chỉ số này vào quỹ đạo trước đây của nó, sau 2 tuần dao động với cường độ mạnh nhất từ tháng 10/2007 trở lại đây.

    VN-Index đã chạm vào đường biên dưới của Andrew''s PitchFork. Với việc mất điểm trong cả 3 đợt khớp lệnh ngày thứ Sáu, VN-Index đã vượt qua đáy 677 điểm hình thành vào thứ Sáu tuần trước đó. Do khối nước ngoài tăng mạnh mua vào nên VN-Index không mất nhiều điểm khi vượt qua mức đáy này. VN-Index sẽ cho thấy những tín hiệu của sự ổn định khi mà mức 715 điểm được duy trì và củng cố.

    Khuyến nghị

    Thị trường dường như đang rơi vào giai đoạn tích luỹ khi mức biến động giữa các phiên đang giảm dần. Mặc dù vậy, bên bán vẫn đang thắng thế. Có lẽ, thị trường đang chờ đợi những biện pháp thiết thực hơn từ phía Chính phủ.

    Bài viết được cung cấp bởi CTCK Hà Nội và chỉ mang giá trị tham khảo.

Chia sẻ trang này