Chốt lại 6 tháng tăng 29,4 % múc con nào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 05/07/2024 lúc 15:23.

6692 người đang online, trong đó có 1007 thành viên. 13:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2091 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819
  2. onecent9999

    onecent9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    2.257
    tôi chọn TMB =)) =))
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819
    Nhiệt điện than được huy động cao, cung ứng điện đảm bảo trong 6 tháng đầu năm
    03/07/2024 lúc 15:36 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên

    TCCT 6 tháng đầu năm 2024, hệ thống điện đã huy động cao nguồn nhiệt điện than, các nhà máy thủy điện được huy động theo tình hình thủy văn, nước về các hồ thủy điện và mục tiêu giữ nước để đảm bảo cung ứng đủ điện cho các tháng cao điểm cuối mùa khô năm 2024.
    [​IMG]
    6 tháng đầu năm, tình hình cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân đã được đảm bảo tốt
    Sản lượng điện bình quân ngày tăng 11,3% so với cùng kỳ 2023
    Theo báo cáo của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), trong 6 tháng đầu năm 2024, dù phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như thời tiết nắng nóng, phụ tải và công suất cực đại tăng cao so với cùng kỳ, song với chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và sự chuẩn bị chủ động, vào cuộc quyết liệt của EVN, TKV, PVN, Tổng công ty than Đông Bắc, các đơn vị phát điện, tình hình cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân đã được đảm bảo tốt.

    Công tác vận hành hệ thống điện đã được thực hiện bám sát Kế hoạch vận hành hệ thống do Bộ Công Thương phê duyệt, trong đó huy động cao nguồn nhiệt điện than, các nhà máy thủy điện được huy động theo tình hình thủy văn, nước về các hồ thủy điện và mục tiêu giữ nước để đảm bảo cung ứng đủ điện cho các tháng cao điểm cuối mùa khô năm 2024.

    Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 151,69 tỷ kWh, cao hơn 776 triệu kWh so kế hoạch năm cập nhật tại Quyết định số 924/QĐ-BCT. Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2024 là 833,5 triệu kWh/ngày, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2023.

    Công suất cực đại (Pmax) toàn hệ thống điện là 48.880MW, tăng 7,87% so với cùng kỳ 2023.

    [​IMG]
    Nhiệt điện than được huy động cao để đảm bảo cung ứng điện trong các tháng cao điểm cuối mùa khô năm 2024
    Về huy động các nguồn điện trong 6 tháng đầu năm 2024, các nguồn nhiệt điện than huy động cao hơn 556 triệu kWh, đạt 86,4 tỷ kWh (chiếm khoảng 56,96% tổng sản lượng 6 tháng đầu năm); nhiệt điện dầu huy động cao hơn 88 triệu kWh so với kế hoạch để đáp ứng nhu cầu phụ tải.

    Các nguồn nhiệt điện khí huy động tương đương so với kế hoạch, đạt 13,08 tỷ kWh.

    Đối với nguồn thủy điện, trong 5 tháng đầu năm do tình hình thủy văn nước về kém nên hạn chế huy động và giữ cao mực nước các hồ thủy điện nhằm đảm bảo cung ứng điện miền Bắc. Tháng 6/2024, tình hình thủy văn thuận lợi, sản lượng thủy điện huy động cao hơn 2,454 tỷ kWh, lũy kế 6 tháng đầu năm cao hơn 658 triệu kWh so với kế hoạch. 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng huy động thuỷ điện đạt 28,62 tỷ kWh (chiếm khoảng 18,86% tổng sản lượng 6 tháng đầu năm).

    Mực nước các hồ thủy điện cuối tháng 6/2024 tương ứng với sản lượng điện là xấp xỉ 6,6 tỷ kWh, cao hơn 1,4 tỷ kWh so với kế hoạch năm (trong đó sản lượng các hồ thủy điện miền Bắc xấp xỉ 4,93 tỷ kWh cao hơn 1,04 tỷ kWh so với kế hoạch năm), đáp ứng mục tiêu giữ mực nước cao để đảm bảo cung ứng điện đến cuối mùa khô.

    Các nguồn năng lượng tái tạo được huy động đạt 20,67 tỷ kWh (chiếm khoảng 13,63% tổng sản lượng 6 tháng đầu năm), trong đó nguồn năng lượng gió đạt 6,123 tỷ kWh, điện mặt trời đạt 13,88 tỷ kWh.

    Kịch bản nào cho 6 tháng cuối năm?
    Căn cứ vào diễn biến phụ tải thực tế tháng 6 năm 2024, các bản tin nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong các tháng cuối năm, theo tính toán của EVN, Cục Điều tiết điện lực đánh giá hệ thống điện miền Bắc: cơ bản đáp ứng nhu cầu công suất phụ tải trong 6 tháng cuối năm 2024, tuy nhiên mức độ dự phòng công suất nguồn điện còn thấp.

    Trong tháng 7/2024 với kịch bản thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, trường hợp các nhà máy nhiệt điện than bị sự cố/suy giảm công suất thì hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ không còn dự phòng công suất. Trong trường hợp này sẽ quyết liệt triển khai việc điều hành dịch chuyển nhu cầu phụ tải giữa các giờ cao điểm, đồng thời huy động thêm các nguồn phát Diesel mượn của khách hàng để đảm bảo cung ứng đủ điện.

    Trong giai đoạn tháng 8 - 12, dự phòng công suất hệ thống điện miền Bắc vẫn còn thấp, các đơn vị phát điện cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc đảm bảo duy trì công suất khả dụng và độ sẵn sàng của thiết bị.

    [​IMG]
    Trong tháng 7/2024 với kịch bản thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, trường hợp các nhà máy nhiệt điện than bị sự cố/suy giảm công suất thì hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ không còn dự phòng công suất
    Đối với hệ thống điện miền Nam và miền Trung đáp ứng đủ nhu cầu công suất đỉnh trong cả năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm mạnh, các mỏ khí dừng hoạt động để bảo dưỡng sửa chữa và để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống điện miền Nam, cần thiết huy động các nguồn linh hoạt như chuyển sang chạy bằng nhiên liệu dầu DO, bổ sung khí LNG cho các tổ máy tuabin khí và các tổ máy chạy dầu Cần Thơ, Thủ Đức ... để đáp ứng phụ tải đỉnh cũng như đáp ứng phụ tải cao điểm tối khi nguồn điện mặt trời không phát công suất.

    "Nhìn chung, dự kiến tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm 2024 tương đương so với Kế hoạch năm đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ-BCT ngày 19/04/2024. Việc cung ứng điện cơ bản được đảm bảo", đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819
    Theo báo cáo của TKV, 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn đã sản xuất 20,61 triệu tấn nguyên khai, đạt 53,2% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, than tiêu thụ thực hiện 26,7 triệu tấn. Các lĩnh vực sản xuất alumin, điện, cơ khí, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp... sản xuất ổn định và đạt kế hoạch tiến độ đề ra.

    Doanh thu toàn Tập đoàn 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 88.900 tỷ đồng, đạt 50,7% kế hoạch năm; lợi nhuận đạt gần 1.500 tỷ đồng; nộp ngân sách toàn TKV hơn 13.000 tỷ đồng, bằng 52,2% kế hoạch năm. Tại Quảng Ninh, TKV nộp ngân sách hơn 8.000 tỷ đồng, bằng 51,2% số dự kiến nộp cả năm 2024.

    TMB cả làng nhầm là thằng khai thác than nên bị định giá thấp
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819
    Trong vòng 2 năm, lợi nhuận của công ty đã tăng 6 lần.
    [​IMG]


    CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023 với doanh thu 8.238 tỷ đồng, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn với mức gần 6% còn 7.843 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp tăng 17,6% lên 395 tỷ đồng.

    Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu tài chính ở mức âm 24 tỷ đồng. Dù không thuyết minh rõ nhưng rất có thể đây là khoản lỗ này đến từ việc công ty lỗ tỷ giá. Chi phí tài chính ở mức âm 22,5 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là âm 63 tỷ đồng. Các chi phí khác của công ty không có nhiều thay đổi.

    Kết quả, TMB ghi nhận lợi nhuận ròng hơn 145 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước. EPS tăng từ 7.617 đồng lên 9.677 đồng.

    Lũy kế năm 2023, TMB ghi nhận doanh thu 37.113 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.

    Lợi nhuận trước thuế tăng thêm gần 200 tỷ lên 438 tỷ đồng. Mức lãi này tương đương lợi nhuận 2023 của nhiều ông lớn địa ốc, hạ tầng như Đất Xanh Group (458 tỷ), CII (428 tỷ), Hạ tầng giao thông Đèo Cả - HHV (424 tỷ)..

    Lợi nhuận sau thuế đạt 343,4 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ năm trước. EPS tăng vọt từ mức 12.981 đồng lên 22.893 đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục của đơn vị này kể từ khi thành lập.

    [​IMG]



    Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của TMB đạt 3.940 tỷ đồng, tăng 1.672 tỷ đồng so với số đầu năm. Trong đó, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản của công ty này (70%) là hàng tồn kho ở mức 2.755 tỷ đồng, tăng 755 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ có hơn 27 tỷ đồng tiền mặt.

    Nguồn vốn của công ty được tài trợ chủ yếu bằng nợ vay. Trong đó, nợ vay tài chính của TMB ở mức 2.420 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 734 tỷ đồng.

    Tiền thân của CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin là Tổng Công ty Quản lý và Phân phối Than được thành lập năm 1974, làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về mặt hàng than và phân phối tiêu thụ than theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, cho các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.Công ty hiện là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Hoạt động chủ yếu của công ty là bán than tại địa bàn các tỉnh phía bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819
    Mưa nhiều nhưng miền Bắc vẫn lo thiếu điện
    Thùy Linh
    (NLĐO) - Do mức dự phòng công suất, điện năng thời điểm cuối mùa khô thường ở mức thấp nên miền Bắc vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh tại một số thời điểm

    Theo báo cáo vừa được Bộ Công Thương công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 152,347 tỉ kWh, cao hơn 12,43% so với cùng kỳ năm 2023.

    [​IMG]
    Miền Bắc vẫn đối mặt nguy cơ thiếu điện. Ảnh: EVN

    Trong tháng 6 đầu năm 2024, tình hình thủy văn của các hồ chứa thủy điện khu vực miền Bắc có cải thiện, một số hồ thủy điện đã thực hiện xả nước theo quy trình vận hành. Các nguồn thủy điện đã được tăng huy động theo tình hình thủy văn thực tế.
    Các nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than khu vực miền Bắc, đã được huy động hợp lý để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.

    Kết hợp với giải pháp tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc trong các tháng đầu năm, tình hình cung ứng điện toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2024 đã được thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ, Tết.

    Bộ Công Thương cho biết cuối tháng 6, cơ quan này đã tổ chức họp với EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia rà soát Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia tháng 7-2024. Theo tính toán cập nhật, việc cung ứng điện cơ bản sẽ được đảm bảo trong thời gian còn lại của năm 2024.

    Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho hay đối với khu vực miền Bắc, do mức dự phòng công suất, điện năng thời điểm cuối mùa khô (cuối tháng 6) thường ở mức thấp nên có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh tại một số thời điểm nếu xảy ra sự cố nhiều tổ máy phát lớn hoặc nhu cầu phụ tải tăng cao bất thường.

    Bộ Công Thương cũng đánh giá nhu cầu điện tăng đột biến từ đầu năm 2024 đặt ra yêu cầu cao đối với công tác đảm bảo cung ứng điện.

    Vì vậy, cơ quan này sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát việc cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu), tình hình vận hành các nguồn điện, đôn đốc, chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện các tháng còn lại của năm 2024.

    Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), hệ thống điện miền Bắc cơ bản đáp ứng nhu cầu công suất phụ tải, tuy nhiên mức độ dự phòng công suất nguồn điện còn thấp.

    Trong tháng 7-2024, với kịch bản thời tiết nắng nóng cực đoan kéo dài, trường hợp các nhà máy nhiệt điện than bị sự cố/suy giảm công suất thì hệ thống điện miền Bắc có nguy cơ không còn dự phòng công suất.

    Trong trường hợp này sẽ quyết liệt triển khai việc điều hành dịch chuyển nhu cầu phụ tải giữa các giờ cao điểm, đồng thời huy động thêm các nguồn phát Diesel mượn của khách hàng để đảm bảo cung ứng đủ điện.

    Trong giai đoạn tháng 8 đến tháng 12, dự phòng công suất hệ thống điện miền Bắc vẫn còn thấp, các đơn vị phát điện cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc đảm bảo duy trì công suất khả dụng và độ sẵn sàng của thiết bị.

    Đối với hệ thống điện miền Nam và miền Trung đáp ứng đủ nhu cầu công suất đỉnh trong cả năm 2024.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm mạnh, các mỏ khí dừng hoạt động để bảo dưỡng sửa chữa và để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống điện miền Nam, cần thiết huy động các nguồn linh hoạt như chuyển sang chạy bằng nhiên liệu dầu DO, bổ sung khí LNG cho các tổ máy tuabin khí và các tổ máy chạy dầu Cần Thơ, Thủ Đức... để đáp ứng phụ tải đỉnh cũng như đáp ứng phụ tải cao điểm buổi tối khi nguồn điện mặt trời không phát công suất
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.819

Chia sẻ trang này