Chớ nên lạc quan tếu về nền kinh tế VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 26/04/2007.

4135 người đang online, trong đó có 281 thành viên. 19:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 642 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Chớ nên lạc quan tếu về nền kinh tế VN

    Từ Diễn đàn kinh tế Việt Nam

    Ngày vui không kéo dài mãi

    LTS: Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam, ẩn đằng sau những lời khen cho phải phép là những ý tứ (dễ bị bỏ qua) góp ý công tâm...


    Mặc dù tuyên bố: ?oTôi muốn thể hiện sự lạc quan (khi nói) về tiến trình phát triển của Việt Nam?. Nhưng, giáo sư Pietro P. Masina, đến từ Italy, vẫn kết thúc tham luận của mình trước Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức tại TP.HCM hôm thứ hai, 23.4.2007, bằng một lời nhắc nhở (đừng nghĩ là) nhẹ nhàng: ?oNhững thách thức sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những gì mà Việt Nam đã trải qua khi bắt đầu quá trình cải cách cách đây 20 năm?Theo một nghiên cứu của ngân hàng JBIC, các nhà doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản mặc dù vẫn coi Việt Nam là một trong những quốc gia đầy hứa hẹn trong tương lai 3 năm tới, nhưng, thái độ này có được là dựa trên lợi thế ?onhân công rẻ? của Việt Nam. Trong khi, theo ông Shozo Sakata, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (IDE- JETRO): ?oViệt Nam sẽ nhanh chóng mất các lợi thế này sau khi trở thành một nước đang phát triển có thu nhập khá?.

    Lâu nay, theo ông Shozo, còn một lý do khác để các nhà đầu tư Nhật lựa chọn Việt Nam là để ?otránh việc đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc?. Nếu như ở bình diện quốc gia, Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Mỹ không mấy thoải mái khi nhìn thấy Trung Quốc trở thành cường quốc quá nhanh. Thì, đối với các nhà doanh nghiệp, lợi nhuận mới là yếu tố mang tính quyết định. Theo ông Shozo, Việt Nam được lựa chọn nhờ công thức ?oTrung Quốc + 1?. Có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật chọn Trung Quốc nhưng đồng thời cũng tìm một khu vực khác để đưa một phần vốn của mình vào, nhằm chia sẻ rủi ro. Năm 2001, Việt Nam đứng ở hàng thứ 5 trong bảng xếp hạng lựa chọn; năm 2005, đứng hàng thứ 4 và 2006, sau vụ đảo chính quân sự ở Thái Lan, Việt Nam vượt lên, xếp hàng thứ 3.

    Ông Shozo nói: ?oViệc giữ chân các nhà đầu tư tại Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ cải thiện môi trường kinh doanh ở Trung Quốc?. Trong khi, môi trường kinh doanh ở Trung Quốc vẫn đang tốt hơn nhiều. Trung Quốc được 77% doanh nghiệp Nhật bình chọn là ?ođất hứa?, đứng đầu bảng, trong khi Việt Nam xếp thứ ba với chỉ 33%. Năm 2006, Trung Quốc thu hút được 63 tỉ đô la từ nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó hơn 30% là đầu tư đến từ các nước châu Á. Không dừng lại ở việc thu hút vốn, từ 2002, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng 51,6%/năm. Trung Quốc được dự đoán sẽ là nước đầu tư lớn nhất tại châu Á vào năm 2011 với số vốn lên tới 60 tỉ đô la.

    Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO được đánh giá cao, nhưng ?ongày vui? không kéo dài mãi nếu như môi trường đầu tư ở bên trong không tiếp tục được cải thiện. Việt Nam vẫn đang ở một xuất phát điểm rất thấp. Nếu giữ được mức độ tăng trưởng liên tục 8%/năm, thì cũng phải đến năm 2020 GDP đầu người của Việt Nam mới đạt 1.843 đô la - mức mà người Thái đã có được từ 12 năm trước (1995). Việt Nam hiện vẫn có tới 75% dân số là nông dân; tỷ lệ này ở Trung Quốc đã được rút xuống còn 57% và Malaysia là 30%. Con đường phía trước của Việt Nam vẫn còn không đơn giản.
    Ông Shozo Sakata, một người có nhiều năm nghiên cứu ở Việt Nam, trong bản tham luận của mình, nhắc đi, nhắc lại rằng: ?oViệt Nam phải có cái gì đó để hấp dẫn, phục vụ việc tăng trưởng trong tương lai, chứ không chỉ dựa vào lao động rẻ?. Bộ trưởng Bộ Giáo dục thừa nhận: ?oTrên 70% thanh niên Việt Nam bước vào thị trường lao động mà không được đào tạo trước một cách phù hợp?. Đưa tỷ lệ lao động được đào tạo từ 30 lên 50%, theo GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, là một thách thức lớn, vì kinh phí cho giáo dục của Việt Nam hiện chỉ đạt 50.000 đồng/tháng/người dân.

    Nhưng điều mà các nhà đầu tư lo ngại nhất ở Việt Nam là sự kém phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, của hệ thống pháp lý và cung cách điều hành của Việt Nam. Các nhà đầu tư coi những yếu kém đó là một trong những ?oyếu tố rủi ro? chính. Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều cam kết, trong đó có những cam kết điều chỉnh hệ thống pháp lý theo đúng với các chuẩn mực quốc tế. Những cam kết đó không chỉ vì để qua được cánh cửa WTO mà vì để Việt Nam có thể đạt được những lợi ích lâu dài cho dân tộc mình. Chỉ có việc tiếp tục tuân thủ những chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, mới thực sự có được sự phát triển bền vững.

    Theo ông Shozo, đối với những ?ongười đến sau? trong quá trình phát triển như Việt Nam, cách hiệu quả nhất để phát triển công nghiệp sản xuất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Muốn đạt được điều đó, Việt Nam phải xây dựng cho mình một hình ảnh, cả về kinh tế lẫn chính trị, vừa tạo được thiện cảm với bên ngoài, vừa tạo được sự yên tâm với những người đầu tư ở bên trong. Việt Nam là một nước có nhiều tiềm năng và đang là một trong những quốc gia có mức độ tăng trưởng tốt. Nhưng, nhìn ra xung quanh, khả năng cạnh tranh của Việt Nam không tốt hơn. Việt Nam không có khả năng mua một lúc cả trăm chiếc Airbus hay Boeing. Việt Nam không có một thị trường tiêu thụ lên tới hàng tỉ người như Ấn Độ hay Trung Quốc để có thể vì lợi nhuận mà nhận được một vài sự tương nhượng. Việt Nam, vì thế, ngoài việc đi cùng những chuẩn mực của thế giới, còn phải tìm kiếm cho mình một cái gì đó ?othực sự hấp dẫn hơn?.

    Huy Đức
  2. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    bác đưa bài này ra nhằm mục đích gì,nếu có mục đích lên phân tích nhé.còn đọc ko chả có nghĩa lí gì cả,thấy vô duyên
  3. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    ới xuất phát điểm thấp mà mỗi năm GDP chỉ tăng <10% thì là kém chứ lạc quan gì, đài loan trong thập niêm 70-80 GDP tăng 15-20% một năm.
  4. hoctrothirot

    hoctrothirot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    2
    Bạn ơi, Đài loan rộng bao nhiêu, có bao nhiêu dân, lúc nào cũng vậy, qui mô nhỏ thì dễ quản lý hơn. He..he..sao bạn kg so thử Đài loan với Tp Hồ Chí Minh thì sẽ hợp lý hơn đấy.

Chia sẻ trang này